Ca sĩ việt kiều singapore là ai?

Ngay khi TP.HCM công bố giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16, tôi đã có những liên hệ với thực tế về việc triệt để áp dụng giãn cách xã hội tại Singapore. Quốc đảo này đã thành công khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất vì dịch Covid-19 vào năm ngoái và duy trì được trạng thái “bình thường mới” trong suốt một thời gian dài. Với thời gian dài sinh sống, học tập và làm việc tại Singapore, rồi về Việt Nam và dừng chân ở TP.HCM, tôi thấy hai nơi có nhiều điểm tương đồng.

Ngăn Covid-19 "leo thang"

Trong hơn 2 tháng kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4 vừa qua, đến nay số ca nhiễm ở TP.HCM đã vượt ngưỡng 10.000 ca. Cũng với khoảng thời gian tương tự, “quốc đảo sư tử” - nơi dân số chỉ bằng một nửa của Sài Gòn - có tới hơn 62.000 ca. Ngay lập tức, các biện pháp giãn cách đã được gấp rút ban hành và áp dụng rất quyết liệt.

Thời kỳ "ngắt mạch" ở Singapore, chỉ những địa điểm sản xuất, kinh doanh dịch vụ thiết yếu mới được phép hoạt động và phải gửi kế hoạch chi tiết về website của chính phủ

Linda Bao

Từ ngày 7.4.2020, Singapore bước vào thời kỳ “ngắt mạch” [circuit breaker], nhằm ngăn chặn tình trạng ca nhiễm Covid-19 leo thang. Trong thời gian này, người dân được khuyến khích ở nhà. Việc tụ tập trên 10 người ngoài giờ làm việc và trường học đều bị cấm. Các trường học chuyển sang hình thức học tập tại nhà.

Chỉ những địa điểm sản xuất, kinh doanh dịch vụ thiết yếu mới được phép hoạt động và phải gửi kế hoạch chi tiết về website của chính phủ. Các cơ sở kinh doanh ăn uống chỉ được phép cung cấp dịch vụ mang đi và giao hàng tận nơi. Việc đeo khẩu trang là bắt buộc và khẩu trang tái sử dụng cũng được phân phát cho tất cả các hộ gia đình.

Ở Singapore các bậc cha mẹ làm việc trong các cơ sở dịch vụ thiết yếu tại Singapore có thể gửi con đến trường mầm non và trường tiểu học.

Việc giãn cách được thực hiện gắt gao trong 2 tháng và nới lỏng dần theo ba giai đoạn: "Mở lại An toàn" [giai đoạn 1 - từ ngày 2.6.2020], "Chuyển tiếp An toàn" [giai đoạn 2 - từ ngày 19.6.2020] và cuối cùng là "Quốc gia An toàn" [giai đoạn 3 - từ ngày 28.12.2020].

Singapore xây dựng kế hoạch 'chung sống' với Covid-19 như thế nào?

Sau nửa năm kể từ khi bắt đầu giai đoạn 3, ngày 4.5.2021, Singapore phát hiện thêm ca mắc Covid -19 trong cộng đồng. Ngay lập tức, một số biện pháp giãn cách lại được nhanh chóng áp dụng như cấm ăn uống tại các quán ăn, chỉ tụ tập tối đa 2 người ở nơi công cộng, nhân viên phải làm việc ở nhà, các trường học đều đóng cửa… Trong một tháng kể từ đó, số lượng các ca mắc giảm xuống nhanh chóng.

Vắc xin và vắc xin

Tất cả những nỗ lực được xây dựng trong năm qua đã giúp Singapore không còn cần đến “circuit breaker” để ngăn chặn đại dịch, cho phép các doanh nghiệp và người dân trở lại hoạt động bình thường.

Kết quả đáng mừng này cũng nhờ vào nỗ lực tiêm vắc xin cho người dân của chính phủ “đảo quốc sư tử”. Vắc xin được tiêm miễn phí, tự nguyện, được ưu tiên cho nhân viên y tế và người cao tuổi trước [áp dụng tiêm theo độ tuổi].

Người dân đảo quốc được tiêm vắc xin miễn phí, đây là một trong những nỗ lực của chính phủ nước này nhằm ngăn đại dịch Covid-19

Linda Bao

Đến nay đã có hơn 50% dân số đã được tiêm mũi đầu tiên và khoảng 38% được tiêm cả hai liều. Nhờ thế, dù virus vẫn đang lưu hành trong cộng đồng, Singapore vẫn tự tin lên kế hoạch mở cửa với quốc tế cuối năm nay và tôi thì rất vui vì sắp được trở về “quê hương”.

Vị Thủ tướng mà tôi và rất nhiều người dân Singapore rất kính trọng, ông Lý Hiển Long cho biết, chiến lược ba mũi nhọn hiện nay là tiêm chủng, truy tìm tiếp xúc và xét nghiệm. Tiêm chủng là mũi nhọn quan trọng trong chiến lược ngăn Covid-19 dài hạn của Singapore, trong khi truy tìm tiếp xúc có thể là “mắt xích” yếu nhất, vì nó phụ thuộc vào ý thức chung của mỗi người.

Bên cạnh đó, Singapore đã cấp phép bán rộng rãi bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 tại các hiệu thuốc để tự xét nghiệm ngay tại nhà, đồng thời, sản xuất thành công máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở cho kết quả trong vòng chưa đầy một phút. Các công cụ xét nghiệm này có thể triển khai tại các hội nghị, sự kiện tập trung đông người, giảm bớt căng thẳng về năng lực kiểm tra từ phía chính phủ.

Còn nhớ thời điểm Singapore lại phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng vào tháng 5.2021, lệnh giãn cách lại được áp dụng. Người dân Singapore cũng giống như người dân TP.HCM hiện tại, vô cùng hoang mang. Họ đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị, chen lấn để tích trữ đồ ăn, đồ gia dụng. Tôi tự hỏi, chẳng lẽ nỗi sợ bị mắc kẹt ở nhà không có giấy vệ sinh hay đồ ăn còn khiến họ lo hơn nguy cơ nhiễm virus?

Chúng ta đều hiểu việc giãn cách, “ngắt mạch” hoạt động của xã hội sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, tôi thường xuyên trao đổi với các doanh nhân Việt kiều. Tôi mong rằng chính quyền thành phố sẽ sớm đưa ra các biện pháp hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, cung cấp khẩu trang, hướng dẫn các doanh nghiệp khử trùng nơi làm việc, xử lý mạnh tay các thông tin giả gây hoang mang dư luận.

Người dân là tuyến phòng thủ đầu tiên trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình và những người xung quanh, tuân theo các quy định chính quyền. Trách nhiệm xã hội là rất quan trọng trong việc làm chậm và ngăn sự lây lan của Covid-19 ngay lúc này.

Tin liên quan

Người Hoa là nhóm dân tộc lớn nhất ở Singapore.

Người Hoa là nhóm dân tộc lớn nhất ở Singapore, chiếm gần ba phần tư dân số cả nước. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa Trung Hoa – từ ngôn ngữ, món ăn, cho đến giải trí và các lễ hội luôn chiếm vị trí nổi bật ở Singapore.

Phần lớn trong số họ di cư đến đây từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, trong đó có Phúc Kiến và Quảng Đông. Nhóm người nói tiếng Phúc Kiến và Triều Châu chiếm số lượng đông đảo nhất, tiếp theo là nhóm người nói tiếng Quảng Đông, Hải Nam và các nhóm nhỏ hơn.

Nhiều người Hoa ở Singapore là dân nhập cư đến từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Nhiều người đến đây để mong thoát khỏi cuộc sống cơ cực nơi quê nhà, nhưng cuối cùng lại rơi vào cảnh làm cu-li, hoặc làm thuê làm mướn. Cũng có người giỏi kiếm tiền hơn, nhiều thương gia xuất chúng của thành phố có gốc từ Trung Hoa. Ngày nay, người Singapore gốc Hoa góp mặt trong nhiều thành phần xã hội khác nhau – từ làm chính trị, kinh doanh cho đến hoạt động thể thao và giải trí.

Mặc dù văn hóa truyền thống của họ đã pha trộn nhiều với các nhóm dân tộc khác ở đây và chịu ảnh hưởng từ phương Tây, nhưng Tết Âm lịch vẫn được người dân náo nức chào đón; đó là một lời nhắc nhở khéo léo về bản sắc Trung Hoa của họ.

Trong không gian ngập tràn màu sắc rực rỡ, các hoạt động vui chơi bất tận và bầu không khí hân hoan, phấn khởi, Tết Âm lịch là lễ hội sẽ thu hút toàn bộ sự chú ý cũng như năng lượng của bạn.

Trung tâm Di sản Trung Hoa [The Chinese Heritage Centre] ở Singapore là nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về những cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và văn hóa của họ.

Người Mã Lai ở Singapore là một phần của cộng đồng gắn bó rất khăng khít.

Người Mã Lai là nhóm người đầu tiên định cư ở Singapore và là nhóm dân tộc lớn thứ hai ở đây. Do vậy nền văn hóa của họ đã có sự ảnh hưởng nhất định lên các nhóm dân tộc khác đến định cư sau.

Người Mã Lai ở Singapore thuở ban đầu đến từ các vùng lân cận, như các đảo Java và Bawean của Indonesia, và bán đảo Mã Lai.

Tiếng Mã Lai được người dân địa phương ở đây sử dụng gần với phiên bản ở Bán đảo Mã Lai hơn là ở Indonesia.

Người ta nói rằng người Mã Lai là những người đầu tiên đặt chân đến Singapore.

Nền ẩm thực của họ, với những món ăn như nasi lemak [cơm gạo thơm nấu với nước cốt dừa và lá dứa] và mee rebus [sợi mì vàng với sốt cay], là những món mà dân sành ăn ở đây đều yêu thích, và cũng là những món ăn đường phố nổi bật của Singapore.

Phần lớn người Mã Lai theo đạo Hồi, và các dịp lễ chính như Lễ hội Hari Raya Puasa và Lễ hội Hari Raya Haji là dịp mà cộng đồng gắn bó khăng khít này tập hợp nhau lại, cùng tham gia những hoạt động lễ hội nhiều màu sắc để tôn vinh văn hóa và tôn giáo của họ.

Vào dịp lễ Hari Raya Aidilfitri, người theo đạo Hồi ở Singapore sẽ đánh dấu sự kết thúc của tháng ăn chay với những hoạt động hân hoan hướng về lòng vị tha, tình bằng hữu và đồ ăn.

Trung tâm Di sản Mã Lai là điểm tham quan không thể bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu về di sản và nền văn hóa đa dạng của cộng đồng người Mã Lai ở Singapore.

Văn hóa Ấn góp phần tạo nên sự sống động cho xã hội đa sắc tộc của Singapore.

Người Ấn ở Singapore là nhóm dân tộc lớn thứ ba, và cộng đồng này là một trong những nhóm người Ấn sinh sống ở nước ngoài đông nhất.

Nhiều người đến đây từ vùng Nam Ấn, sau khi người Anh khai lập ra Singapore vào năm 1819. Ngày nay, gần 60 phần trăm người Ấn ở đây có gốc gác Tamil. Hơn một nửa người Singapore gốc Ấn là người Hindu.

Nổi tiếng với năng khiếu kinh doanh, nhiều người Ấn đã khởi nghiệp kinh doanh ở đây, buôn bán trao đổi mọi thứ từ vải vóc đến trang sức. Ngày nay, họ cũng xuất hiện nhiều trong giới chính trị và giới có chuyên môn cao.

Nhóm người Ấn ở Singapore là một trong những cộng đồng người Ấn Độ sinh sống ở nước ngoài lớn nhất.

Bạn không thể nói về người Singapore gốc Ấn mà không nhắc đến nền ẩm thực của họ, đã góp thêm phần tô điểm hương sắc cho văn hóa ẩm thực đa dạng của Singapore, với các món ăn được yêu thích như Thosai [bánh kếp mặn] và Vadai [bánh bột chiên].

Các lễ hội của người Ấn ở đây vô cùng náo nhiệt và nhiều màu sắc. Deepavali, hay còn gọi là Lễ hội Ánh sáng, là một lễ hội lớn của người Ấn, còn Lễ hội Thaipusam là dịp các tín đồ tự xiên các thanh sắt qua người mình nhằm tẩy rửa tội lỗi, sẽ mang đến cho bạn những cảnh tượng vô cùng kỳ thú.

Màu sắc rực rỡ, mùi hương cuốn hút và ánh sáng tỏa ra từ hàng ngàn cây đèn dầu ngập tràn các con phố ở Little India trong dịp lễ Deepavali.

Tọa lạc tại khu Chinatown, Đền thờ Sri Mariamman đã có mặt từ năm 1827 và là đền thờ Hindu lâu đời nhất ở Singapore.

Người Âu-Á là biểu trưng cho sắc màu đông tây hội ngộ sống động ở Singapore.

Cộng đồng người Âu-Á [Eurasian] với số lượng ít, nhưng có tầm ảnh hưởng lớn ở Singapore, là biểu trưng cho sắc màu Đông Tây hội ngộ ở Singapore. Nhóm dân tộc này bao gồm những người lai giữa dòng máu Châu Âu và Châu Á, và họ đã có mặt ở Singapore kể từ đầu thế kỷ 19.

Phần lớn người Âu-Á ở Singapore có nguồn gốc tổ tiên Châu Âu từ Bồ Đào Nha, Hà Lan hoặc Anh, còn nguồn gốc Châu Á là từ các nhóm người Hoa, người Mã Lai hoặc người Ấn.

Những người Âu-Á đầu tiên đến đây một vài năm sau khi người Anh khai lập ra Singapore vào năm 1819, họ chủ yếu đến từ Penang và Malacca. Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều người Âu-Á được tuyển vào làm thư ký trong các cơ quan hành chính, các ngân hàng Châu Âu cũng như các công ty mậu dịch và giao thương. Phụ nữ chủ yếu làm giáo viên và y tá.

Những người Âu-Á đầu tiên đến đây vài năm sau khi người Anh khai lập ra Singapore.

Ngày nay có khoảng 15.000 đến 30.000 người Âu-Á ở Singapore, chiếm tỷ lệ dưới 1 phần trăm dân số. Tuy vậy, họ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp truyền thông và giải trí của đất nước này.

Tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của người Âu-Á, tuy một số người lớn tuổi có gốc gác Bồ Đào Nha lại sử dụng một loại tiếng Bồ Đào Nha gọi là Kristang.

Người Âu-Á cũng có những truyền thống ẩm thực của riêng họ với các món ăn đặc trưng như súp Mulligatawny [một loại súp nấu từ cà ri], Shepherd's pie và Sugee cake, với nguyên liệu chính là bột mì hạt cứng [semolina].

Có thể không có tuyết hay tuần lộc, nhưng Giáng Sinh ở Singapore cũng sôi động như bất kỳ lễ hội nào khác trong năm.

Điểm tham quan di sản đầy lôi cuốn này sẽ đưa bạn đến với lịch sử và văn hóa của cộng đồng người lai Âu-Á tại Singapore.

Nhà thờ Cơ Đốc lâu đời nhất ở Singapore này là một kiệt tác kiến trúc từ đầu thế kỷ 19.

Người Peranakan ở Singapore là sự pha trộn thú vị của các nền văn hóa quanh khu vực.

Nền ẩm thực Peranakan với hương vị cay đặc trưng do chịu ảnh hưởng từ văn hóa Mã Lai có lẽ là khía cạnh thường gặp nhất của nhóm dân tộc này.

Người Peranakan là sự pha trộn thú vị của các nền văn hóa quanh khu vực. Từ Peranakan dùng để chỉ những người hậu duệ, được sinh ra từ những cuộc hôn nhân giữa những người đàn ông Trung Quốc hoặc Ấn Độ với phụ nữ Mã Lai hoặc Indonesia bản địa, họ sinh sống ở khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á.

Người Peranakan gốc Hoa, còn gọi là Straits Chinese, ở Singapore có thể truy ngược gốc gác về khu vực eo biển Malacca vào thế kỷ 15, nơi tổ tiên của họ là những thương nhân Trung Quốc đã cưới những phụ nữ Mã Lai địa phương.

Ngoài ra còn có nhóm người Chitty Melaka, hay còn gọi là người Peranakan Indians, là con cháu sinh ra từ những cuộc hôn nhân giữa các thương nhân theo đạo Hindu miền Nam Ấn với phụ nữ địa phương, và nhóm người Jawi Peranakans, có nguồn gốc từ những cuộc hôn nhân giữa thương nhân Nam Ấn theo đạo Hồi với phụ nữ địa phương.

Phần đông người Peranakan thuở ban đầu hoạt động buôn bán và mở cửa tiệm, trong khi một số khác làm trong ngành bất động sản, vận tải đường thủy, và ngân hàng.

Mặc dù nhiều người Hoa Straits Chinese đã hòa nhập vào cộng đồng người Hoa lớn hơn, họ vẫn duy trì các nét đặc trưng văn hóa riêng biệt – nổi bật nhất là về đồ ăn và trang phục dân tộc của họ.

Đồ ăn Nonya, được đặt theo tên những người phụ nữ nấu các món ăn này, có ảnh hưởng rõ rệt từ văn hóa Mã Lai và văn hóa Indonesia, với việc sử dụng các loại gia vị và nước cốt dừa.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Peranakan gọi là Nonya Kebaya, được trang trí bằng các họa tiết thêu tay tuyệt đẹp.

Tại các sự kiện trang trọng, phụ nữ Peranakan thường mặc bộ trang phục truyền thống của họ, gọi là Nonya Kebaya, trang phục này chịu ảnh hưởng từ Sarong Kebaya của người Mã Lai.

Trang phục tinh xảo này là một chiếc áo kiểu may bằng vải mỏng, thường được trang trí bằng các mô tuýp thêu tay như hoa hồng, hoa lan, hoặc bươm bướm.

Từ khu vực hành chính và thương mại sôi động đến khu văn hóa và bảo tàng được bảo tồn tuyệt đẹp, những địa điểm lịch sử này ở Singapore là những nơi bạn chắc chắn phải đến.

Hãy tìm hiểu về cộng đồng người Peranakan ở Singapore và lịch sử của họ tại bảo tàng hàng đầu này, nơi lưu giữ vô số những tuyệt tác tinh tế và thú vị.

Video liên quan

Chủ Đề