Các dạng toán đồ thị hàm số 9 nâng cao

Kho bài tập hàm số bậc nhất lớp 9 đa dạng dưới đây giúp các bạn cũng cố kiến thức về hàm số bậc nhất ôn thi vào 10. Tại đây pqt.edu.vn cũng trình bày lý thuyết cần nắm để làm tốt các bài tập về hàm số bậc nhất y = ax + b

Xem thêm: Dạng bài toán chuyển động của vật kèm bài tập có đáp án

1. Định nghĩa hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0.

Khi b = 0 hàm số có dạng y = ax.

2. Điều kiện của hàm số bậc nhất Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R

3. Tính chất đồng biến nghịch biến của hàm bậc nhất – Hàm số bậc nhất đồng biến trên R nếu a > 0 – Hàm số bậc nhất nghịch biến trên R nếu a < 0

4. Đồ thị của hàm số bậc nhất

Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0.) là một đường thẳng có hệ số góc bằng a

Đồ thị của hàm số y = ax + b, (a≠0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax nếu b≠0 và trùng với đường thẳng y = ax nếu b=0.

Lưu ý rằng đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b, (a≠0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b, b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.

5. Sự tương giao của đồ thị hàm số bậc nhất

Cho hai đường thẳng (d1): y = ax + b và (d’): y = a’x + b’

– (d) // (d’) tương đương a = a’ và b ≠ b’

– (d) cắt (d’) tương đương a = a’

– (d) trùng (d’) tương đương a = a’ và b = b’

Các dạng toán thường gặp về hàm số bậc nhất

Dạng 1. Xác định tọa độ giao điểm.

Để tìm điểm M(x0;y0) là giao điểm của đường thẳng (d): y = kx + h và (d’): y = k’x + h’ thì ta giải hệ phương trình của 2 đường thẳng đó.

Dạng 2. Hàm số bậc nhất chứa tham số m

– Tìm m để hai đường thẳng (d), (d’) thỏa mãn điều kiện song song, vuông góc, trùng nhau

– Tìm m để các đường thẳng thỏa mãn điều kiện đồng quy

– Tìm m để đường thẳng (d) thỏa mãn điều kiện về khoảng cách

– Tìm m để đường thẳng (d) cắt hai trục tọa độ thỏa mãn điều kiện về tam giác.

Dạng 3. Tương giao giữa đồ thị hàm số bậc nhất và hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

Ngoài ra tại Đề cương ôn thi vào 10 môn toán bạn cũng có thể tìm thấy chuyên đề về hàm số bậc nhất này và các chuyên đề quan trọng khác trong ôn thi toán vào 10

Bài tập hàm số bậc nhất lớp 9

Các bài tập hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) dưới đây sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục các dạng bài mới phong phú hơn giúp bạn đọc có nguồn tham khảo thật sự hữu ích

Về hướng dẫn giải các câu hỏi đó mời bạn xem ở trên kênh Youtube sẽ sinh động hơn

Ngoài ra tại website pqt.edu.vn có rất nhiều tài liệu thiết thực các môn học của chương trình THCS, mời bạn nán lại tham khảo thêm.

Ví dụ chuyên mục có thể bạn quan tâm là: Đề thi toán vào 10

Dưới đây là file pdf lý thuyết và bài tập hàm số bậc nhất, để tải file word vui lòng chọn nút download bên dưới cùng của bài này

Ngày đăng: 25/11/2019

Cộng đồng zalo giải đáo bài tập

Các bạn học sinh tham gia nhóm zalo để trao đổi giải đáp bài tập nhé

Con sinh năm 2009 https://zalo.me/g/cieyke829 Con sinh năm 2010 https://zalo.me/g/seyfiw173 Con sinh năm 2011 https://zalo.me/g/jldjoj592 Con sinh năm 2012 https://zalo.me/g/ormbwj717 Con sinh năm 2013 https://zalo.me/g/lxfwgf190 Con sinh năm 2014 https://zalo.me/g/bmlfsd967 Con sinh năm 2015 https://zalo.me/g/klszcb046

CHUYÊN ĐỀ: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN

I – Kiến thức cần nhớ

1, Định nghĩa

- Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức $y=ax+b$ trong đó $a;b$ là các số cho trước và $a\ne 0.$

- Đặc biệt, khi $b=0$ thì hàm số có dạng $y=ax.$

2, Tính chất

- Hàm số bậc nhất $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ xác định với mọi giá trị của $x\in \mathbb{R}$.

- Hàm số đồng biến khi $a>0$

- Hàm số nghịch biến khi $a<0$.

3, Đồ thị

- Đồ thị của hàm số $y=ax+b$ $\left( a\ne 0 \right)$ là một đường thẳng:

+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $b;$

+ Song song với đường thẳng $y=ax$ khi $b\ne 0$

+ Trùng với đường thẳng $y=ax$ khi $b=0$

- Chú ý: Đồ thị hàm số $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ còn được gọi là đường thẳng $y=ax+b$; $a$ được gọi là hệ số góc của đường thẳng ; $b$ được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.

4, Góc tạo bởi đồ thị hàm số bậc nhất và trục $Ox$

- Gọi $\alpha $ là góc tạo bởi đường thẳng $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ và trục $Ox$.

+ Nếu $\alpha <{{90}^{0}}$ thì $a>0$.

+ Nếu $\alpha >{{90}^{0}}$ thì $a<0$.

5, Vị trí tương đôi của hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng $\left( {{d}_{1}} \right):y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}}$ và $\left( {{d}_{2}} \right):y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}},$ trong đó ${{a}_{1}},\,\,{{a}_{2}}\,\,\ne 0$

- $\left( {{d}_{1}} \right)$ cắt $\left( {{d}_{2}} \right)$ $\Leftrightarrow {{a}_{1}}\ne {{a}_{2}}$

- $\left( {{d}_{1}} \right)//\left( {{d}_{2}} \right)\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}\ne {{b}_{2}} \\ \end{align} \right.$

- $\left( {{d}_{1}} \right)\,$ trùng với $\left( {{d}_{2}} \right)$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}={{b}_{2}} \\ \end{align} \right.$

- $\left( {{d}_{1}} \right)\bot \left( {{d}_{2}} \right)\Leftrightarrow {{a}_{1}}.{{a}_{2}}=-1$

II – Bài tập vận dụng

Đề bài. Cho hàm số bậc nhất $y=\left( m-2 \right)x+m+3\,\,\,\left( d \right)$

  1. Tìm $m$ để hàm số đồng biến.
  1. Tìm $m$ để hàm số nghịch biến.
  1. Tìm $m$ để $\left( d \right)$ đi qua điểm $A\left( 1;2 \right)$
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số song song với đường thẳng $y=3x-3+m\,\,\left( {{d}_{1}} \right)$
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số đã cho vuông góc với đường thẳng $\left( {{d}_{2}} \right)$ $y=2x+1$.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số $\left( {{d}_{3}} \right)y=-x+2;\,\,\left( {{d}_{4}} \right)y=2x-1;\,\left( d \right)\,y=\left( m-2 \right)x+m+3$ đồng quy.
  1. Tìm $m$ biết $\left( d \right)$ tạo với trục hoành một góc ${{45}^{0}}.$
  1. Tìm $m$ biết $\left( d \right)$ tạo với trục hoành một góc ${{150}^{0}}.$
  1. Tìm $m$ để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng $\left( d \right)$ bằng 1.
  1. Tìm $m$ để $\left( d \right)$ cắt $Ox,\,\,Oy$ tạo thành tam giác có diện tích bằng 2.
  1. Chứng minh rằng với mọi giá trị của $m$ thì đường thẳng $\left( d \right)$ luôn đi qua một điểm cố định. Tìm điểm cố định đó.

Bài giải

  1. Hàm số $y=\left( m-2 \right)x+m+3$ đồng biến

$\Leftrightarrow m-2>0$

$\Leftrightarrow m>2$

  1. Hàm số $y=\left( m-2 \right)x+m+3$ nghịch biến

$\Leftrightarrow m-2<0$

$\Leftrightarrow m<2$

  1. Để đường thẳng $\left( d \right)$ đi qua điểm $A\left( 1;2 \right)$

$\Leftrightarrow 2=\left( m-2 \right).1+m+3$

$\Leftrightarrow 2=2m+1$

$\Leftrightarrow 2m=1$

$\Leftrightarrow m=\frac{1}{2}$

  1. Để $\left( d \right)//\left( {{d}_{1}} \right)$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m-2=3 \\ & m+3\ne -3+m \\ \end{align} \right.$

$\Leftrightarrow m=5$

  1. Để $\left( d \right)\,\,\bot \,\,\left( {{d}_{2}} \right)$

$\Leftrightarrow 2\left( m-2 \right)=-1$

$\Leftrightarrow m-2=-\frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow m=\frac{3}{2}$

  1. Đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3

$\Leftrightarrow \left( d \right)$ đi qua điểm $M\left( 3;0 \right)$

$\Leftrightarrow 0=3\left( m-2 \right)+m+3$

$\Leftrightarrow 0=3m-6+m+3$

$\Leftrightarrow 4m=3$

$\Leftrightarrow m=\frac{3}{4}$

  1. Đồ thị hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3

$\Leftrightarrow \left( d \right)$ đi qua điểm $N\left( 0;3 \right)$

$\Leftrightarrow 3=\left( m-2 \right).0+m+3$

$\Leftrightarrow m=0$

  1. Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( {{d}_{3}} \right)$ và $\left( {{d}_{4}} \right)$ là:

$-x+2=2x-1$

$\Leftrightarrow 3x=3$

$\Leftrightarrow x=1$

$\Rightarrow y=-1+2=1$

$\Rightarrow \left( {{d}_{3}} \right)$ cắt $\left( {{d}_{4}} \right)$ tại điểm $B\left( 1;1 \right)$

Để $\left( d \right),\,\,\left( {{d}_{3}} \right),\,\,\left( {{d}_{4}} \right)$ đồng quy thì $\left( d \right)$ phải đi qua điểm $B$

$\Leftrightarrow 1=\left( m-2 \right).1+m+3$

$\Leftrightarrow 1=2m+1$

$\Leftrightarrow 2m=0$

$\Leftrightarrow m=0$

i)

Các dạng toán đồ thị hàm số 9 nâng cao

Vì $\left( d \right)$ tạo với trục $Ox$ một góc ${{45}^{0}}$ nên ta có: $m-2>0$

$\Leftrightarrow m>2$

Đồ thị hàm số $\left( d \right)$cắt$Ox$ tại điểm $E\left( \frac{-m-3}{m-2};0 \right)$ và cắt trục $Oy$ tại điểm $F\left( 0;\,m+3 \right)$

Ta có góc tạo bởi $\left( d \right)$ và trục $Ox$ là: $\widehat{OEF}$

Ta có: $\tan \widehat{OEF}=\frac{OF}{OE}$

$\Rightarrow \tan {{45}^{0}}=\left| \frac{m+3}{\frac{-m-3}{m-2}} \right|=\left| m-2 \right|$

$\Leftrightarrow \left| m-2 \right|=1$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m-2=1 \\ & m-2=-1 \\ \end{align} \right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=3\,\,\,(tm) \\ & m=1\,\,\,(l) \\ \end{align} \right.$

Vậy $m=3$

j)

Các dạng toán đồ thị hàm số 9 nâng cao

Vì $\left( d \right)$ tạo với trục $Ox$ một góc ${{150}^{0}}$ nên $m-2<0$

$\Leftrightarrow m<2$

Đồ thị hàm số $\left( d \right)$cắt$Ox$ tại điểm $E\left( \frac{-m-3}{m-2};0 \right)$ và cắt trục $Oy$ tại điểm $F\left( 0;\,m+3 \right)$

Góc tạo bởi $\left( d \right)$ và trục $Ox$ là $\widehat{FEx}$

$\Rightarrow \widehat{FEx}={{150}^{0}}$

$\Rightarrow \widehat{OEF}={{180}{0}}-{{150}{0}}={{30}^{0}}$

$\tan \widehat{OEF}=\frac{OF}{OE}$

$\Rightarrow \tan {{30}^{0}}=\frac{\left| m+3 \right|}{\left| \frac{-m-3}{m-2} \right|}=\left| m-2 \right|$

$\Leftrightarrow \left| m-2 \right|=\frac{\sqrt{3}}{3}$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{*{35}{l}} \text{ }\!\!~\!\!\text{ } & m-2=\frac{\sqrt{3}}{3} \\ \text{ }\!\!~\!\!\text{ } & m-2=-\frac{\sqrt{3}}{3} \\\end{array} \right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=2+\frac{\sqrt{3}}{3}(l) \\ & m=2-\frac{\sqrt{3}}{3}(tm) \\ \end{align} \right.$

Vậy $m=2-\frac{\sqrt{3}}{3}$

k)

Các dạng toán đồ thị hàm số 9 nâng cao

Gọi $H$ là chân đường vuông góc kẻ từ $O$ đến $\left( d \right)$

Khi đó khoảng cách từ $O$ đến $\left( d \right)$ là $OH$

Áp dụng hệ thức lượng trong $\Delta OEF$ vuông tại $O$ , đường cao $AH$ ta có:

$\frac{1}{O{{H}{2}}}=\frac{1}{O{{E}{2}}}+\frac{1}{O{{F}^{2}}}$

$\frac{1}{{{1}{1}}}=\frac{{{\left( m-2 \right)}{2}}}{{{\left( m+3 \right)}{2}}}+\frac{1}{{{\left( m+3 \right)}{2}}}$

$\Rightarrow {{\left( m-2 \right)}{2}}+1={{\left( m+3 \right)}{2}}$

$\Leftrightarrow {{m}{2}}-4m+4+1={{m}{2}}+6m+9$

$\Leftrightarrow 10m=-4$

$\Leftrightarrow m=-\frac{2}{5}$

  1. ${{S}_{OEF}}=\frac{1}{2}OE.OF$

$\Rightarrow OE.OF=2{{S}_{OEF}}$

$\Rightarrow \left| \frac{-m-3}{m-2} \right|.\left| m+3 \right|=2.2$

$\Leftrightarrow \left| \frac{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}{m-2} \right|=4$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & \frac{{{\left( m+3 \right)}{2}}}{m-2}=4 \\ & \frac{{{\left( m+3 \right)}{2}}}{m-2}=-4 \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{\left( m+3 \right)}{2}}=4\left( m-2 \right) \\ & {{\left( m+3 \right)}{2}}=-4\left( m-2 \right) \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{m}{2}}+6m+9=4m-8 \\ & {{m}{2}}+6m+9=-4m+8 \\ \end{align} \right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{m}{2}}+2m+17=0\,\, \\ & {{m}{2}}+10m+1=0 \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=-5-2\sqrt{6} \\ & m=-5+2\sqrt{6} \\ \end{align} \right.$ (Phương trình đầu tiên là vô nghiệm)

  1. Gọi điểm $N\left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} \right)$ là điểm cố định mà đường thẳng $\left( d \right)$ luôn đi qua với mọi $m$

$\Leftrightarrow {{y}_{0}}=\left( m-2 \right){{x}_{0}}+m+3$ với mọi $m$

$\Leftrightarrow {{y}_{0}}=m{{x}_{0}}-2{{x}_{0}}+m+3$ với mọi $m$

$\Leftrightarrow m\left( {{x}_{0}}+1 \right)=2{{x}_{0}}+{{y}_{0}}-3$ với mọi $m$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 2{{x}_{0}}+{{y}_{0}}-3=0 \\ & {{x}_{0}}+1=0 \\ \end{align} \right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{x}_{0}}=-1 \\ & {{y}_{0}}=5 \\ \end{align} \right.$

$\Rightarrow N\left( -1;5 \right)$

III – Bài tập luyện tập

Bài 1. Cho hàm số $y=\left( m+5 \right)x+2m-10$

  1. Với giá trị nào của $m$ thì $y$ là hàm số bậc nhất.
  1. Với giá trị nào của $m$ thì hàm số đồng biến.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số đi qua điểm $A\left( 2;3 \right)$.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.
  1. Tìm $m$ để đồ thị hàm số đi qua điểm 10 trên trục hoành.

Bài 2. Cho hàm số $y=\left( 2m+3 \right)x-2+m$

  1. Tìm $m$ để hàm số đồng biến ? Nghịch biến ?
  1. Tìm $m$ biết đồ thị hàm số trên song song với đường thẳng $y=-5x+3\,\,?$

Vuông góc với đường thẳng $x-2y+1=0?$

  1. Tìm $m$ biết đồ thị hàm số và hai đường thẳng $y=-2x+3$ và $y=x-5$ đồng quy.

Bài 3. Cho $\left( d \right):y=\left( m-2 \right)x+2$

  1. Chứng minh rằng khi $m$ thay đổi thì $\left( d \right)$ luôn đi qua một điểm cố định.
  1. Tìm $m$ để khoảng cách từ gốc tọa độ đến $\left( d \right)$ bằng 1.
  1. Tìm $m$ để đường thẳng $\left( d \right)$ tạo với các trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng 2.

Bài 4. Cho hàm số $y=\left( 2-m \right)x+m-1\,\,\,\,\,\left( 1 \right).$ Với giá trị nào của $m$ thì:

  1. Hàm số (1) là hàm số bậc nhất.
  1. Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ.
  1. Đồ thị hàm số tạo với trục $Ox$ một góc $\alpha ={{30}^{0}}$.
  1. Chứng minh rằng với mọi giá trị của $m$ họ các đường thẳng xác định bởi hàm số (1) luôn đi qua một điểm cố định. Hãy xác định tọa độ điểm cố định đó?

Bài 5. Cho hàm số $y=-x-3\,\,\,\left( {{d}_{1}} \right)$ và $y=3x+1\,\,\left( {{d}_{2}} \right)$

  1. Vẽ đồ thị hàm số $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
  1. Gọi $B$ và $C$ lần lượt là giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ với trục hoành. $A$ là giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$. Tính chu vi và diện tích $\Delta ABC.$
  1. Tìm góc tạo bởi $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ với trục $Ox$ (làm tròn đến phút).