Cà pháo để được bao lâu

Tết khao

Nguyên liệu cần chuẩn bị để muối cà pháo

– Cà pháo: 300g: Ở miền Bắc thường dùng loại cà xanh để muối. Bạn hãy chọn những quả cà pháo già, khi ăn sẽ giòn và thơm hơn. Nếu chưa có kinh nghiêm, bạn hãy cắt đôi trái cà, nếu thấy phần hạt già, thì đó chính là những trái cà nên chọn. Tránh chọn những trái cà còn non, khi muối sẽ bị hăng, lại bị dai chứ không giòn.

– Riềng: 1 củ nhỏ

– Tỏi: 1 củ

– Ớt sừng: 5 quả

– Giấm trắng: 1 thìa canh

– Muối hạt

– Nước

– Lọ thủy tinh: Lọ thủy cần được rửa sạch sẽ và đảm bảo khô ráo

Cách bước thực hiện muối cà pháo miền Bắc

Bước 1: Sơ chế cà pháo

Công đoạn này khá quan trọng, góp phần quyết định thành phẩm có ngon hay không:

– Trước khi muối cà, bạn cần phơi nắng khoảng 1 ngày để cà bị héo đi, có như vậy khi muối cà sẽ giòn hơn đấy.

– Tiếp theo, bạn dùng tay hoặc dao cắt bỏ phần cuống cà, làm xong quả nào thì cho vào nước muối loãng luôn nhé. Chú ý, khi cắt bỏ cuống không được cắt lấn vào phần thịt, sẽ làm cho cà dễ bị hỏng khi muối. Khi đã cắt hết cuống cà, bạn thay một chậu nước muối loãng khác và ngâm cà từ 3-4 tiếng để cà ra hết phần nhựa.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

– Tỏi bóc vỏ, đập dập hay băm nhỏ đều được

– Riềng cao vỏ, rửa sạch rồi đập dập

– Ớt sừng rửa sạch, thái lát

Bước 3: Bắt đầu muối cà

– Cà sau khi ngâm vớt ra, rửa lại với nước lạnh và để cho ráo nước

– Bắc một cái nồi lên bếp, đổ vào 1 lít nước rồi cho vào 60g muối và đun sôi lên, sau đó để nguội

– Cho ½ lượng tỏi và gừng xuống vào lọ thủy tinh trước, sau đó cho cà vào lọ, sau đó cho phần và gừng cùng với ớt sừng lên trên cùng. Sau đó cho thêm giấm trắng vào để cà nhanh chín hơn và cuối cùng là đổ nước vào rồi đậy nắp lọ lại. Sau khoảng 5 ngày là có thể ăn được.

JAMJA’s BLOG mách bạn một vài mẹo nhỏ bạn nên biết để cà pháo muối được ngon hơn

– Bạn có thể cho thêm vài miếng lõi của quả dứa vào để cà muối có mùi thơm hơn, hấp dẫn hơn.

– Nếu bạn muối nhiều cà hơn, hãy cứ căn chỉnh lượng muối bằng 1/5 lượng cà là được. Tránh cho quá nhiều muối, cà quá mặn sẽ không ngon. Nhưng nếu quá ít muối, cà sẽ nhanh bị chua.

– Nếu bạn muối nhiều cà và muối vào lọ có miệng rộng, hãy dùng cái vỉ tre để đè lên trên bề mặt, như vậy cà sẽ không bị đen do nổi lên trên mặt nước. Nếu không có vỉ tre, bạn có thể dùng một chiếc túi bóng sạch và cho nước vào, cột chặt và đè lên trên cà.

– Hãy để cà pháo muối thật chín rồi hãy ăn nhé, tránh ăn cà sống sẽ không có lợi cho sức khỏe

Cà pháo muối có thể dùng để chấm tương/mắm tôm ăn cùng với cơm trắng hoặc ăn cùng với canh để bữa ăn thêm đậm đà.

Cách muối cà pháo miền Trung

Mỗi miền đều có phong tục tập quán riêng, cách muối cà pháo cũng vậy. Hãy cùng xem cách làm cà pháo muối  miền Trung có gì khác so với cách muối cà pháo miền Bắc nhé.

Nguyên liệu cần có để muối cà pháo miền Trung

– Cà pháo: 300g: Ở miền Trung thường mua loại giống cà Đà Nẵng, vì theo người dân loại cà này có độ giòn ngon mà không loại cà nào có thể sánh bằng. Hãy chọn những quả không quá non cũng không quá già nhé.

– Muối hạt

– Riềng: 1 củ

– Tỏi: 1 củ

– Ớt sừng

– Mía: vài khúc ngắn, thường dùng phần mắt mía

– Thính: Được làm bằng gạo nếp nấu chín [xôi] rồi phơi thật khô, sau đó rang lên sẽ nở ra và có màu nâu đậm. Thính sẽ giúp cà muối nhanh chín và còn thơm hơn nữa.

– Nước sôi để nguội

– Lọ thủy tinh/hũ/vại

Các bước thực hiện muối cà pháo miền Trung

Bước 1: Cà pháo sau khi mua về phơi nắng cho đến khi héo, thấy da cà nhăn nheo thì mang vào. Tiếp theo bạn dùng dao hoặc tay nhặt bỏ cuống cà rồi ngâmcà  trong nước muối trong khoảng 3 tiếng. Sau đó vớt ra và để cho thật ráo nước.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác.

– Riềng rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi giã nhỏ hoặc thái lát đều được

– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ

– Ớt sừng rửa sạch, thái lát hoặc băm nhỏ

– Thính sau khi rang thì cho vào cối giã nhỏ vừa phải

– Mía đập dập

Bước 3: Muối cà pháo

– Hòa tan khoảng 60g muối với 1 lít nước sôi nguội

– Cho toàn bộ cà vào lọ/hũ/vại, sau đó cho tỏi, riềng, ớt, mía và thính vào. Cuối cùng bạn đổ nước muối lên sao cho ngập mặt cà. Nếu thấy chưa đủ, bạn có thể đổ thêm nước sôi nguội vào.

– Lấy vỉ tre hoặc túi nước đè lên trên để cà không bị nổi.

Đậy nắp lại và để nguyên trong khoảng 5 ngày là bạn có thể dùng được. Cà pháo muối miền Trung thường được nhiều người ưa thích bởi khi ăn rất giòn mà lại rất thơm. Tuy cách làm hơi cầu kỳ nhưng đổi lại ban sẽ có món ăn kèm cực kỳ ngon.

Cách muối cà pháo miền Bắc và miền Trung đã được JAMJA’s BLOG hướng dẫn ở trên. Bạn thích muối cà theo kiểu nào thì bắt tay vào thực hiện ngay và luôn nhé. Bữa cơm mà không có cà muối thì quả là một sự thiếu sót đấy.

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

Comments

comments

Tết khao

Cách muối cà pháo nguyên quả này sử dụng cà trắng, kết hợp với công thức pha nước ngâm chuẩn để cà muối không bị úng, không nổi váng. Khi ăn rất giòn với vị mặn ngọt chua cay vừa phải.

Cà muối

Cách muối cà pháo khó nhất là làm sao để pha nước muối chuẩn để cà giòn, trắng không bị thâm đen, không bị úng và đặc biệt nước muối cà không bị váng nhớt. Ngoài ra, việc muối cà để có mùi thơm đặc trưng thì không phải ai cũng biết.

Cà muối là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Việt Nam. Tùy vào vùng miền mà có cách muối cà khác nhau để hợp với khẩu vị ăn. 

Người miền Bắc thường thích ăn cà xanh muối xổi, có vị chua chua còn người miền trong lại thích ăn cà trắng, giòn, muối mặn, hoặc muối mặn ngọt.

Để muối cà thì có thể dùng cà pháo hoặc cà bát [là loại cà xanh to]. Đối với cà pháo thì lại có nhiều loại và phổ biến nhất là cà trắng và cà xanh. Cà xanh thì ít hạt hơn nhưng lại không có độ giòn bằng cà trắng. Nên tùy theo sở thích mà người muối có thể chủ động lựa chọn cà để chế biến. Như mình thì mình rất thích ăn cà muối giòn nên mình chọn cà trắng.

Hiện nay thông dụng nhất có 2 dạng muối cà là muối cà pháo nénmuối cà xổi. Muối xổi thì nhanh, có thể muối xong và ăn trong ngày. Còn muối nén thì sau 2-3 ngày mới có thể ăn được.

2 cách muối này khác nhau cơ bản ở lượng muối cho vào lúc pha nước, trong đó muối cà xổi thì cho lượng muối ít hơn so với muối cà nén và có thể cho thêm 1-2 thìa dấm gạo để tăng vị chua, kích thích quá trình lên men để cà nhanh ăn được. Trong bài viết này thì Cook béo sẽ chia sẻ cách muối cà pháo nén giòn tan để các bạn có thể tham khảo.

Khẩu phần ăn: 4

Thời gian chuẩn bị: 25 phút

Thời gian nấu: 10 phút

Nguyên liệu

  • Cà pháo trắng: 1 kg
  • Tỏi: 2 củ [ tương đương 12-13 tép tỏi nhỏ]
  • Giềng: 50-60g
  • Ớt tươi: 3-4 quả
  • Muối hạt sấy [hoặc muối tinh]
  • Nước đun sôi để nguội: 2 lít
Nguyên liệu

Cách làm

Cà mua về rửa sạch phần bụi bẩn và bùn đất bám bên ngoài vỏ. Sau đó để cho ráo nước.

Tỏi bóc vỏ, ấn dập từng tép tỏi, không cần phải băm nhuyễn. Chỉ cần ép dập tép tỏi là tinh dầu tỏi cũng đã tiết ra vừa đủ.

Giềng gọt vỏ, rửa sạch, thái từng miếng mỏng.

Ớt bỏ cuống, cắt đôi hoặc giữ nguyên quả tùy thích.

Các nguyên liệu đã được sơ chế xong

Chuẩn bị sẵn 1 tô to, cho 1 lít nước đun sôi để nguội vào, pha với 40g muối sấy, khuấy đều để muối tan. Sau đó, cắt bỏ núm cà và cho cà vào tô nước muối để cà không bị thâm, giúp cà sạch khuẩn và khử bớt độ chát của cà.

Ngâm cà khoảng 5 phút.

Trong lúc đợi ngâm cà thì sẽ tiến hành pha nước muối. Để nước muối cà trong, không bị váng, cà giòn và không bị thâm thì phải đảm bảo nước pha được sạch sẽ, không có vi khuẩn. Với 1kg cà pháo thì tỷ lệ pha nước muối sẽ là 1 lít nước đun sôi để nguội, 40g muối sấy [tương đương 4 thìa ăn cơm] và 10g đường trắng để kích thích cà lên men. Quấy đều để muối và đường tan.

Nếu như muối hạt và muối tinh các bạn thấy có lẫn nhiều tạp chất, bẩn, không đảm bảo vệ sinh thì nên đun sôi nước theo tỷ lệ trên, sau đó để nguội.

Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh, hoặc hũ sứ, gốm để đựng cà muối. Muối cà bằng lọ thủy tinh hoặc gốm, sứ cà sẽ ngon, và đảm bảo an toàn hơn là sử dụng lọ làm bằng chất liệu nhựa. Lưu ý phải đảm bảo lọ đựng muối cà sạch sẽ và thật khô ráo, nếu không cà sẽ bị váng và úng.

Để cẩn thận hơn, bạn có thể trần lọ qua nước nóng, sau đó lau thật khô.
Vớt cà ngâm ra và xếp vào lọ, cứ 1 lớp cà sẽ cho 1 lớp giềng, tỏi và ớt. Cứ thế xếp hết cà vào lọ. Sau đó đổ nước muối đường đã pha vào.

Bản chất của cà pháo muối nén là cà phải được ngập nước và nén kỹ. Chính vì thế sau khi đổ nước vào, bạn phải nén cà bằng vỉ tre lên trên để đảm bảo cà luôn nằm dưới mực nước.

Nếu không có vỉ tre, bạn có thể nén cà bằng cách cho 1 ít nước lọc vào túi bọc thực phẩm, buộc kín lại và đè cà lên trên để cà chìm xuống dưới.
Nén cà xong thì bạn đậy kín nắp và để lọ cà muối ở nơi thoáng mát. Với thời tiết mùa hè nóng bức thì chỉ cần sau 2 ngày là cà muối đã ăn được. Nước muối cà trong, không bị váng, cà trắng và giòn, khi ăn không bị quá mặn hoặc quá nhạt, rất vừa phải.
Lọ cà muối của mình sau 2 ngày.

Cà muối đặc biệt thích hợp khi ăn cùng với các món canh, nhất là những món canh thanh mát ngày hè như canh cua rau đay, canh cua mồng tơi mướp, canh ngao chua, canh ngao rau cải... hay đơn giản là rau muống luộc. Bữa cơm với một bát cà muối cũng có thể kết hợp với một đĩa thịt heo luộc chấm cùng bát nước mắm tỏi ớt tuy đơn giản nhưng lại rất đưa cơm.

Như vậy Cook béo đã chia sẻ cách muối cà pháo giòn, ngon và một số lưu ý quan trọng trong quá trình chế biến để đảm bảo cà muối trắng, giòn, không bị úng thâm, nước muối không bị váng. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng và đạt kết quả như mong đợi, tự tay muối 1 lọ cà trắng tinh ngay tại nhà để ăn kèm với các món canh thơm ngon.

Các bạn chú ý khâu chọn cà. Lưu ý không nên chọn những quả cà bị dập nát và bị sâu ăn. Nếu muốn muối cà bổ miếng thì có thể chọn quả cà to 1 chút, còn nếu bạn muốn muối nguyên quả thì chọn những quả vừa và đều nhau. Như vậy thì cà mới chua đều.

Cà pháo trắng

Giềng thì bạn nên chọn phần giềng bánh tẻ, có nghĩa là giềng không quá non không quá già, khi thái ra có màu hồng và vân thớ khá rõ ràng.

Muối sấy các bạn mua ở siêu thị, dạng muối sấy này đã được trải qua công đoạn chế biến nên rất sạch sẽ. Nếu không có muối sấy, bạn có thể thay bằng muối hạt hoặc muối tinh. Nhưng nếu muối không sạch và không khô thì ở bước muối cà bạn cần cho muối vào nước rồi đun sôi để nguội chứ không pha với nước đun sôi để nguội như công thức của mình.

Cà muối là món ăn kèm được nhiều người yêu thích vì nó rất đưa miệng, đặc biệt khi ăn cùng với canh cua hay canh rau, canh chua.

Theo Đông y, mặc dù là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như trị đau dạ dày, tiêu viêm hay nhuận tràng. Tuy nhiên trong cà sống cũng có chứa lượng độc tố Solanin gây rối loạn hệ thần kinh và tiêu hóa như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho, đau nhức xương khớp... Bên cạnh độc tố Solanin, trong cà sống còn có chất độc hại alkaloids mà điểm nhận biết đó là nếu khi ăn quả cà thấy có vị đắng thì bạn nên bỏ luôn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì vậy mà mặc dù là món ăn rất ngon nhưng các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cà chưa chế biến kỹ, đặc biệt là cà muối xổi.

Nếu như thấy cà muối nổi váng trắng, các bạn cũng đừng tiếc mà nên bỏ đi. Vì lúc này, cà đã lên men và phân hóa thành những chất độc có hại.

Thường khi muối cà nén, sau 2-3 ngày là có thể ăn được và chỉ nên ăn trong vòng 3-4 ngày tiếp theo.

Còn đối với cà muối trường [dạng muối cà cho rất nhiều muối] thì có thể dùng lâu hơn vì dạng muối này cho rất nhiều muối hạt nên độ mặn cao, hạn chế quá trình phát triển của vi khuẩn sau khi lên men.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Video liên quan

Chủ Đề