Chợ gò tà mâu ở đâu

Chợ Gò Tà Mâu cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ khoảng 800 [cửa khẩu Tà Mâu – xã Vĩnh Ngươn, TX Châu Đốc- An Giang], được biết đến như khu chợ tập kết đồ cũ nổi tiếng đa dạng. Chợ Gò Tà Mâu Campuchia bán từ áo quần đến đồ điện tử, từ hàng hiệu đến hàng chợ cóc, từ hàng Mỹ đến hàng Thái, không thiếu thứ gì. Đặc biệt, ở chợ này có 3 cái không – Không bảo hành, Không thử, Không đổi trả là đặc điểm khiến khu chợ trở nên “đáng đến” hơn.

Chợ Gò Tà Mâu nổi tiếng bán đồ second-hand

1. Không thử đồ tại chợ Gò Tà Mâu Campuchia

Chợ vốn là nơi chuyên bán các mặt hàng second-hand từ đủ các thương hiệu lớn, có Chanel, có Gucci, có Old Navy, HM, cũng có 8seconds, có Việt Tiến,… hay các mặt hàng điện tử từ Sony, Panasonic đến Samsung, Apple,… Vì là hàng cũ đã qua sử dụng nên đồ ở đây có giá khá rẻ từ vài trăm nghìn đồng đổ lại.

Đã là hàng cũ, đã bán rẻ thì lẽ dĩ nhiên những người bán hàng ở chợ Gò Tà Mâu Campuchia sẽ mặc định người mua không được phép thử. “Quần áo đổ đống, vài chục nghìn, thích cái nào nhặt cái đó, thử thì hết ngày” – một người Việt tại chợ chia sẻ.

Quần áo đã đành, đến đồ điện tử có mua cũng không được thử. Bỏ ra 2-3 triệu đồng lấy một cái máy giặt, hơn 4 triệu đồng để mua chiếc tivi màn hình phẳng mà không có cơ hội xem liệu nó còn hoạt động tốt hay không. Do đó, đồ điện ở đây chủ yếu bán cho những người biết xem hàng hay chọn sỉ để về đồ bán lại.

Đồ second-hand đa dạng từ áo quần đến đồ điện tử

2. Không đổi trả ở chợ Gò Tà Mâu Campuchia

Hàng mua xong miễn đổi trả – Đó là khẩu hiệu đã trở thành văn hóa tại chợ Gò Tà Mâu. Thậm chí có muốn đổi hàng chỉ sau 5 phút rời khỏi cũng đã là việc khó khăn, đừng nói đến ngày trước ngày sau. “Tiền trao cháo múc”, tiền trao tay là giao dịch đã xong, người mua cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua hay bỏ lại.

3. “Một đi không trở lại” tuyệt đối không bảo hành

Vốn dĩ hàng second-hand đã ít được bảo hành, hàng second-hand mua tại chợ Gò Tà Mâu Campuchia lại càng không thể bảo hành. Trăm người bán, vạn người mua, hàng nghìn giao dịch diễn ra tại đây mỗi ngày. Mỗi món đồ bán đi chỉ bằng vài câu trả giá qua lại, không giấy tờ, không hóa đơn, không hợp đồng mua bán, đương nhiên không thể bảo hành.

Không đổi trả là quy tắc “bất thành văn” tại đây

Thêm nữa, hàng ở đây chủ yếu bán cho khách du lịch, cho dân buôn, bảo hành lại càng là chính sách có muốn cũng khó thực hiện. Mua đồ cũ phụ thuộc nhiều vào may rủi, có đồ nhìn tưởng mới mà thực ra phần vỏ được đồ lại, có đồ nhìn cũ rích mà lại hàng Nhật bãi dùng thêm chục năm không hỏng hóc gì.

Không bảo hành, Không thử, Không đổi trả là 3 “quy tắc ngầm” đã có từ những ngày đầu tiên chợ Gò Tà Mâu Campuchia xuất hiện. Những quy tắc này không thể tìm thấy ở bất kì khu chợ nào, và mặc dù không được ủng hộ nhưng cũng trở thành điều khiến chợ Gò Tà Mâu đặc biệt, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến du lịch Campuchia mỗi năm.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Từ đồn biên phòng của cửa khẩu Tà Mau, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc đi bộ để đến chợ Gò bên kia biên giới Campuchia chỉ khoảng 800m. Thấp thoáng trên cánh đồng lúa là những đoàn người gùi hàng hoá từ chợ Gò về, gùi phân bón để đi làm đồng... và có cả những người rảnh rỗi, đi qua chợ Gò chơi để chọn mua một vài mặt hàng rồi xách tay mang về.

Chỉ cần bỏ ra 1.000 đồng tiền Việt, bước lên chiếc ghe để băng qua con kênh mà chiều rộng chỉ nhỉnh hơn chiều dài chiếc ghe một chút là vào chợ. Còn nếu đi qua cầu cách nơi ghe đậu chừng vài chục mét, trước mặt tháp canh có anh lính Campuchia đứng gác thì phải tốn 5.000 đồng mua vé.

Cầu qua chợ Gò, thu phí 2.000 đ/lượt/người qua


Chợ quêTiếng là chợ, nhưng trên cái gò đất rộng chừng hơn mẫu đất này là khoảng 30 ngôi nhà sàn. Mỗi căn nhà có bề rộng chừng trên dưới 10 mét, bề dài dễ chừng lên tới hai ba chục mét. Trên tường, cột của tầng dưới nhà sàn vẫn còn in những ngấn nước cao quá đầu người của những đợt lũ hàng năm. Chợ không có bán đồ ăn gì, chỉ có một quán nước giải khát nằm ở đầu chợ.Thoạt nhìn thì chợ như là một cụm dân cư vùng biên, không thấy hàng hoá gì; nhưng bước lên khỏi chiếc cầu thang thật dốc, cao chừng hai mét của các căn nhà là có thể bắt gặp những kho hàng đầy ắp. Tivi, đầu máy, máy cassette, máy ảnh, điện thoại di động, quần áo... Mỗi kho chỉ chứa một vài loại hàng, có kho chứa toàn đầu máy, tivi cũ. Có kho chỉ chứa máy tính xách tay và điện thoại hay các loại rượu ngoại, đầu video, cassette, camera hay quần áo... Chỉ quan sát các kho bên ngoài thì trừ rượu, tất cả đều là hàng cũ. Nhưng nằm khuất sâu bên trong là mấy kho chứa toàn hàng mới. Máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa... có đủ.

Hàng "năm ăn năm thua”

Khách lựa hàng trong chợ


Khi bạn sục sạo hết kho hàng này đến kho hàng khác, nhưng dường như các chủ hàng không hề quan tâm là khách lạ hay quen. Họ cũng sẵn lòng trả lời về giá cả, tính năng, xuất xứ của hàng... Giá hàng hóa ở đây rẻ đến không ngờ. Một chiếc tivi 21 inch, màn hình phẳng hay cong giá cũng đồng hạng 600.000đ, tivi loại xách tay giá 120.000 đồng/cái. Xe đạp leo núi có hai loại, có loại 600.000 đồng, có loại giá 1.000.000 đồng. Máy tính xách tay có cái chỉ 350.000 đồng một cái, nhưng toàn máy đời cũ, khổ dày.

Ðiều đáng nói là hầu hết hàng hóa điện tử, máy móc ở đây, khi mua dù một chiếc hay nguyên cả lô cũng đều mua theo kiểu may rủi. Không được thử. Chỉ trừ có máy tính xách tay, có một nơi cho thử nhưng lại bán giá cao gấp ba lần: 1.000.000 đồng/chiếc.Một tay buôn đang lựa chọn hàng hóa để mua cho biết: hàng ở đây là hàng câm điếc, mua theo kiểu hên xui nên chỉ có những tay buôn đánh về nguyên lô xong giao cho thợ tháo qua ráp lại cái còn ngon thì bán nguyên chiếc, số còn lại thì tháo ra làm phụ tùng và cả bán phế liệu.

Mặc dù mua hàng "năm ăn năm thua”, nhưng theo nhà buôn này, hồi đó đi hàng lời hơn, vì các kho hàng ở đây chưa có nhiều thợ chuyên môn. Họ mua sao bán vậy nên mình mua hàng rủi ro ít. Dạo này ở đây đã có thêm một số thợ điện tử, chuyên tháo các linh kiện bo mạch có giá trị ra để bán riêng nên thương lái không có kinh nghiệm là dễ bị mất vốn.

Trích từ Chợ Việt Nam trên Max Reading. Ảnh: Báo Vĩnh Long online

Đó là tên gọi mỹ miều của chợ Gò Tà Mâu nằm trên địa phận Campuchia, cách phường Vĩnh Nguơn, TP. Châu Đốc chưa đầy 1km

Muốn qua chợ ? không cần bất cứ giấy tờ nào lận lưng, khách chỉ cần rề rề gửi xe tại một dãy dịch vụ gửi xe phía bờ Vĩnh Nguơn, bày tỏ ý định qua gò. Chủ giữ xe sẽ tận tình kêu Honda đưa khách qua tận nơi, thậm chí kiên nhẫn chờ khách quay trở lại để chở về chỉ tốn vài mươi nghìn.

Mùa lũ, con đường mòn “biến mất” trong màn nước trắng xóa, cũng là lúc các ghe, xuồng phát huy tác dụng. Khách qua chợ có nghĩa đã đặt chân đến đất bạn Campuchia. Điều duy nhất bị cấm ở đây là chụp ảnh và quay phim trong trường gà và Casino.

Gọi là “Chợ” cho sang, chứ thật ra đó chỉ là một gò đất có khoảng 30 ngôi nhà sàn. Mỗi căn nhà diện tích hàng trăm mét vuông, bán một vài loại hàng hóa cố định: Hàng điện máy, nhu yếu phẩm, xe đạp đến hàng vạn món linh tinh khác. Dĩ nhiên, phần lớn là đồ cũ, không xuất xứ hàng hóa, không bảo hành, “miễn đổi trả sau khi mua”.

Không giống như bất kỳ chợ biên giới khác, chợ gò Tà Mâu mang một vẻ rất riêng, thu hút hàng trăm lượt khách qua lại mỗi ngày.

Chẳng niềm nở, đon đả chào mời khách như thông lệ, các chủ hàng ở đây dường như không quan tâm người mua là ai. Khách cứ việc dạo quanh nhà, xem hàng, ngó nghiêng thoải mái, còn chủ cứ lo việc của chủ. Họ chỉ ngước lên nhìn khi khách hỏi về giá cả, chức năng… của món hàng nào đó, kiên nhẫn trả lời bằng tiếng Việt [nếu khách nói chuyện bằng tiếng Việt], rồi lại cặm cụi với việc riêng của mình.

Khách thích thì mua, không thích thì bỏ đi, họ chẳng nài ép, kì kèo. Giá hàng hóa ở đây rẻ đến không ngờ. Một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3 [được giới thiệu là hàng chính hãng xách tay] rao bán 3,5 triệu đồng.

Điện thoại dạng “cùi bắp” [bàn phím số, ít chức năng] cũng chỉ 100.000 – 200.000 đồng. Máy phát điện từ 2-4 triệu đồng [trong khi giá ở chợ bình thường sẽ cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi]. Anh T, một người dân ngụ TP. Châu Đốc cho biết: Hàng ở đây dễ mua lắm, giá mềm mà đa dạng, cần gì có đó. Tôi thường hay thả sang gò mua đồ dùng trong gia đình như xe đạp, máy phát điện, chân máy chụp hình, xe nôi trẻ em…chịu khó trả giá, xem kỹ hàng thì cũng mua được hàng tốt.

Điều đáng nói là hầu hết hàng hóa điện tử, máy móc ở đây, khi mua dù một chiếc hay nguyên cả lô đều theo kiểu may rủi, không được thử. Nói theo dân gian, kiểu như “mua trâu vẽ bóng”.

Một vài nơi cho thử nhưng lại bán giá cao hơn. Một dân mua hàng chuyên nghiệp bỏ nhỏ với chúng tôi: Hàng ở đây là hàng “câm, điếc”, mua theo kiểu "hên, xui", nên mình phải biết cách ứng phó theo từng trường hợp. Nếu hên, mình bán “nguyên con” thì lời nhiều. Gặp xui, tháo ra làm phụ tùng và bán phế liệu, gỡ đồng nào hay đồng đó.

Thật ra, hàng hóa đa số là loại tốt, chỉ có điều, chúng cũ quá nên hư hỏng hoặc bị tráo đổi phụ tùng bên trong…” khách có lỡ tay mua nhiều hàng, nhưng không thể mang về Việt Nam? Vẫn là đội ngũ Honda, các bác tài sẵn sàng “đai” hàng bằng xe máy vượt đồng.

Mùa mưa, hàng được chở bằng xuồng máy. Anh T. chặc lưỡi: “Người dân địa phương sống nhờ khoản này lắm. Cứ chia theo phần trăm giá trị hàng hóa cần chở là ra số tiền thuê họ vận chuyển. Tính tới tính lui, mình vẫn còn ngợi tiền khi mua hàng kiểu này, nếu món hàng thật chất lượng”.

Ngoài ra, khi khách không thích mua hàng, vẫn có “thú vui” khác chờ đón: Tham quan những trường gà được tổ chức gần đấy. Có thể, khi đi khách nặng trĩu túi tiền, khi trở về, họ nặng trĩu tâm can vì… trắng tay, nên khuyên khách không nên chơi, chỉ đi tham quan cho biết!

Video liên quan

Chủ Đề