Tại sao tiêm lại bị chảy máu

Hỏi

Chào bác sĩ. Cho em hỏi là bé nhà em tiêm phòng lao về đến nay hơn 4 tháng nhưng em lỡ làm xây xước vết tiêm của bé, làm bé chảy máu liệu có ảnh hưởng gì không ạ? Mong bác tư vấn hộ em ạ. Em cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng, chia sẻ những lo lắng tới Vinmec. Với trường hợp của bé thì vết tiêm phòng lao sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, bạn cần chú ý vệ sinh vết tiêm cho bé thật cẩn thận.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng vết tiêm bạn cần đưa con tới trung tâm y tế hoặc chuyên khoa Nhi - Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được xử lý vết tiêm kịp thời. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Vắc-xin cần được bảo quản trong những điều kiện nào?

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ, sau khi tiêm vắc-xin mô cầu BC, bé bị chảy máu cam có sao không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Đặng Tâm [1988]

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Vinmec.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin Mengoc BC được ghi nhận như sau:

  • Phản ứng tại chỗ như đau, nổi ban đỏ và cứng vùng tiêm thường nhẹ và có tần suất xuất hiện khác nhau. Các phản ứng này thường nhẹ, xuất hiện 24h sau tiêm và tự khỏi trong vòng 72h .
  • Triệu chứng toàn thân: Khó chịu; đau đầu; buồn ngủ; sốt trên 38 độ C thường ít gặp, nếu có thì sẽ hết trong vòng 2 ngày.

Bạn không nói rõ bé bị chảy máu cam sau tiêm phòng bao lâu và chảy nhiều hay ít, có bị sốt hay không. Bạn nên cho trẻ đi khám Tai , mũi , họng để tìm nguyên nhân và điều trị cho bé.

BSCK I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vacxin viêm não mô cầu BC tiêm lúc nào?

XEM THÊM:

Vắc xin ngừa Covid-19 đang được tiêm phòng phổ biến trên cả nước. Do đó, các triệu chứng bất thường, tác dụng phụ hay phản ứng với vắc xin được nhiều người dân quan tâm, trong đó có tình trạng xuất huyết dưới da sau tiêm. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, có nguy hiểm không?

1. Xuất huyết dưới da sau tiêm vắc xin do nguyên nhân nào?

Tình trạng xuất huyết dưới da sau tiêm vắc xin nằm trong hội chứng giảm tiểu cầu, thuyên tắc huyết khối. Đây là biến cố hiếm gặp đã được ghi nhận trong báo cáo của các cơ quan quản lý, thử nghiệm vắc xin Covid-19 tại một số quốc gia.

Cẩn thận tình trạng xuất huyết dưới da sau tiêm

Tỉ lệ gặp phải tình trạng này sau tiêm vắc xin là hiếm gặp, cụ thể với 1 số loại vắc xin Covid-19 phổ biến như sau:

Vắc xin AstraZeneca: tỷ lệ huyết khối là 4,6 trường hợp/1 triệu liều tiêm lần đầu. Ngoài ra, tình trạng xuất huyết dưới da do huyết khối sau tiêm ở vắc xin này chủ yếu ghi nhận ở nữ giới. Ngoài ra, vắc xin này cũng gây ra tình trạng đông máu với tỉ lệ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm lần đầu, phổ biến hơn ở người trẻ.

Vắc xin Pfizer/BioNTech: tỷ lệ huyết khối là 0,2 trường hợp/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Các số liệu về tình trạng đông máu sau tiêm vắc xin này chưa được thống kê chính xác.

Vắc xin AstraZeneca có thể gây đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm

Các nghiên cứu đã chỉ ra, cơ thể sau khi tiếp nhận vắc xin Covid-19 sẽ sinh ra kháng thể kháng 4 yếu tố tiểu cầu. Hoạt động của nhóm kháng thể này khiến tiểu cầu bị hoạt hóa quá mức và dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và xuất huyết.

2. Nhận biết triệu chứng giảm tiểu cầu, huyết khối do tiêm vắc xin

Xuất huyết dưới da chỉ là một triệu chứng của chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin. Để chẩn đoán xác định bệnh bước đầu, cần dựa trên các triệu chứng liên quan khác như:

2.1. Triệu chứng huyết khối mạch máu não, phổi hoặc nội tạng.

Tùy vị trí xuất hiện huyết khối mà bệnh nhân có những triệu chứng như:

Huyết khối mạch máu não: nhức đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng, thay đổi thị lực, thay đổi trạng thái tinh thần như: hay ngủ gà, lơ mơ, hay cáu gắt, giận vô cớ,…

Huyết khối nội tạng: khó thở, đau ngực, đau và sưng ở chân, nhịp tim tăng,…

2.2. Triệu chứng giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng

Giảm tiểu cầu mức độ từ nhẹ đến nặng xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất hiện vết bầm tím ngoài da dạng mảng, dạng chấm đỏ hoặc u máu.

Bầm tím ngoài da là triệu chứng của giảm tiểu cầu

  • Tổn thương không rõ ràng trên da màu vàng nhạt, tím bầm hoặc màu đỏ tươi như máu.

  • Chảy máu răng hoặc miệng tự nhiên, máu chảy nhiều hơn sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn.

  • Xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên, chảy máu mũi.

  • Tiểu ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc gồm cả máu tươi.

  • Rong kinh, kinh nguyệt bất thường.

Xuất huyết dưới da có thể kết hợp với xuất huyết nội tạng nghiêm trọng khiến bệnh nhân mất máu nếu không can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân bị thuyên tắc huyết khối, số lượng tiểu cầu thấp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ có các dấu hiệu xuất hiện cùng với xuất huyết dưới da như: đau bụng, đau đầu dai dẳng, tình trạng chảy máu, đau, phù chi dưới,…

3. Chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới da sau tiêm vắc xin

Tình trạng xuất huyết dưới da là biểu hiện của hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 đã được Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

Xét nghiệm máu kiểm tra giảm tiểu cầu

Triệu chứng xuất huyết dưới da cùng các biểu hiện khác của chứng giảm tiểu cầu, huyết khối cần được theo dõi để kiểm tra. Các xét nghiệm chẩn đoán hiệu quả bao gồm: xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang, siêu âm Doppler mạch tại vị trí nghi ngờ lâm sàng,… Xác định vị trí và tình trạng huyết khối, chảy máu giúp can thiệp điều trị chính xác và hiệu quả.

Biến chứng đông máu và tình trạng huyết khối, chảy máu sau tiêm vắc xin có thể nguy hiểm với các đối tượng sức khỏe yếu, nguy cơ cao như: người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người đang dùng thuốc điều trị, yếu tố di truyền,… Nhóm các đối tượng này khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ cần theo dõi y tế để phát hiện, can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu xuất huyết dưới da hay các tình trạng chảy máu bất thường khác.

Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, làm tan huyết khối tùy theo tình trạng bệnh được chẩn đoán.

4. Phòng ngừa xuất huyết sau tiêm vắc xin

Ngoài ra, kiêng cữ và sinh hoạt lành mạnh cần thực hiện để kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ xuất huyết sau tiêm vắc xin.

4.1. Tránh dùng thuốc điều trị gây suy yếu tiểu cầu

Hãy trao đổi với bác sĩ về bệnh lý và thuốc điều trị đang sử dụng, nếu thuốc gây suy yếu tiểu cầu, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe trước và sau khi tiêm, ngừng thuốc để kiểm soát xuất huyết trong thời gian ngắn.

Uống rượu bia sau khi tiêm làm tăng nguy cơ xuất huyết, huyết khối và biến chứng

4.2. Hạn chế rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,…

Các độc chất và chất kích thích có trong những thức uống này sẽ tác động đến quá trình đông máu, tăng nguy cơ biến chứng do huyết khối hoặc xuất huyết sau tiêm vắc xin. Với Vắc xin Covid-19 hiện nay, người tiêm được khuyến cáo không uống rượu bia trong ít nhất 3 - 5 ngày sau tiêm.

4.3. Nghỉ ngơi hợp lý

Hệ miễn dịch cần hoạt động chống lại tác nhân lạ mà cơ thể tiếp nhận từ vắc xin và sản xuất kháng thể tương ứng. Do đó, để tăng cường hiệu quả vắc xin và giảm tác dụng phụ, cần nghỉ ngơi, ngủ sớm và đủ giấc sau khi tiêm vắc xin.

4.4. Chọn môn thể thao nhẹ nhàng

Bạn vẫn có thể tiêm vắc xin sau tiêm, tuy nhiên nếu chấn thương thì nguy cơ huyết khối, xuất huyết sẽ biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và hạn chế tối đa va chạm có thể gây chấn thương.

Trên đây là những thông tin về tình trạng xuất huyết dưới da sau tiêm, cần theo dõi và đi khám bác sĩ sớm nếu triệu chứng này xuất hiện kéo dài trên nhiều vùng da đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm khác.

Nếu cần tư vấn thêm về biến chứng giảm tiểu cầu, huyết khối hay các vấn đề sức khỏe khác có thể gặp sau tiêm vắc xin, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Glucose là nhiên liệu cơ thể lấy từ thức ăn để tạo thành năng lượng. Nhiên liệu này được đốt bằng cách sử dụng insulin. Khi con của quý vị bị tiểu đường, cơ thể bé không tạo ra insulin nó cần. Thiếu insulin, con của quý vị sẽ không có năng lượng. Vì thế lượng insulin thiếu hụt cần được thay thế. Insulin không thể lấy được qua đường miệng bởi vì acid dạ dày sẽ tiêu hủy nó trước khi nó tiếp cận đến đường máu. Do đó insulin cần được tiêm vào cơ thể. Ban đầu, tiêm insulin có thể làm cho cả quý vị và bé sợ. Nhưng bạn sẽ nhận được sự trợ giúp của nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị. Họ sẽ giảng giải cho quý vị cách tiêm cho insulin cho bé. Nếu con của quý vị lớn tuổi hơn và tự lập, bé có thể muốn kiểm soát việc tiêm này. Nếu như vậy mà quý vị vẫn phải kiểm soát để chắc chắn bé tiêm đúng lượng insulin.

Các loại insulin

Có rất nhiều loại insulin. Đây là các loại mà con của quý vị sẽ dùng:

  • Insulin tác dụng nhanh. Insulin tác dụng nhanh cần phải tiêm gần lúc bữa ăn. Tiêm insulin cho bé trong vòng 15 phút trước khi bé ăn. 

  • Insulin tác dụng trung bình. Insulin tác dụng trung bình có tác dụng lâu hơn insulin tác dụng nhanh. Tuy nhiên nó duy trì trong đường máu của bé lâu hơn.

  • Insulin tác dụng dài hạn.  Insulin tác dụng dài hạn duy trì trong đường máu của bé tại mọi thời điểm. Nó giúp giữ mức đường huyết của bé trong khoảng mục tiêu trong khoảng thời gian dài.

Đôi khi các loại insulin khác được trộn với nhau và tiêm cùng một lúc. Nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị sẽ nói cho bạn điều gì là tốt nhất cho bé.

Chọn Vị trí Tiêm

Insulin có tác dụng nhanh như thế nào phụ thuộc vào nơi bạn tiêm. Insulin được sử dụng bởi cơ thể tốt nhất khi được tiêm vào phần mỡ ngay dưới da. Nó có tác dụng nhanh nhất khi được tiêm vào phần bụng bởi vì có nhiều chất bói ở đó hơn những cùng khác trên cơ thể. [Tiêm vào bụng khi quý vị cần hạ đường huyết.] Các vị trí tiêm khác bao gồm phần trên phía sau của cánh tay, mông, và phần trên bên ngoài của đùi. Cần lưu ý một số điều khác khi chọn vị trí tiêm, bao gồm:

  • Thay đổi vị trí tiêm mỗi lần để tránh các vấn đề về da.

  • Cần có cách khoa học để nhớ nơi bạn đã tiêm lần cuối. Sử dụng tất cả các vị trí tại cùng một vùng tiêm trước khi chuyển sang vùng tiếp theo. Xin tư vấn của nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị cách bạn làm điều này như thế nào.

  • Cách khoảng 1 inch giữ hai vị trí tiêm.

  • Không tiêm vào vùng 2 inch quanh rốn.

  • Không tiêm vào vùng da bị thương hoặc sẹo. Và không tiêm vào nốt ruồi, mạch máu bị vỡ [những vết thâm đỏ].

  • Không tiêm vào chân vì con của quý vị sẽ vận động. Ví dụ, không tiêm vào chân của người chạy vì insulin sẽ hấp thu rất nhanh khi họ vận động. 

Sử dụng Ống tiêm

LUÔN LUÔN kiểm tra đường huyết của bé trước khi tiêm insulin. Các chỉ số đường huyết giúp quý vị quyết định cần tiêm bao nhiêu insulin. Khi tiêm insulin, cần chắc chắn tiêm vào vùng mỡ ngay dưới da. Hầu hết những người bị tiểu đường khi tiêm sử dụng ống tiêm. Làm theo những bước sau để tiêm insulin bằng ống tiêm:

Bước 1: Sẵn sàng

  • Tập hợp các dụng cụ.  Bạn sẽ cần:

    • Một ống tiêm mới

    • Insulin

    • Bông cồn

    • Hộp đặc biệt để vứt ống tiêm đã sử dụng [hộp đựng chất thải sắc nhọn]. Quý vị có thể mua hộp đựng chất thải sắc nhọn tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ y tế. Quý vị cũng có thể sử dụng lọ xà phòng giặt đồ rỗng, hoặc bất kỳ hộp có nắp chống thủng nào khác.

  • Rửa tay. Sử dụng xà phòng hoặc nước ấm.

  • Rửa sạch lọ insulin. Dùng bông cồn sát trùng nắp cao su lọ insulin.

  • Chuẩn bị insulin. Nếu con của quý vị dùng loại insulin màu đục, lăn tròn lọ insulin nhẹ nhàng giữa hai bàn tay khoảng 20 lần. Không được lắc lọ insulin. Và tránh sử dụng insulin lạnh. Thay vào đó, giữ chai ở nhiệt độ phòng và bảo quản phần còn lại trong tủ lạnh. 

Bước 2: Chuẩn bị ống tiêm

  • Rút ống tiêm khỏi bao gói.

  • Bỏ nắp đậy trên kim tiêm.

  • Kéo pittong để lấy không khí vào ống tiêm. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào ống tiêm. Kéo pittong xuống đến điểm [vạch] đơn vị insulin mà bạn muốn tiêm. LƯU Ý: điểm đánh dấu trên ống tiêm gần kim tiêm nhất là 0 [không phải 1].

  • Đẩy lượng không khí từ ống tiêm vào lọ insulin. Giữ lọ theo phương thẳng đứng bằng một tay. Tay khác giữ ống tiêm thẳng lên và xuống. Từ từ đẩy pittong để bơm không khí vào trong lọ. [Bơm không khí vào để dễ dàng lấy insulin ra.]

  • Lộn ngược ống tiêm và lọ insulin xuống dưới. Giữ kim tiêm ở nắp lọ. Lật ống tiêm và lọ insulin sao cho lọ hiện giờ ở trên và ống tiêm ở dưới. Cẩn thân không bẻ cong kim tiêm khi chọc vào lọ insulin.

  • Rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm. Giữ cho đầu kim tiêm dưỡi mức insulin trong lọ. Quý vị cần kéo kim tiêm ra nhẹ nhàng. [Việc này giữ cho không khí không đi vào ống tiêm.] Từ từ kéo pittong để rút lượng insulin quý vị cần tiêm.

  • Kiểm tra bóng khí. Nhẹ nhàng gõ vào ống tiêm khi kim tiêm vẫn ở nắp lọ. Bóng khí sẽ chuyển đến phần đầu của ống tiêm. Đẩy pittong một chút để thả bóng khí quay trở lại lọ insulin. [Một cách khác để thả bóng khí là từ từ đẩy tất cả lượng insulin trở lại lọ và sau đó rút lại toàn bộ lượng insulin. Lúc này, kéo pittong nhẹ nhàng hơn để tránh bóng khí.]

  • Rút kim tiêm ra khỏi lọ insulin.

Bước 3: Tiêm 

  • Lau sạch vị trí tiêm. Dùng bông có cồn để sát trùng vùng da quý vị định tiêm. Để vùng này khô. Nếu da còn ướt cồn thì vết tiêm sẽ bị đau buốt. 

  • Bấu 1 inch da. Kéo khoảng 1 inch da lên. Bấu vào da nhẹ nhàng. Không siết chặt quá. Việc này nhằm đảm bảo quý bị không tiêm vào bắp. Tiên vào bắp sẽ rất đau.

  • Chọc mũi tiêm.  Chọc mũi tiêm vào da, như được hướng dẫn bởi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị. Giữ kim tiêm lại góc mà bạn đã được hướng dẫn. Đẩy kim tiêm vào cho đến khi bạn không nhìn thấy nữa.

  • Tiêm insulin. Từ từ đẩy pittong cho đến khi tiêm hết. Đếm đến 5 trước khi rút kim tiêm.

Bước 4: Rút kim tiêm

  • Rút kim tiêm ra khỏi da.

  • Xem vết tiêm có bị rỉ insulin và máu không. Nếu vết tiêm chảy máu, chấm nhẹ bằng bông hoặc miếng gạc. Nếu insulin rỉ ra, hãy yêu cầu nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị kiểm tra kỹ thuật tiêm của bạn trong lần khám tiếp theo.

Bước 5: Sau khi tiêm 

  • Vứt ống tiêm vào hộp đựng chất thải sắc nhọn. Không đặt ống tiêm ở bất cứ nơi nào. Và không đậy lại nắp kim tiêm. Không được vứt ống tiêm vào rác thông thường. Ai đó vứt rác hoặc lấy rác từ nhà quý vị có thể bị dính kim tiêm đâm.

  • Chắc chắn rằng con của quý vị sẽ ăn trong vòng 15 phút sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh [loại insulin được dùng trước bữa ăn].

Dùng Bút tiêm Insulin

Bút tiêm cũng được dùng để tiêm insulin. Bút tiêm giúp cho việc đo lượng insulin và chuẩn bị tiêm dễ dàng hơn. Vì lý do này mà bút tiêm được sử dụng phổ biến nhất khi bé không ở nhà. Bút tiêm nhìn giống bút viết. Nó giống bút bình thường có mực, bút tiêm insulin đựng insulin trong hộp chứa. Kim tiêm mới được vít chặt vào bút mỗi lần quý vị tiêm insulin. Khi quý vị tiêm, insulin chảy ra khỏi mũi kim tiêm giống như mực chảy ra khỏi bút khi viết. Có nhiều loại bút tiêm insulin. Nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị sẽ nói cho bạn điều gì là tốt nhất cho bé. Bút cũng có kèm theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất để bạn làm theo.

Lời khuyên Sử dụng Bút

  • Rửa tay và rửa sạch vị trí tiêm bằng xà phòng và nước hoặc bông có cồn trước khi tiêm. Việc này giúp giữ cho vết tiêm không bị nhiễm trùng/

  • Mỗi lần tiêm cần sử dụng kim tiêm mới.

  • Không bao giờ để kim tiêm trong bút tiêm insulin khi quý vị không sử dụng.

  • Trước khi tiêm, gõ nhẹ kim tiêm bằng đầu ngón tay để loại bỏ bóng khí. Sau đó kiểm tra bút bằng cách ấn nút tiêm cho đến hết. Insulin sẽ ra khỏi kim tiêm khi bạn làm như vậy. Nếu không, hãy kiểm tra xem còn bóng khí không. Sau đó kiểm tra lại. Nếu không có insulin thoát ra sau ba lần thử thì thử lại với kim tiêm mới.

  • Đẩy nút tiêm xuống cho đến hết. Sau đó đếm đến 10 khi tiêm insulin [bút mất nhiều thời gian tiêm insulin hơn ống tiêm].

Bảo quản Insulin

  • Insulin cần được bảo quản mát mới cho tác dụng bình thường. Bảo quản lọ chưa mở trong tủ lạnh. Lọ đã mở cần bảo quản ở nhiệt độ phòng [ví dụ như trên kệ trong nhà bếp]. Không để insulin bị nóng quá. Luôn luôn duy trì nhiệt độ dưới 86°F và không bao giờ được để nó đông cứng!

  • Mỗi lọ insulin đều có hạn sử dụng. Luôn luôn loại bỏ insulin đã quá hạn sử dụng, dù quý vị đã mở nó hay chưa. [Điều này là do insulin quá hạn có thể không tác dụng tốt.]

  • Ngoài việc có hạn sử dụng, insulin cần phải sử dụng trong vòng 28 ngày từ khi mở lọ. Viết ngày quý vị đã mở trên thân lọ, để ghi nhớ. Ngay cả khi bạn không dùng hết lọ, sau 28 ngày hãy vứt nó đi và mở lọ mới.

  • Chắc chắn rằng con của quý vị mang theo insulin và đồ tiêm trong túi cách nhiệt khi ra khỏi nhà.

  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về cách sử dụng hay bảo quản insulin, hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị.

Vượt qua Nỗi sợ Tiêm

Việc tiêm chích có thể rất khó khăn đối với cả quý vị và bé. Tuy nhiên có những cách mà quý vị có thể làm để việc tiêm trở nên dễ dàng hơn. Để làm cho bé hết sợ hãi:

  • Tiến hành việc tiêm bình thường và theo kế hoạch.

  • Khen bé vì không làm trì hoãn hoặc tìm lý do trì hoãn. Nếu con của quý vị cần phàn nàn, hãy để bé có thời gian cho việc đó sau khi tiêm xong.

  • Nếu bé thực sự sợ kim tiêm, hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bé. Họ có thể giúp quý vị tìm các thiết bị giúp việc tiêm bớt đau hơn cho bé.

Vai trò của Bé

Quý vị không bao giờ muốn ép con mình tiêm. Hãy để bé nói với bạn bé đã sẵn sàng hay chưa. Nếu bé đã lớn, bé có thể muốn sự trợ giúp khi tiêm. Hãy chắc chắn rằng đó là quyết định của bé đối với việc tiêm. Giúp bé tìm hiểu việc tiêm bằng cách để bé:

  • Xác định cần lấy bao nhiêu insulin.

  • Chọn vị trí tiêm.

  • Rút insulin từ trong lọ ra ống tiêm.

  • Đẩy pittong để tiêm insulin.

  • Thực hành tiêm trên quả cam.

  • Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị về các thiết bị giúp cho trẻ không nhìn thấy kim tiêm.

  • Giữ cho da khỏe mạnh bằng việc thay đổi vị trí tiêm mỗi lần. Làm như vậy để da không bị sẹo vì sẹo làm cho insulin khó tác dụng bình thường. Bên cạnh đó, không bao giờ tiêm vào nốt ruồi, vết cắt, sẹo, hoặc các mạch máu vỡ [những vết thâm đỏ].

  • Hãy tham khảo nhân viên y tế của quý vị về việc tiêm thử bằng nước muối vô trùng để trải nghiệm cảm giác tiêm.

Các nguồn lực

Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường, hãy truy cập các trang web sau:

  • Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ www.diabetes.org

  • Trẻ em mắc Bệnh tiểu đường www.childrenwithdiabetes.com

  • Tổ chức nghiên cứu bệnh đái tháo đường ở thanh thiếu niên www.jdrf.org

LƯU Ý: Tài liệu này không cung cấp tất cả thông tin bạn cần để chăm sóc trẻ có bệnh tiểu đường. Hãy tham khảo nhóm chăm sóc sức khỏe cho con của quý vị để biết thêm thông tin.

Video liên quan

Chủ Đề