Các biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Thu hồi nợ theo thỏa thuận
  • 2. Bán khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay

Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, Luật Minh Khuê xin trao đổi như sau:

1. Thu hồi nợ theo thỏa thuận

Thu hồi nợ theo thỏa thuận được hiểu đơn giản làkhông thông qua hoạt động tố tụng tài phán tại tòa án hoặc các cơ quan tố tụngkhác theo quy định của pháp luật.

Các quy định hiện hành có đề cập công tác giám sát, thu hồi nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay như một trách nhiệm quan trọng của chính các tổ chức tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng đến từ các nguồn giao dịch khác của ngân hàng [đầu tư, mua bán tài sản không liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay], cuốn sách này không đề cập.

Nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng cho vay trước hết phải do bên vay tự giác thực hiện, song không phải bên vay lúc nào cũng nghiêm túc chấp hành. Bằng biện pháp nghiệp vụ như nhắc nợ, yêu cầu bên vay đối chiếu, có kế hoạch trả nợ cụ thể, thu giữ tài sản bảo đảm... Các tổ chức tín dụng bước đầu tiến hành các nghiệp vụ thu hồi tiền vay.

Trong các hợp đồng cho vay được tác giả tiếp cận, nhìn chung đều thể hiện điều khoản thu hồi nợ, nhưng phần lớn vẫn chưa được đầy đủ, rõ ràng, chưa phù hợp với các quy định nên không được bên vay tự giác thực thi khi phát sinh nợ.

Ví dụ: Hợp đồng tín dụng hạn mức số 0443/2016/200 ký ngày 14/6/2016 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần NA với Công ty trách nhiệm hữu hạn GRA, tại điểm a, khoản 3 Phụ lục A có ghi như sau:

>> Xem thêm: Mẫu Hợp đồng cho vay tiền, vay tài sản mới nhất năm 2022

“Khi đến ngày đáo hạn hoặc đến kỳ hạn trả nợ, nếu bên vay không trả nợ... đầy đủ kịp thời, ngân hàng được toàn quyền trích tài khoản tiền gửi của bên vay mở tại ngân hàng hoặc tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác [nếu có] để thu nợ”.

Với điều khoản thu nợ từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm [có khoản vay thấp hơn hoặc bằng tổng giá trị sổ tiết kiệm và lãi, thời điểm đáo hạn của khoản vay ngắn hợn thời hạn của sổ tiết kiệm], biện pháp xử lý nợ thẹo dạng này thông thường đơn giản, do tổ chức tín dụng chủ động thực hiện nghiệp vụ cấn trừ tiền tiết kiệm do tổ chức tín dụng đang quản lý. Song, khi áp dụng bỉện pháp bảo đảm này, tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục, kể cả đăng ký giao dịch bảo đảm nếu cần thiết nhằm tránh rủi ro do khách hàng sử dụng sổ tiết kiệm cầm cố nhiều nơi, có nhiều con nợ hoặc khi có tranh chấp quyền sở hữu tiền tiết kiệm, nguồn tiền có nguồn gốc phạm pháp,... Đối với trường hợp xử lý tài khoản tiền gửi của bên vay tại các tổ chức túi dụng khác [không phải là tổ chức tín dụng cho vay], khi xử lý phải có sự đồng thuận của các bên. Nếu không thông nhất, các bên phải thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay [khoản 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010].

Tóm lại, pháp luật về hợp đồng cho vay chỉ ghi nhận trách nhiệm thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm. Việc thực hiện như thế nào trên thực tế còn phụ thuộc vào thái độ thiện chí của bên vay, bên bảo đảm. Vì vây, pháp luật cần thiết lập một cơ chế chủ động trong công tác thu hồi nợ. Cơ chế chủ động này bao gồm cả công tác xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, khi đó mới đáp ứng tiêu chí nhanh chóng xử lý nợ xấu như các mục tiêu chính trị đề ra.

2. Bán khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay

Theo quy định hiện nay, khoản nợ được bán là những khoản nợ khó đòi, khả năng thu hồi vốn thấp [những khoản nợ xếp vào nhóm nợ 3, 4, 5] theo nguyên tắc công khai, minh bạch, phù hợp với giá thị trường [Điều 5 Nghị quyết số42/2017/QH14].

Hầu hết điều khoản bán nợ vẫn được tổ chức tín dụng đặt ra, ghi vào hợp đồng cho vay, khẳng định quyền đơn phương bán nợ cho bên thứ ba, không phụ thuộc vào ý chí của bên vay có đồng ý hay không. Chẳng hạn, tại điểm a, mục 5 của Phụ lục A Hợp đồng tín dụng số 0443/2016/100 ngày 14/6/2016 ký giữa Ngân hàng thương mại cổ phần NA với Công ty trách nhiệm hữu hạn Gra có ghi:

“Ngân hàng được quyền bắn toàn bộ số nợ của bên vay hoặc chuyển giao quyền đòi nợ đối với hợp đồng tín dụng... mà không cần bất cứ sự đồng ý nào của bên vay"

Thỏa thuận trên minh chứng rằng, ngay từ khi ký kết hợp đồng vay, các bên ý thức việc bán nợ sẽ do tổ chức tín dụng chủ động quyết định. Trách nhiệm của bên mua nợ vẫn tiếp tục thực hiện những điều khoản đã được bên bán [tổ chức tín dụng] xác lập với khách hàng vay trước đó, theo nguyên tắc, quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ như quy định của luật [khoản 1 Điều 7 Thông tư số 19/2013/TT-NHHN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [Thông tư số 19/2013/TT-NHHN]].

>> Xem thêm: So sánh hợp đồng cho vay [ngân hàng] với hợp đồng vay tài sản [dân sự] ?

Xét về bản chất pháp lý, quan hệ mua bán nợ quy định trong luật hiện nay không đơn thuần là sự tự do thỏa thuận, chuyển giao quyền đòi nợ. Các giới hạn của quyền tự do hợp đồng được thể hiện rõ nét dựa trên các nguyên tắc cơ bản về an toàn vay, mang tính mệnh lệnh hành chính [theo các điều kiện bắt buộc do nhà làm luật đặt ra]. Thật vậy, khoản 1 Điều 21 Thông tư số 19/2013/ TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu thì tổ chức tín dụng phải bán nợ khi có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ tín dụng trở lên. Nếu không chấp hành quy định này, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm toán, đánh giá lại chất lượng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;... Cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Từ thực tiễn pháp lý nêu trên, theo tác giả giao dịch mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay vẫn tồn tại những bất hợp lý, làm cản trở đến tiến trình xử lý nợ xấu như sau:

Thứ nhất, điều khoản mua bán nợ của các tổ chức tín dụng với khách hàng thiếu các căn cứ xác lập trách nhiệm giữa hai bên, cũng như đối với bên liên quan [bên mua nợ]. Quan hệ này chỉ dừng lại giữa các bên mua bán nợ chứ chưa ràng buộc trách nhiệm giữa bên vay với bên mua nợ [giữa con nợ với chủ nợ mới].

Thứ hai, sau khi bán nợ, thông thường bên mua nợ ràng buộc vào hợp đồng nghĩa vụ của bên bán [tổ chức tín dụng], đồng thời ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ thu hồi nợ, trách nhiệm xử lý nợ xấu trên thực tế vẫn thuộc về bên cho vay - tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến nghịch lý là bên mua nợ là chủ nợ nhưng lại không chủ động xử lý nợ, gây khó khăn khi xem xét trách nhiệm hợp đồng, kể cả trong quan hệ tố tụng nếu có tranh chấp xảy ra [do khó xác định tư cách của tổ chức tín dụng là bên liên quan hay người đại diện hợp pháp].

Dựa vào tiêu chí hiệu quả của hợp đồng cho vay [lợi ích của các bên thu được từ hợp đồng vay], có thể nhận thấy, quy định về mua bán nợ như trên sẽ làm cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước được tàng cường, an toàn hơn. Đây là líu điểm của pháp luật, song, lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng cho vay bị sụt giảm, làm tăng thêm gánh nặng nên nhiều tổ chức tín dụng không muốn bán nợ, tâm lý che dấu nợ, dẫn đến hiệu quả của phương án này về phương diện kinh tế đối với tổ chức tín dụng không đạt được hiệu quả cao.

Điều 5, 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14 đưa ra những quy định “cởi trói”, tạo những bước đột phá trong hoạt động mua bán nợ. Theo đó, tổ chức mua bán nợ xấu, xử lý nợ xấu được trao quyền bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ;... Quy định này tạo ra cơ chế thông thoáng, giải quyết căn cơ hơn cho các tổ chức tín dụng, kể cả bên mua nợ, khắc phục những bế tắc trong công tác xử lý nợ xấu hiện nay.

Tóm lại, các quy định mua bán nợ phát sinh từ giao dịch vay vẫn chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức tín dụng khi tham gia quan hệ này. Vì vậy, theo tác giả, các nhà làm luật cần xem xét giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời phải trao quyền cho tổ chức tín dụng được hưởng chi phí, nhân lực đã bỏ ra trong suốt quá trình xử lý nợ xấu sau khi khoản nợ được bán. Thay vì quy định như hiện nay, khi đó bên mua nợ tiếp tục đặt ra .trách nhiệm đối với các tổ chức tín dụng quản lý nợ, tự tham gia các hoạt động tố tụng để kiện đồi lại nợ, giải quyết quyền lợi cho chính họ [bên mua nợ].

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

>> Xem thêm: Thu hồi nợ theo hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm như thế nào ?

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát chung
  • 2. Một số biện pháp xử lý nợ xấu
  • 2.1 Nhóm 1: Các biện pháp khai thác nợ
  • 2.1.1 Cơ cấu lại nợ
  • 2.1.2 Miễn/giảm lãi vay
  • 2.1.3 Cho vay tiếp để duy trì hoạt động
  • 2.2 Nhóm 2: Các biện pháp thanh lý nợ
  • 2.2.1 Xử lý tài sản bảo đảm
  • 2.2.2 Bán nợ
  • 2.2.3 Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro
  • 2.2.4 Chuyển nợ xấu thành vốn góp
  • 2.2.5 Chứng khoán hóa nợ
  • 2.2.6 Quy trách nhiệm cho cán bộ gây sai sót
  • 2.2.7 Khởi kiện hoặc yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

1. Khái quát chung

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có quy định thì:

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng [sau đây gọi tắt là rủi ro] là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận [sau đây gọi chung là thỏa thuận] với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần [đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có một thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau] hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo hợp đồng [đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có cùng thời hạn, kỳ hạn trả nợ] đối với nợ mà khách hàng chưa hoàn trả.

Nợ xấu [NPL] là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

2. Một số biện pháp xử lý nợ xấu

Khi một khoản nợ được xác định là nợ xấu, ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với đặc điểm, tính chất của khoản nợ đó nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. Các biện pháp xử lý nợ xấu có thể chia làm hai nhóm:

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

>> Xem thêm: Ngân hàng thương mại là gì ? Quy định về ngân hàng thương mại

2.1 Nhóm 1: Các biện pháp khai thác nợ

Các biện pháp khai thác nợ thường được áp dụng trong trường hợp ngân hàng cho rằng khách hàng vẫn có khả năng trả nợ nếu được hỗ trợ khắc phục khó khăn tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phương pháp này, chính là việc ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian để khác phục các khó khăn, làm ăn hiệu quả và trả nợ ngân hàng.

Khi áp dụng nhóm biện pháp này, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiệm cao, có phương án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng và đảm bảo được hoạt động kinh doanh liên tục, bình thường và có khả năng tạo ra nguồn thu.

2.1.1 Cơ cấu lại nợ

Cơ cấu nợ là việc ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản của khoản nợ hiện có mà không tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới. Ngân hàng cho phép cơ cấu lại nợ với những khoản vay mà khách hàng được đánh giá khó có khả năng trả nợ đúng hạn do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nợ bao gồm hai biện pháp: [i] Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và [ii] Gia hạn nợ.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Gia hạn nợ: là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời gian vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

Việc cơ cấu lại nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng vay và việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong phương án trả nợ mới theo cam kết, cũng như quy định của cơ quan giám sát ngân hàng về cơ cấu lại nợ.

2.1.2 Miễn/giảm lãi vay

Miễn/giảm lãi vay cho khách hàng là biện pháp ngân hàng áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về mặt tài chính cho khách hàng bằng cách san sẻ lợi nhuận của ngân hàng [ngân hàng chấp nhận giảm doanh thu và lợi nhuận từ lãi vay] nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo động lực cho khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ còn lại với ngân hàng. Biện pháp này đặc biệt được sử dụng trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn do các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, hay tình hình chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô bất ổn…

>> Xem thêm: Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật ? Các thức kiểm tra nợ xấu ?

2.1.3 Cho vay tiếp để duy trì hoạt động

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng nhận thấy khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ được khắc phục và trở lại bình thường nếu khách hàng tiếp tục được bổ sung thêm vốn. Khi năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng được hồi phục, khách hàng có khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cũ và mới. Do đó, ngân hàng có thể đồng ý cho khách hàng tiếp tục vay vốn với kỳ vọng khách hàng có thể tránh được áp lực trả nợ để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, biện pháp này bị giới hạn bởi thời hạn được phép cho vay của ngân hàng và chỉ có thể áp dụng trong trường hợp triển vọng kinh doanh của khách hàng được đánh giá là tốt. Khó khăn trong việc trả các khoản nợ đến hạn chỉ là tạm thời do những nguyên nhân không cơ bản, có thể phục hồi được nếu được tiếp vốn để hoạt động.

2.2 Nhóm 2: Các biện pháp thanh lý nợ

Khi khách hàng không còn khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ dù nhận được các biện pháp hỗ trợ của ngân hàng, hoặc khi ngân hàng đánh giá các khoản nợ đó không có khả năng hoàn trả dù áp dụng các biện pháp khai thác nợ kể trên, ngân hàng sẽ buộc phải thanh lý nợ. Mục đích của các biện pháp thanh lý nợ là kịp thời thu hồi cho ngân hàng một phần tổn thất về mặt tài chính mà khoản nợ xấu của khách hàng gây ra.

2.2.1 Xử lý tài sản bảo đảm

Đối với các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm không còn khả năng trả nợ, không thể cơ cấu lại nợ hoặc khách hàng cố tình không trả nợ, ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục xử lý TSBĐ. Theo thông lệ, TSBĐ có thể được xử lý theo một trong ba cách sau: Ngân hàng bán TSBĐ để thu nợ; TSBĐ được chuyển quyền sở hữu sang cho ngân hàng; Ngân hàng nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

Để giảm thiểu rủi ro khi xử lý TSBĐ, ngân hàng cần có những quy định cụ thể về chính sách bảo đảm tiền vay, đặc biệt là danh mục TSBĐ trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của cơ quan giám sát ngân hàng. Các quy định này sẽ bao gồm: nguyên tắc xử lý TSBĐ, phương thức xử lý TSBĐ, thời hạn xử lý TSBĐ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian chờ xử lý TSBĐ…

Khi nhận một TSBĐ, ngân hàng và khách hàng phải xác lập những quy định cụ thể cho việc quản lý và xử lý TSBĐ đó trong trường hợp khách hàng vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, đồng thời trong quá trình quản lý TSBĐ, ngân hàng cần thường xuyên xem xét đánh giá lại giá trị của TSBĐ. Trong trường hợp TSBĐ giảm giá, cần yêu cầu khách hàng vay bổ sung tài sản theo quy định.

Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản bảo đảm hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ không cao, song đây vẫn được coi là một trong số các biện pháp thu hồi vốn hiệu quả nhất cho các ngân hàng.

2.2.2 Bán nợ

>> Xem thêm: Nợ quá hạn là gì ? Nợ quá hạn bao lâu sẽ bị chuyển nợ xấu trên CIC ?

Bán nợ là việc NHTM chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên có nhu cầu mua nợ và bên có nhu cầu mua nợ trả tiền cho ngân hàng.

Thực chất đây là việc ngân hàng chuyển quyền đòi nợ sang cho bên mua nợ, bên mua nợ sẽ thanh toán cho ngân hàng một khoản tiền tương ứng mà hai bên đã thỏa thuận. Khi giao dịch này kết thúc, bên mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của khách hàng vay và toàn quyền quyết định đối với khoản nợ trên, đồng thời mọi nghĩa vụ trả nợ sẽ được khách hàng vay thực hiện với bên mua nợ.

Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thông qua đấu giá các khoản nợ theo quy định về đấu giá tài sản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và bên mua hoặc thông qua môi giới.

Với biện pháp bán nợ, các ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi vốn, tránh ảnh hưởng tới các khoản nợ còn lại, làm lành mạnh bảng cân đối kế toán. Thông thường các khoản nợ được mua bán của NHTM là các khoản nợ xấu, tồn đọng lâu ngày và không còn khả năng cơ cấu lại. Để hoạt động mua bán nợ được diễn ra thuận lợi, cơ quan giám sát ngân hàng cần xây dựng hành lang pháp lý cụ thể và chi tiết, tạo cơ sở cho các hoạt động mua bán nợ của ngân hàng diễn ra thuận lợi.

Trên thế giới và tại Việt Nam, các hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thường được thực hiện thông qua các công ty mua bán nợ là công ty con của ngân hàng, công ty mua bán nợ độc lập hoặc thông qua công ty mua bán nợ của Chính phủ.

2.2.3 Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng vay của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Theo quy định hiện hành tại Quyết định 493, dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Trong đó, dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

2.2.4 Chuyển nợ xấu thành vốn góp

Chuyển nợ xấu thành vốn góp thực chất là việc các NHTM chấp nhận đổi khoản nợ xấu, nợ khó đòi của khách hàng vay thành phần vốn góp của mình trong chính doanh nghiệp của khách hàng. Cũng theo đó, ngân hàng đang từ địa vị chủ nợ chuyển sang vai trò là cổ đông của doanh nghiệp vay. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp các ngân hàng tham gia cơ cấu hoạt động doanh nghiệp đã vay vốn nhưng không có khả năng trả nợ, với hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Việc này không chỉ tốt cho các doanh nghiệp mà đối với ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích như: giúp các NHTM có thể nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu, làm lành mạnh bảng cân đối kế toán, đồng thời tạo ra cơ hội cho ngân hàng thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên biện pháp cũng có một vài hạn chế. Nếu ngân hàng không đánh giá đúng khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng vay, rất khó để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của khách hàng và nợ xấu trên thực tế vẫn không có khả năng xử lý. Bên cạnh đó, nếu lấy nợ xấu nhóm 5 thực hiện chuyển nợ thành vốn góp thì cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ đối mặt với việc lấy tiền đâu ra để trích lập đầy đủ cho những khoản nợ này. Sau đó mới tính đến việc thẩm định giá trị doanh nghiệp còn nợ bao nhiêu chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp. Có thể nói trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ xấu là rào cản lớn nhất của ngân hàng khi thực hiện giao dịch chuyển nợ thành vốn góp. Đó là chưa kể các doanh nghiệp có thể không sẵn sàng phối hợp với một cổ đông từng là chủ nợ của mình.

>> Xem thêm: Khái quát về ngân hàng thương mại và phân loại vốn của ngân hàng thương mại?

2.2.5 Chứng khoán hóa nợ

Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu là một quá trình tập hợp và tái cấu trúc các khoản nợ xấu thiếu tính thanh khoản thành những chứng khoán nợ [chứng khoán đảm bảo bằng tài sản] để đưa ra giao dịch trên thị trường. Thông qua hoạt động chứng khoán hóa nợ, các tài sản thế chấp được đưa từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng sang thị trường thứ cấp để giao dịch.

Quá trình chứng khoán hóa nợ của các NHTM có sự tham gia của ba bên:

- Ngân hàng là người tạo ra và sở hữu các khoản nợ, sau đó bán lại cho tổ chức phát hành;

- Tổ chức phát hành mua các khoản nợ từ ngân hàng và gom chúng lại với nhau để phát hành cho các nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có thể là một công ty thứ ba hoặc là một công ty phục vụ mục đích đặc biệt [Special purpose vehicle - SPV];

- Các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán hóa thường là những nhà đầu tư tổ chức. Họ sử dụng khoản nợ đã được chứng khoán hóa để đa dạng hóa danh mục đầu tư và có được tỷ suất sinh lời cao hơn so với các hình thức đầu tư thông thường.

Chứng khoán hóa là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu khá hiệu quả vì những khoản nợ sẽ được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán và được chuyển sang các công ty SPV, đồng thời, chứng khoán hóa giúp đa dạng hóa các nguồn tài trợ và khả năng tiếp cận thị trường vốn, tạo tính thanh khoản cho các khoản vay, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản của các NHTM.

Tuy nhiên thực hiện biện pháp chứng khoán hóa các khoản nợ xấu đòi hỏi một số yếu tố khách quan như: quy mô của thị trường chứng khoán phải đủ mạnh, có nền tảng tốt để triển khai các công cụ và sản phẩm phái sinh; hành lang pháp lý rõ ràng cho sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ thứ cấp; các định chế trung gian tài chính bao gồm các tổ chức định mức tín nhiệm, bảo lãnh phát hành, tổ chức trung gian đặc biệt [SPV]… phải được hình thành và phát triển; chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo để xác định loại tài sản nào có thể chứng khoán hóa và tính toán các điều kiện kỹ thuật khi chứng khoán hóa; hệ thống thông tin về doanh nghiệp và tài sản đảm bảo cần được hệ thống hóa, đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ…

2.2.6 Quy trách nhiệm cho cán bộ gây sai sót

Trong trường hợp khoản nợ không thể thu hồi được do các nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ tín dụng, ngân hàng cần nghiêm khắc yêu cầu những người liên quan gây tổn thất có trách nhiệm bồi thường số tổn thất do mình gây nên. Biện pháp này một mặt giảm tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác, nó còn có ý nghĩa răn đe, tăng cường việc tuân thủ kỷ luật nội bộ, giảm thiểu gian lận trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

>> Xem thêm: Phân loại các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn theo luật đấu thầu ? Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu ?

2.2.7 Khởi kiện hoặc yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Ngân hàng sẽ phải sử dụng đến biện pháp pháp lý để đòi nợ khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng có thể nhờ tòa án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao TSĐB tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin tòa mở thủ tục tuyên bố phá sản theo Luật phá sản. Trên thực tế, việc phải sử dụng đến biện pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng do thủ tục rắc rối, khách hàng thường không còn khả năng trả nợ, TSĐB có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay… Bên cạnh đó, liên quan đến tranh chấp sẽ gây hiệu ứng xấu đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Tóm lại, có rất nhiều các biện pháp để xử lý nợ xấu của một NHTM. Ngân hàng sẽ căn cứ vào đặc điểm, tính chất khoản nợ xấu, khả năng trả nợ và tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay để áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu cho phù hợp. Các biện pháp xử lý nợ xấu này không những chỉ áp dụng với bản thân một ngân hàng cụ thể, mà khi tình hình nợ xấu trở thành hiện tượng chung của nền kinh tế, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hệ thống thì chúng còn được áp dụng ở tầm vĩ mô, song song với các biện pháp cụ thể mà ngân hàng thương mại sử dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong xử lý nợ xấu.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề