Cá chình nước ngọt sinh sản ở đâu

2019-10-11 15:44:06

Cá Chình là loài cá có thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Với quy mô nhỏ bà con có thể phát triển nuôi cá Chình với hiệu quả kinh tế rất cao. Sau đây là một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi:


1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC:

1.1. Môi trường

- Cá chình là loài cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

- Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.

- Da và ruột cá có khả năng hô hấp, chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là cá có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ.

- Nhiệt độ từ 1 - 38oC cá đều có thể sống được, nhưng nhiệt độ thích hợp là từ 25 - 27oC.

- Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước từ 2 - 5 mg/l là thích hợp cho cá sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.

1.2. Tập tính ăn và sinh trưởng:

- Cá chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật nhỏ và côn trùng thuỷ sinh.

- Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du và giun ít tơ.

- Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 - 6 con/kg.

- Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g.

- Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn khá đồng đều, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40cm con đực lớn chậm hơn con cái.

1.3. Tập tính sinh sản:

- Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng.

- Cá con mới lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều biến thái hình thành cá chình hương màu trắng, sau đó sắc tố tăng dần thành màu đen.

- Việc sinh sản nhân tạo cá chình đến nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công. Tất cả cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc ven biển. Ở nước ta cá Chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh.

2. KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT:

* Ương từ cá có trọng lượng từ 0,5 - 1 g/con lên cỡ 10 - 15 g/con.

2.1. Tắm cho cá.

- Dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tắm cho cá:

Thuốc tím [KMnO4] : 1 - 3 ppm; Sunfat đồng [CuSO4] : 0,3 - 0,5ppm; Formalin : 1 - 3 ppm.

- Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 15 - 30 ‰, từ 15 - 30 phút.

2.2. Ao ương.

- Diện tích ao ương tháng thứ nhất 50-100m2, nước sâu từ 50-60 cm;

- Diện tích ao ương tháng thứ hai 100 - 200m2, nước sâu từ 70 - 80cm;

- Diện tích ao ương tháng thứ ba 300 - 400m2, nước sâu từ 70 - 80 cm.

2.3. Nhiệt độ nước ao.

Thích hợp nhất là 28oC, dưới 22oC cá dễ bị bệnh. Nếu nhiệt độ khống chế được ở phạm vi 25 - 29oC, cộng các điều kiện quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 80 - 95% và 20% cá nuôi trong năm [từ cá hương] có thể thành cá thương phẩm.

2.4. Mật độ.

- Thả từ 0,3 - 0,5 kg cá hương/m3 nước ao ương.

2.5. Cho ăn

- Ngày thứ nhất đến ngày thứ hai cho ăn côn trùng thuỷ sinh;

- Ngày thứ ba đến ngày thứ tư cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ;

- Ngày thứ năm cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ với 10 - 30% thức ăn tổng hợp. Sau đó mỗi ngày tăng thêm 10% thức ăn tổng hợp đến ngày thứ 10 thức ăn tổng hợp chiếm 80%. Từ ngày thứ 15 trở đi hoàn toàn dùng thức ăn tổng hợp. Lượng thức ăn tổng hợp được tính bằng 10 - 15% trọng lượng cá trong ao, ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

- Giai đoạn cho ăn tôm, cá tạp bằm nhỏ, liều lượng bằng 30 - 35% trọng lượng cá trong ao và ngày cho ăn 3 lần vào sáng, chiều, tối.

- Nếu nhiệt độ dưới 15oC chỉ cho ăn 1 lần hoặc không cho ăn.

- Khi cho ăn không sục khí, tập dần cho cá chỉ ăn ban ngày và khu vực cho cá ăn không cần che tối.

- Nên bổ sung các Vitamin, khoáng, dinh dưỡng vào thức ăn.

2.6. Quản lý chăm sóc.

Phải đảm bảo ao ương đạt các chỉ tiêu sau:

Mặc dù có khả+ năng chịu đựng hàm lượng ôxy thấp rất tốt, nhưng để cá chóng lớn hàm lượng ôxy hoà tan trong nước tốt nhất phải đạt 5 mg/l trở lên, dưới 4 mg/l cá không lớn được;

pH = 7 - 8,5;+

NH4 - N :+ < 2 ppm,

Vượt quá chỉ tiêu trên+ cá sẽ bị bệnh viêm nang, viêm ruột;

Ðộ trong trên dưới 40 cm, không được dưới 20 cm.

2.7. Quản lý hằng ngày.

- Hằng ngày phải xi phông đáy ao, hút bớt phân rác ở đáy ao làm giảm lượng NH4– . Thay nước , lượng nước hằng ngày bằng 50% lượng nước trong ao;

- Ðặt máy sục khí tăng ôxy hoà tan trong nước. Hoặc có thể dùng máy quạt nước, vừa cấp Oxy vừa tạo thành dòng chảy trong ao.

2.8. Phân loại cá để nuôi.

- Quá trình ương nuôi cá phân đàn rất nhanh nên phải phân loại kích cỡ lớn, bé để nuôi tiếp cho thích hợp, thông thường 25 - 30 ngày phân cỡ một lần, nếu cá lớn nhanh thời gian phân đàn có thể rút ngắn hơn nữa;

- Trước khi phân đàn 12 tiếng không cho cá ăn. Sau khi phân loại xong nửa tiếng cho cá ăn lại như bình thường.

2.9. Có thể nuôi ghép cá chình với các loại cá khác.

- Cá chình có thể nuôi với cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá diếc để ăn sinh vật phù du trong ao, làm sạch nước ao có lợi cho cá chình và thu thêm được sản phẩm trong ao nuôi;

- Tỷ lệ thả ghép là cứ mỗi 100m2 ao ương cá chình thả thêm 4 - 5 con vừa mè trắng, mè hoa, cá chép hoặc cá diếc.

Theo hoinongdan.hue.gov.vn 

Cá Chình có tên khoa học là Anguilliformes với khoảng 900 loài sinh sống trên toàn thế giới. Đây là loài cá di cư và có môi trường sống rất đa dạng, chúng phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá Chình qua bài viết sau đây.

Đặc điểm sinh học của cá Chình

Cá Chình có thân dài thuôn khá giống với loài lươn. Chúng có đầu tròn nhỏ, mắt khá bé với miệng lớn hơi nhếch lên trên và môi dày. Cá Chình có nhiều răng nhỏ và dày giúp chúng dễ dàng tiêu diệt con mồi.

Cá Chình lúc nhỏ bụng có màu vàng, lưng hơi ngả xám. Màu sắc của chúng cũng phụ thuộc nhiều vào mồi trường sống hiện tại, trong đó có nhiệt độ nước. Cá Chình có thể đạt kích thước từ 60cm tới 2m và nặng tối đa 17kg khi trưởng thành. Đặc biệt, cá Chình không có vây bụng mà chỉ có vây ngực khá tròn và ngắn. Vây lưng khá dài, nối liền với vây đuôi và vây hậu môn. Loài cá này hô hấp qua da nên da chúng rất nhớt.

Các loại cá Chình phổ biến

Như đã nói, cá Chình phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới và rất đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, dưới đây là một vài dòng cá Chình phổ biến thường gặp ở Việt Nam.

Cá chình điện

Còn có tên gọi là lươn điện bởi đặc điểm rấ đặc biệt đó là khả năng phát ra điện làm tê liệt con mồi. Cá Chình điện có thể dài tới 2.5m và nặng 20kg khi trưởng thành. Chình điện phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ, quanh lưu vực sông Amazon và sông Orinoco.

Cá Chình hoa

Đây là dòng cá Chình phổ biến nhất ở nước ta. Điểm nổi bật của chúng là có hoa văn trên thân và không có gai cứng. Đặc biệt, bong bóng của cá Chình hoa thông với ruột, chúng sống trong môi trường nước ngọt nhưng trưởng thành sẽ bơi ra biển để sống và sinh sản. Cá Chình hoa có kích thước rất lớn, dài khoảng 2m và nặng tới 20kg khi trưởng thành với tuổi thọ lên đến 40 năm.

Cá Chình mun

Cũng là dòng cá Chình phổ biến ở Việt Nam, kích thước nhỏ hơn cá Chình hoa. Hiện nay, dòng cá Chình này được xếp vào sách đỏ cần bảo vệ vì còn rất ít cá thể ngoài tự nhiên.

Cá Chình biển

Chỉ sinh sống ở môi trường nước mặn, cá Chình biển chỉ có vây ngực, hoạt động chủ yếu vào ban đêm tại các bãi đá ngầm ven biển. Cá Chình biển có thể dài tới 3m và nặng hơn 100kg khi trưởng thành.

Cá Chình bọc

Cá Chình bọc có đặc điểm nổi bật là đầu và đuôi rất giống nhau, toàn thân màu đen. Đây là dòng cá Chình kích thước nhỏ, khi trưởng thành chỉ dài khoảng 30cm.

Kỹ thuật nuôi cá Chình

Khi chọn mua cá Chình, phải tìm mua ở những nơi cung cấp uy tín, đã qua kiểm dịch. Nên lựa những con nhanh nhẹn, da bóng láng, nhiều nhớt và không bệnh tật. Cá giống cần đạt 50 đến 100g thì sẽ nhanh thích nghi với môi trường mới. Có thể thả từ 5 tới 10 con/m2 với điều kiện ao đã được cấp nước và tạo oxy đều đặn.

Ao nuôi cá Chình cần có mực nước sâu khoảng 1.5m, bờ ao cao hơn mực nước tối thiểu 60cm. Nên giăng lưới chắn hoặc xây gạch để cá không tìm cách thoát ra ngoài. Ao phải có công cấp và thoát nước để đảm bảo vệ sinh, dễ dàng thay nước. Đây là loài cá có tập tính sống chui rúc, ưa tối nên chúng ta có thể thả vào ao các loại ống nước, ống tre trúm,…làm nơi ẩn náu cho cáo tránh nhiệt độ cao.

Khi cá giống còn nhỏ, chỉ nên cho ăn trùng chỉ, các loại ốc, cá xay nhuyễn. Cá Chình được hơn 100g thì có thể cho ăn cá tươi cỡ vừa miệng. Tùy thuộc diện tích ao mà chúng ta bố chí sàn ăn sao cho hợp lý.

  • Khi cá còn nhỏ, lượng thức ăn hàng ngày cho cá bằng khoảng 8 đến 12% trọng lượng cá đang thả.
  • Khi cá lớn hơn giảm dần xuống mức từ 2 đến 4% trọng lượng cá.
  • Mỗi ngày cho ăn 1 hoặc 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn vì đây là thời điểm cá hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Cá Chình sau hơn một năm nuôi có thể đạt cân nặng 1kg/con. Lúc này có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc chia thành từng đợt. Sau vụ thu hoạch, cần cải tạo ao cá bằng cách nạo vét hết lớp bùn cũ và đổ cát dày khoảng 10cm để đáy ao luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, sử dụng vôi bộ để sát trùng và kết hợp với chế phẩm sinh học để đảm bảo độ trong của nước khoảng 30 – 40cm và nồng độ pH ở mức 7 đến 8 là được.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ những thông tin tổng quát về cá Chình và kỹ thuật nuôi giống cá này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc tham khảo và có thêm kinh nghiệm khi chọn nuôi loài cá này.

–>

Video liên quan

Chủ Đề