Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng

  1. Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. Trường hợp các khoản ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được quyền nhận lại nhưng quá hạn thu hồi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng như đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
  2. Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ theo từng loại, từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại dưới 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; Những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn
    Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng
    d) Đối với tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. Trường hợp có các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ thì phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch). Các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như bất động sản) thì không ghi giảm tài sản mà theo dõi chi tiết trên sổ kế toán (chi tiết tài sản đang thế chấp) và thuyết minh trên Báo cáo tài chính.

Bộ phận nào của cơ quan thuế hướng dẫn chính xác nhất hả bạn, vì mình hỏi người quản lý thì họ không trả lời bạn ạ

Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng

  • 4

Thưa quý khách hàng, MISA đang xem xét vấn đề trên và sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!

Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng

  • 5

Thưa quý khách hàng, Vấn đề này liên quan đến thủ tục thuế nên quý khách hàng liên hệ cơ quan thuế hướng dẫn thủ tục để hỏi và nhận được câu trả lời chính xác nhé. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!

  • 6

A/C cho em hỏi tiền bảo lãnh dự thầu ký quỹ ở ngân hàng và phí bảo lãnh hạch toán N1386/C1121, phí 6422/C1121 phải khôngạ , e hạch toán theo thông tư 113. Em cảm ơn

Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng

  • 7

A/C cho em hỏi tiền bảo lãnh dự thầu ký quỹ ở ngân hàng và phí bảo lãnh hạch toán N1386/C1121, phí 6422/C1121 phải khôngạ , e hạch toán theo thông tư 113. Em cảm ơn

Phí bảo lãnh ngân hàng là gì? Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?…vv. Là những câu hỏi thường gặp trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng
Hạch Toán Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng Như Thế Nào?

1. Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?

Trong giao dịch thương mại sẽ luôn tồn tại hai chủ thể chính là bên mua và bên bán. Mối quan hệ này vẫn diễn ra ổn định cho đến một ngày các chủ thể tham gia nhận thấy các vấn đề bất ổn phát sinh xảy ra nghi ngờ giữa các chủ thể với nhau dẫn đến rủi ro mất hàng hóa, chất lượng hàng hóa không ổn định như trước hoặc mất tiền hàng khi cọc trước, nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng,…vv. ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một bên thứ ba được ra đời để giải quyết các lo lắng, không tin tưởng nhau của các chủ thể, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên nhất là giai đoạn ban đầu gọi là bảo lãnh. Và phí bảo lãnh là loại chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi tham gia dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp được các chi phí đã bỏ ra của ngân hàng đã tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể gánh chịu. Nói cách khác, nếu xét bảo lãnh dưới góc độ là một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh được gọi là giá cả phải trả của dịch vụ đó.

Được căn cứ “Thông tư 07/2015 Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng” áp dụng điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Có nhiều cách thức phân loại bảo lãnh khác nhau:

Theo đối tượng bảo lãnh: sẽ có bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước

Theo hình thức sử dụng: Bảo lãnh vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện

Theo phương thức phát hành: Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp

Theo mục đích: bảo lãnh dự thầu => bảo lãnh thực hiện Hợp đồng => bảo lãnh tạm ứng => bảo lãnh Thanh toán => bảo lãnh bảo hành.

2. Quy trình phát hành bảo lãnh gồm bao nhiêu bước?

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu... Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm, cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng Kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản cố định.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..vv. Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng. Thư bảo lãnh sẽ được ngân hàng chuyển qua cho đối tác.

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng.

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSBĐ, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

3. Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào? Phần phí bảo lãnh, phí chuyển tiền… các bạn hạch toán như sau:

Cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng
Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Nợ TK 6427 – Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác (Những khoản phí, lệ phí nộp vào Ngân sách Nhà nước mới sử dụng TK 6425)

Nợ TK 133

Có TK 1121

4. Kế toán ngân hàng hạch toán cho quá trình bảo lãnh như thế nào?

Kế toán ở giai đoạn nhận bảo lãnh

Trường hợp hợp đồng bảo lãnh sau khi được giám đốc duyệt sẽ chuyển tới kế toán để kiểm soát lại và được lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng theo số tiền bảo lãnh hạch toán như sau:

Nhập: TK 921: Cam kết bảo lãnh cho khách hàng

Với các giấy tờ tài sản được nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố để làm đảm bảo cho khoản bảo lãnh, căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp từ bộ phận nghiệp vụ chuyển sang để lập phiếu Nhập tài khoản ngoại bảng “Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”

Nhập: TK 994 – Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng

Trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng được bảo lãnh phải ký quỹ bảo lãnh thì khách hàng được bảo lãnh phải nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản tiền gửi để ký quỹ. Dựa vào chứng từ ta hạch toán như sau:

Nợ: TK 1011, 4211/khách hàng

Có: TK 4274 – Ký quỹ bảo lãnh

Kế toán khi thu phí bảo lãnh

Nợ: TK 1011, 4211/ khách hàng

Có: TK 488: Doanh thu chờ phân bổ

Định kỳ phân bổ doanh thu vào thu nhập của ngân hàng:

Nợ: TK 488: Doanh thu chờ phân bổ

Có: TK 712 thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

Kế toán giai đoạn hết thời hạn của hợp đồng bảo lãnh

Khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bảo lãnh sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

Trường hợp khách hàng được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho người yêu cầu bảo lãnh thì Ngân hàng không phải trả nợ thay.

Kế toán phải lập phiếu xuất, ghi xuất TK 912 – Cam kết bảo lãnh cho khách hàng, đồng thời trả lại hồ sơ bảo lãnh cho khách hàng.

Nếu trước đây khách hàng có ký quỹ bảo lãnh thì kế toán lập chứng từ để hoàn trả số tiền ký quỹ bảo lãnh cho khách hàng, ghi:

Nợ: TK 4274 – Ký quỹ bảo lãnh.

Có: TK 1011 hoặc 4211

Trả lại tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng

Xuất TK 994 – Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp

Trường hợp khách hàng được bảo lãnh không hoàn thành trách nhiệm thanh toán thì ngân hàng phải trả nợ thay.

Nếu kế toán trả nợ thay, ngân hàng trả nợ thay cho khách hàng được bảo lãnh là chuyển từ hình thức tín dụng bằng chữ ký sang hình thức tín dụng ứng trước, khách hàng được bảo lãnh nhận nợ với ngân hàng. Khi nhận được thông báo của người thụ hưởng về việc đề nghị ngân hàng trả nợ thay, kế toán lập chứng từ, hạch toán như sau:

Xuất TK 921

Nợ: TK 4274 – Số tiền ký quỹ

Nợ: TK 4211 – Số tiền gửi tại NH

Nợ: TK 2411 – Số tiền trả thay

Có: TK 1011, 4211..vv. – Số tiền trả nợ

Sau đó theo dõi, đôn đốc thu nợ và lãi vay như tín dụng thông thường.

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào? Đứng ở các khía cạnh chủ thể khác nhau thì phí bảo lãnh được hạch toán một cách cụ thể khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã giúp bạn nắm rõ được cách hạch toán phí bảo lãnh sao cho phù hợp và chính xác nhất. Chúc các bạn thành công!

5. Một số câu hỏi thường gặp

Phí bảo lãnh là gì?

Phí bảo lãnh là loại chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi tham gia dịch vụ này.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.