Các Chương trình nghiên cứu khoa học

Tôi muốn làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu?

Tôi không biết chọn đề tài nào để làm?

Tôi phải làm gì để tìm được đề tài nghiên cứu?

Tôi đã mất nhiều thời gian mà vẫn chưa tìm ra được đề tài nghiên cứu?...

Hầu như những ai đã từng bắt đầu nghiên cứu khoa học cũng thường gặp khó khăn và phải tìm kiếm câu trả lời cho rất nhiều những câu hỏi như vậy. Thậm chí có những người vì không thể vượt qua giai đoạn này đã từ bỏ luôn ý định nghiên cứu khoa học.

Đối với các bạn sinh viên cũng vậy, có thể nói việc tìm kiếm được một đề tài nghiên cứu khoa học để thực hiện quả thật không phải dễ dàng, nhất là đối với những bạn lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học.

Vậy làm thế nào để sinh viên có thể vượt qua giai đoạn này, để có thể tự tin bước tiếp trong chặng đường nghiên cứu khoa học.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải mã những “vật cản” này nhé.

Đầu tiên là vấn đề về thời gian?

Các nhóm nghiên cứu thường bảo rằng mình đã đầu tư nhiều thời gian nhưng không thu được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cần suy xét kĩ việc này. Phải chăng là thời gian dài nhưng các thành viên trong nhóm không thật sự chú tâm và tập trung vào công việc chính là tìm kiếm đề tài, cho đến khi thời gian trôi qua quá lâu thì ý định nghiên cứu khoa học cũng trở nên xa rời hơn.

Để khắc phục điều này, các nhóm nghiên cứu cần đặt mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu và cần có lộ trình làm việc nhóm cụ thể cũng như các thành viên nhóm nghiên cứu phải thường xuyên giữ liên lạc và “chất vấn” lẫn nhau, nhất là đối với trưởng nhóm.

Tiếp đến là việc sinh viên thấy có quá nhiều vấn đề để nghiên cứu và không biết nên chọn vấn đề nào?

Khi mới bắt đầu nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể chưa biết mình thực sự yêu thích hay quan tâm đến vấn đề nào, vì vậy sinh viên sẽ cảm thấy như đang “bơi” trong nhiều mảng vấn đề quá lớn, và không biết nên chọn đề tài nào để tập trung vào nghiên cứu.

Vì thế để thoát ra được vòng luẩn quẩn này, sinh viên cần xác định được lĩnh vực mình thực sự quan tâm. Trong một lĩnh vực lớn sẽ có những vấn đề nhỏ. Tìm hiểu sâu vào những mảng vấn đề nhỏ để thực sự hiểu hơn những vấn đề đó, như vậy là bạn đã thu hẹp được vấn đề lớn, lúc này việc lựa chọn đề tài nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn.

Ví dụ, bạn muốn nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, lĩnh vực này sẽ có nhiều mảng vấn đề như văn hóa du lịch, quản trị du lịch và lữ hành, khách sạn - nhà hàng,….bạn muốn quan tâm đến vấn đề về quản trị du lịch và lữ hành, vậy bạn sẽ cần tìm hiểu về sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch, marketing du lịch,…bạn thích marketing du lịch nhất, vậy thì sẽ tìm hiểu sâu hơn về nó để tìm ra những vấn đề nhỏ như là thương hiệu du lịch, nghiên cứu thị trường du lịch, truyền thông du lịch, các mô hình marketing du lịch,..bạn lại tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vào các vấn đề nhỏ này cho đến khi tìm được vấn đề mình tâm đắc và muốn khám phá nó. Đây là một cách tiếp cận.

Hướng tiếp cận khác là bạn đã có được một ý tưởng nghiên cứu, nhưng lo lắng không biết ý tưởng này có thể tiến hành để làm đề tại nghiên cứu khoa học được hay không? Bạn sẽ bắt đầu triển khai ý tưởng này như thế nào? Vậy thì bạn hãy cân nhắc những vấn đề sau đây.

Vấn đề thứ nhất là tính khoa học của đề tài, đây có thể được coi là tiêu chí cơ bản nhất khi lựa chọn một đề tài nghiên cứu khoa học. Tính khoa học của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng việc đề tài phải có cơ sở lý luận rõ ràng, vững chắc. Cơ sở lý được hiểu là những lý thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Những lý thuyết này là cơ sở nền tảng để đảm bảo các nội dung trong công trình nghiên cứu có sự logic, liền mạch, khoa học và thuyết phục. Nếu đề tài của bạn không đáp ứng được yêu cầu này, tức là không tìm được khung cơ sở lý luận liên quan thì cần xem xét lại trước khi chốt đề tài để nghiên cứu sâu.

Vấn đề thứ hai là tính mới của đề tài, một công trình nghiên cứu khoa học bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu này vì nghiên cứu khoa học chính là chính là hành trình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi và tìm ra những điều mới. Tính mới của đề tài thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ. Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã được phát hiện mới, nhưng người nghiên cứu vẫn còn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn.

Tính mới được chia làm ba cấp độ:

+ Hoàn toàn mới: khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước đến nay không được giải quyết.

+ Mới: khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình thành lí luận, phương pháp, công nghệ mới…đem lại hiệu quả cao hơn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.

+ Mới ở phạm vi nhất định: cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa học đã được giải quyết về cơ bản.

Vấn đề thứ ba là tính cấp thiết của đề tài. Đề tài phải có tính cấp thiết đối với thời điểm tiến hành nghiên cứu. Vấn đề đang là điểm “nóng” cần thiết phải giải quyết và giải quyết được nó sẽ đem lại giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn, đóng góp cho sự phát triển của khoa học và đời sống.

Thứ tư là tính khả thi của đề tài. Đây chính là điều kiện thực tế để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tính khả thi của đề tài được biểu hiện bằng việc: có thể tiếp cận được nguồn tài liệu có cơ sở lý luận liên quan; có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu muốn thu thập. Thông thường các công trình nghiên cứu khoa học bắt buộc phải có nguồn dữ liệu dạng số để tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu (đối với nghiên cứu định tính) và để phục vụ chạy mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng), vì thế nếu đề tài của bạn không có khả năng tiếp cận các nguồn dữ liệu này thì có thể nói là đề tài của bạn không có tính khả thi

Trên đây là một số gợi ý cơ bản dành cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ ấp ủ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Khó khăn là đương nhiên, trở ngại có thể nhiều, thế nhưng nếu bạn thực sự yêu thích và mong muốn khám phá những chân trời tri thức mới cộng hưởng với đó là quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, chắc chắc các bạn sẽ thành công, bởi vì: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”./.

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

Ths. Nguyễn Thị Thúy Ngân – Giảng viên Khoa Du lịch

Trong bài viết này Luận Văn Việt xin chia sẻ một vài vấn đề mang tính tổng quan về nghiên cứu khoa học như khái niệm, các bước thực hiện, các hình thức tổ chức để bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu khoa học là gì và những lưu ý khi chọn đề tài.

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

Lợi ích của nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teamwork)….

Bạn cũng sẽ có được niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn được cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!

Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..

2. Các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Các bước cần thiết để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học là gì? Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:

2.1. Tìm ý tưởng

Bạn có thể tìm ý tưởng đề tài từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

2.2. Xác định hướng nghiên cứu

Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này. 

2.3. Chọn tên đề tài

Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

2.4. Lập đề cương

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đề cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu)
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

>>>Tìm hiểu ngay Phương pháp luận là gì, phân loại các phương pháp luận thường gặp trong nghiên cứu khoa học<<<

2.5. Tham khảo ý kiến của giảng viên

Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên đẻ họ tư vấn cho bạn! Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé!

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

3. Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học

3.1. Đề tài

Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

Đề tài định hướng chủ yếu vào việc trả lời những câu hỏi mang ý nghĩa học thuật là chủ yếu, nhằm làm hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học, có thể chưa quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tế.

3.2. Dự án

Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng cụ thể về kinh tế và xã hội; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực. Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án thường không định hướng nhiều vào ý nghĩa học thuật, mà chủ yếu nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể trong hoạt động thực tế.

3.3. Chương trình

Chương trình là một tập hợp các đề tài và/hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Các đề tài và /hoặc dự án này có thể mang tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài/dự án có thể không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc về trình tự và hạn định thời gian, nhưng những nội dung đặt ra trong một chương trình thì đòi hỏi một cơ cấu đồng bộ, có sự hỗ trợ nhau giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn.

Tham khảo ngay CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC để lựa chọn cho mình phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất.

4. Lưu ý khi chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu: 

Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này.

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

Xem thêm:  Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu khoa học chi tiết nhất

Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các cấp độ quan trọng sau: 

– Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo một số nội dung sau:

  • Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không?
  • Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như thế nào? 

– Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không ? Điều kiện nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời gian và năng lực, sở trường của những người tham gia.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu khoa học là gì, cách bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915686999 để được hỗ trợ trực tiếp.

Các Chương trình nghiên cứu khoa học

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!