Các phương pháp đo góc trong trắc địa

Phương pháp đo góc bằng  máy kinh vĩ

 Để chuẩn bị công tác đo đạc bằng máy kinh vĩ , ta sẽ tiến hành trình tự các bước như sau.

1.     Định tâm máy

Định tâm máy: thực chất  là đưa tâm vành độ ngang vào nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh góc cần đo.

   Người ta thường định tâm bằng quả dọi hoặc bộ phân định tâm quang học. Định tâm quang học chính xác hơn định tâm bằng dây doi. Do vậy người ta có thể dùng dây dọi để định tâm và cân máy trước. Sau đó dùng định tâm quang học để chỉnh vào vị trí chính xác.

2.     Cân bằng máy

 Cân bằng máy là đưa trục chính của máy vào vị trí thẳng đứng. Để làm việc này người ta phải dùng ống thủy dài và ba ốc cân. Trình tự như sau:

-        Để ống thủy song song với hướng đường thẳng nối hai ốc cân. Vặn ngược chiều hai ốc để đưa bọt thủy vào giữa

-        Quay máy khoảng 90 độ  để đưa ống thủy vuông góc với hướng hai ốc cân đã chọn. dùng một ốc cân còn lại chỉnh cho bọt nước vào giữa.

Các động tác trên có thể lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi quay máy ở vị trí bất kỳ bọt nước luôn ở giữa.

1.     Ngắm mục tiêu

Trình tự ngắm như sau:

-        Điều chỉnh kính mắt để đạt vị trí thấy rõ ràng màng dây chữ thập nhất. việc này chỉ làm một lần trước khi đo và tùy thuộc vào thị lực của từng người. Để làm việc này người ta đưa ống kinh ngắm lên bầu trời hoặc đặt một tờ giấy trắng trước kính vật, nhìn vào kính mắt  và điều chỉnh nó sao cho thấy rõ màng dây chữ thập.

-        Ngắm điểm mục tiêu:

+ bắt mục tiêu sơ bộ: nhìn qua bộ phận ngắm sơ bộ gắn trên ống kính[ đầu ruồi,  khe ngắm], quay máy và ống kính để ngắm được điểm mục tiêu. Cố định máy bằng ốc hãm vành độ ngang và ống kính

+ bắt mục tiêu chính xác: ngắm điểm qua ống kính, điều chỉnh kính điều ảnh để thấy rõ điểm ngắm nhất. Dùng các ốc vi động vành độ ngang và vi động ống kính để đưa trung tâm màng dây chữ thập vào đúng mục tiêu cần ngắm

+ Khử hiện tượng thị sai: hơi dịch chuyển mắt sang trái và sang phải ống kinh một ít, nếu thấy ảnh vật hình như cũng bị dịch chuyển sang trái và sang phải so với chỉ đứng màng dây chữ thập thì đó là do có hiện tượng thị sai. Dùng ốc điều ảnh để chỉnh thêm ảnh ngắm cho thật chính xác.

2.     Đọc kết quả

Tùy vào loại kinh vĩ sẽ hiện thị cho ta kết quả dưới hình thức khác nhau:

-Máy kinh vĩ kim loại: ta sẽ đọc kết quả ngay trên vành độ bằng kim loại các trị số kim mức chỉ vào

- Máy kinh vĩ quang cơ: ta sẽ nhìn kết quả qua ống kính, qua gương, các trị số sẽ được hiển thị trên vành độ thủy tinh.

-Máy kinh vĩ điện tử: kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn điện tử gồm cả góc đứng và góc ngang

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 3: DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO TRONG TRẮC ĐỊA GV: Đào Hữu Sĩ Khoa Xây dựng
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG 3 Dụng cụ và phương pháp đo góc - Các loại góc có thể đo - Thiết bị dùng để đo góc Dụng cụ và phương pháp đo dài - Các loại chiều dài - Thiết bị dùng để đo dài Dụng cụ và phương pháp đo cao
  3. §3.1 DỤNG CỤ ĐO GÓC 3.1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI GÓC 3.1.1.1 Góc bằng Góc bằng β hợp bởi hai hướng OA và OB là góc nhị diện hợp bởi 2 mặt phẳng thẳng đứng chứa hai hướng ấy [Hay góc giữa hai hướng OA và OB là góc tạo bởi hình chiếu vuông góc của chúng trên mặt phẳng nằm ngang].
  4. 3.1.1.2 Góc đứng V Góc đứng V của hướng ngắm OM là góc tạo bởi hướng ngắm đó với mặt phẳng ngang VOM = 00 ÷ ±900 M VOM = -VMO Z M V M' O Z V P 3.1.1.3 Góc thiên đỉnh Z Là góc hợp bởi hướng thiên đỉnh với hướng ngắm. Z = 0 ÷ 1800 Quan hệ giữa V và Z: Z + V= 900
  5. 3.1.2 CẤU TẠO MÁY KINH VĨ [THEODOLITE]_ THIẾT BỊ ĐO GÓC Máy kinh vĩ đầu tiên được chế tạo ở Anh vào năm 1730 Máy kinh vĩ là dụng cụ để đo góc bằng và góc đứng. Ngoài ra nó còn có thể dùng đo dài, đo cao với độ chính xác thấp. 3.1.2.1 Nguyên lý cấu tạo Máy kinh vĩ nào cũng có cấu tạo với 3 bộ phận chính: - Bộ phận ngắm [ống kính] - Bộ phận định tâm cân bằng máy: dọi tâm [dây+quả dọi, ống dọi tâm]; ống thăng bằng tròn, thăng bằng dài; 3 ốc cân] - Bộ phận đọc số [bàn độ ngang, bàn độ đứng]
  6. 3.1.2.2 Phân loại máy kinh vĩ a] Theo độ chính xác - Máy kinh vĩ chính xác cao, có sai số trung phương đo góc: mß= ±0.5”÷1.5” - Máy kinh vĩ chính xác: mß = ±2”÷10” - Máy kinh vĩ chính xác thấp: mß = ±15”÷30” b] Theo cấu tạo - Máy kinh vĩ cơ học [kim loại]: Có bàn độ ngang, đứng được cấu tạo bằng kim loại, đọc số trực tiếp bằng mắt thường hoặc kính lúp - Máy kinh vĩ quang học [*]: Có bộ phận số, đọc số: làm bằng hợp chất trong suốt. Đọc số bằng bộ phận kính khuyếch đại. - Máy kinh vĩ điện tử: Các bộ phận đọc số, số làm bằng hợp chất trong suốt Các bàn độ được khắc bằng mã vạch Đọc số trực tiếp trên màn hình Có bộ nhớ lưu số liệu
  7. 3.1.2.3 Cấu tạo máy kinh vĩ kỹ thuật [quang học] Ở đây ta xét cho máy kinh vĩ kỹ thuật [độ chính xác thấp] Cấu tạo của máy có 3 bộ phận chính: - Bộ phận ngắm: Ống kính - Bộ phận đọc số: bàn độ ngang + đứng - Bộ phận định tâm cân bằng máy: Ốc cân, Ống định tâm, Ống thủy.
  8. a] Cấu tạo ống kính: Gồm 4 thành phần - Kính vật OÁc ñieàu quang Löôùi chæ Kính vaät Kính maét - Kính mắt - Ốc điều quang - Hệ lưới chỉ Heä thaáu kính phaân kyø - Trục ngắm: là trục đi qua quang tâm kính vật và giao điểm hệ lưới chỉ ngắm. - Trục quang học: đường nối quang tâm kính vật và kính mắt - Trục hình học: là trục đối xứng của ống kim loại. Độ phóng đại ống kính: : VX = α/ ß = fV/fM Trong đó: α, ß _ là góc nhìn qua ống kính, góc nhìn bằng mắt thường của cùng một vật. Lưu ý: Mắt người bình thường, khoảng cách tối thiểu để nhìn rõ một vật là 25cm, góc nhìn 60”.
  9. b] Cấu tạo bộ phận đọc số. • Bàn độ ngang: - Đứng yên khi máy xoay quanh trục đứng - Khắc vạch từ 00 ÷ 3600 theo chiều kim đồng hồ • Bàn độ đứng: - Chuyển động cùng ống kính - Khắc vạch từ 00 ÷ 3600 hoặc khắc đối xứng qua tâm [00 ÷ 900] Thường bộ phận đọc số có thang chính [chia đến độ] thang phụ [chia đến phút] Độ chính xác đọc số: phụ thuộc vào sai số ước lượng
  10. Bộ phận đọc số của máy KV 3T5K khi nhìn qua kính hiển vi

Page 2

YOMEDIA

Góc bằng β hợp bởi hai hướng OA và OB là góc nhị diện hợp bởi 2 mặt phẳng thẳng đứng chứa hai hướng ấy [Hay góc giữa hai hướng OA và OB là góc tạo bởi hình chiếu vuông góc của chúng trên mặt phẳng nằm ngang].

03-04-2011 500 125

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

  • Máy kinh vĩ là thiết bị đo đạc được dùng phổ biến trong trắc địa. Với những thiết kế thông minh và công nghệ tiên tiến đã tạo ra một bước đột phá mới cho ngành đo đạc bản đồ, mang lại hiệu suất cao và những kết quả vô cùng chính xác.
  • Máy kinh vĩ có rất nhiều tính năng tiện ích và dễ sử dụng đặc biệt với tính năng đo góc. Hướng dẫn đo góc bằng máy kinh vĩ  nhằm giúp các bạn dễ dàng trong quá trình thi công cần bẻ góc hoặc tính một góc nào đó trên công trình.

Để đảm bảo tính hiệu quả cần phải tìm hiểu kĩ về cách sử dụng máy kinh vĩ đúng cách để chính xác, tránh sai số

  • Cân máy: Sau khi đặt máy lên chân máy và khóa chốt nối máy với chân máy, tiến hành cân máy theo 4 bước sau

                               Bước B3 và B4 được lặp lại nhiều lần cho đến khi nào cả tâm đúng và bọt thủy dài vào giữa.

  • Ngắm bắt sao tiêu: Thao tác chuẩn để ngắm bắt được mục tiêu bao gồm hai bước sau:
 
  • Đưa bàn độ ngang [H] về giá trị 0000’00”:
                          - Nhìn vào ống kính màn hình đọc góc;
                          - Điều chỉnh du xích đưa phút giây về 0 trước;
                          - Lùa bàn độ ngang tìm 0 độ và khóa bán phần lại;
                          - Điều chỉnh Ốc vi cấp bán phần cho 0 độ vào giữa.
Sau khi đưa H về 0000’00” ta được như hình dưới

 
  • Xác định MO: MO là số dọc trên bàn đứng khi ống kính nằm ngang.
                       - Để ống kính thuận, ngắm điểm A, đọc số đọc trên bàn độ đứng ta được T;
                       - Mở khóa ống kính, đảo kính lại, cũng ngắm điểm A, đọc số đọc trên bàn độ đứng ta được P.
                       - Tính OM theo công thức sau:

  • Xác định sai số 2C: Sai số 2C là sai số về góc do trục ống kính không vuông góc với quay nằm ngang của ống kính.
  • Xác định sai số 2i: Sai số 2i là sai số về góc do quay nằm ngang của ống kính không vuông góc với trục thẳng đứng của máy.
  • Mỗi lần đo có hai nửa lần đo: Nửa lần thuận kính và nửa lần đo đảo kính.
  • Qua mỗi lần đo giá trị khởi đầu trên bàn độ được xê dịch đi 1800/n [n là số lần đo góc]
  • Các bước đo góc lần 1 góc BAC:
                          - Vị trí thuận kính, đưa bàn độ ngang H về 0000’00”. Sau khi đưa về 0, chỉ có Bán phần khóa;
                          - Ngắm B [ngắm hướng bên trái trước], đọc được Bt = 0000’00”;
                          - Mở Ốc khóa bán phần, quay máy và ngắm C và đọc được Ct;
                          - Mở Ốc khóa ống kính, đảo kính nửa vòng và mở Ốc khóa bán phần quay máy qua ngắm và đọc B, ta được Bđ;
                          - Mở Ốc khóa bán phần quay máy ngắm C và đọc được Cđ;
  • Tương tự như vậy đo lần 2. Nhưng đưa bàn độ ngang về giá trị có xê dịch đi 1800/n.

 

  4a. Đo góc đứng:
  • Vị trí thuận kính, ngắm điểm đo và đọc bàn độ đứng ta được Z.
  • Tính góc đứng theo công thức sau: v = MO - Z
4b. Đo cao lượng giác:
  • Vị trí thuận kính, đo chiều cao máy i; dựng mia vào vị trí đo cao, quay máy ngắm mia, đọc ba chỉ trên mia gồm chi trên [cT], giữa [cG] và dưới [cD] và đọc bàn độ đứng ta được Z.
  • Các công thức tính cao độ theo PP. lượng giác:

v = MO – Z ; D = [cT – cD] x 100 x Cos2v hAB = i + D x tgv – cG ; HB = HA + hAB

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ điện tử trong đo góc, hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong công tác đo đạc trắc địa. Để đặt mua máy kinh vĩ chất lượng với mức giá tốt nhất vui lòng liên hệ ngay với công ty đo đạc Địa Long chúng tôi theo Hotline: 0937 789 112 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Khách hàng có thể xem thêm các máy kinh vĩ điện tử và các loại máy đo đạc khác mà Địa Long cung cấp trên Website: //dodacvienthong.com/. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề