Triệu thống là ai

Theo Tam Quốc chí phần "Bàng Thống Pháp Chính truyện" thì Bàng thống là người đất Nam Quận thuộc Kinh châu, ông sinh năm 178 và mất năm 214 sau Công nguyên. 

Cuốn "Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện" của tác giả Trần Văn Đức [người Trung Quốc] thì cho biết Bàng Thống thậm chí còn có họ hàng với Gia Cát Lượng khi một người chị của Gia Cát Lượng là vợ của người anh họ với Bàng Thống.

Về tài năng, Bàng Thống được xem như không hề thua kém so với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống là về ngoại hình khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất xấu. 

Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì tài năng của Bàng Thống được mô tả ở trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh lừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính [đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến] đỡ bị say sóng. 

Tuy nhiên đây chính là điểm yếu chí tử tạo điều kiện cho Chu Du dùng chiến thuật hỏa công, thiêu cháy các chiến thuyền của quân Tào nhanh hơn. Cùng với đó là truyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường.

Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần "tô hồng" cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.

Cụ thể, trong kì thứ 3 chương trình "Bách Gia Giảng Đàm" năm 2008, một chương trình truyền hình với nội dung chính là mời các chuyên gia trực tiếp giảng giải các vấn đề về khoa học giáo dục của đài truyền hình trung ương Trung Quốc [CCTV] với chủ đề "Vì sao Bàng Thống ‘tự sát’". Trong đó đề cập đến việc Gia Cát Lượng đã tìm cách "lôi kéo" Bàng Thống về với Lưu Bị.

Học giả của chương trình phân tích rằng trước trận Xích Bích, Gia Cát Lượng khi sang thuyết phục người đứng đầu Đông Ngô là Tôn Quyền và chủ tướng Chu Du đã nhờ tận dụng cơ hội này để liên hệ luôn với Bàng Thống, mời ông đến phò tá Lưu Bị. Sau trận Xích Bích thì Bàng Thống đã về phụng sự cho đại nghiệp của Lưu Bị với chức vị ngang hàng cùng Gia Cát Lượng.

Bàng Thống khi còn ở Kinh Châu cũng đã nhận ra "chiến thuật nhân nghĩa của Lưu Bị". Khi ấy Lưu Bị mang tiếng là ở nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu và có khả năng giành quyền làm chủ đất này nhưng quyết không nhận. Bàng Thống với trí thông minh của mình sớm hiểu rằng Lưu Bị là người ở nhờ, Lưu Biểu đã nhiều năm làm chủ Kinh Châu, rất được lòng người nơi này. 

Giờ Lưu Bị nếu một bước lên đứng đầu Kinh Châu thì sẽ khó thu phục nhân tâm, bách tính và tướng sĩ Kinh Châu chắc chắn dị nghị. Vì thế Lưu Bị dù rất muốn nhưng cũng phải giả vờ rằng không quan tâm đến việc lên làm chủ ở Kinh Châu.

Bàng Thống luôn được mô tả là tài năng ngang với Gia Cát Lượng [Ảnh: Internet]

Cũng vì nhận ra được các mong muốn của Lưu Bị nên sau này, khi thấy Lưu Bị có cơ hội giành được một vùng đất tiềm năng khác là Ích Châu, Bàng Thống đã thúc giục Lưu Bị ra tay. Năm Kiến An thứ 16 [tức năm 211 sau Công nguyên], Lưu Chương là chủ Ích Châu có lời thỉnh cầu Lưu Bị đến ứng cứu khi bị quân Tào Tháo uy hiếp. 

Đứng trước thời cơ ấy, Lưu Bị hoàn toàn có thể tiến vào Ích Châu phế bỏ Lưu Chương mà giành lấy quyền làm chủ. Nhưng ông còn do dự với lí do tương tự như hồi còn ở Kinh Châu. Bàng Thống vốn đã biết tâm ý của Lưu Bị nên ông đã ra sức khuyên Lưu Bị thay vì tỏ ra cao thượng nhân nghĩa trong thời loạn lạc hãy giành lấy vùng đất này làm bàn đạp để tiến vào vùng Tây Xuyên, say này còn xây dựng nước Thục Hán đối trọng với hai nước Bắc Ngụy và Đông Ngô.

Nguyên nhân nào khiến Bàng Thống dễ dàng tử trận như thế?

Tài năng là vậy, nhưng đáng tiếc là Bàng Thống lại không thể phò trợ Lưu Bị trọn vẹn mà chết trong một trận đánh nhỏ. 

Đó là vào năm 214, quân Thục chia làm nhiều cánh đến đánh Lạc Thành khi ấy do tướng Trương Nhiệm của quân Tào trấn giữ. Cánh quân do Bàng Thống đứng đầu giao tranh với quân của Trương Nhiệm, Bàng Thống bị trúng tên và qua đời khi 36 tuổi.

Mất mưu sĩ Bàng Thống có lẽ là một tổn thất khiến Lưu Bị rất đau lòng [Ảnh: Gamek.vn]

Việc Bàng Thống qua đời như vậy [dưới tay một viên tướng không quá nhiều danh tiếng là Trương Nhiệm] đã khiến cho hậu thế đặt ra nhiều câu hỏi nhưng nhìn chung thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:

Thứ nhất, Bàng Thống đã có phần coi thường quân địch, tuy rằng quân Tào ở Lạc Thành không hẳn là những tinh binh nhưng dưới sự chỉ huy của Trương Nhiệm thì quân sĩ đã chiến đấu rất dũng cảm. Bàng Thống đã đánh giá thấp điều này nên phải nhận lấy hậu quả không mong muốn.

Thứ hai, Bàng Thống đã quá vội vã muốn lập công. Ông tuy tài năng nhưng ngoại hình lại rất xấu xí. Chính điều này đã khiến ông mang mặc cảm và luôn cho rằng phải dành được nhiều công lao để bù đắp, chứng minh cho thiên hạ thấy tài năng của mình mà nể sợ.

Ông đã chủ động tấn công quân Tào do Trương Nhiệm chỉ huy mặc dù thực tế, ông hoàn toàn có thể đợi viện binh và tìm phương án khác để tiêu diệt đối thủ, sự nôn nóng của ông khá mạo hiểm khiến Bàng Thống phải trả giá đắt.

Cuối cùng, có thể do sự cạnh tranh với chính Gia Cát Lượng làm Bàng Thống khao khát mau chóng lập được công dù là ở trận đánh nhỏ. Khi Bàng Thống về với Lưu Bị, ông được phong chức Quân sư trung lang tướng, ngang với Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đi theo Lưu Bị từ rất lâu trước khi Bàng Thống xuất hiện, lập rất nhiều công lao. 

Việc Gia Cát Lượng được tước vị cao là bình thường, còn với Bàng Thống, cứ cho là ông được chính Gia Cát Lượng đánh giá rất cao về tài năng, nhưng về chiến tích thì chưa thể so bì. Bàng Thống vì thế mà chịu áp lực vô hình, luôn muốn thể hiện mình, ông nóng vội muốn tạo công danh trên chiến trường. Kết quả là ông đã tử trận, Lưu Bị mất đi một mưu sĩ hiếm có.

Theo Hoàng Hiệp

Tam quốc diễn nghĩa: Sự thật Triệu Tử Long là gái giả trai?

Chia sẻ

Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Tuy nhiên, thân phận của ông là điều bí ẩn mãi chưa có lời giải đáp.

Clip Triệu Tử Long vượt vòng vây quân Tào.

Triệu Vân [sinh ? - mất năm 229], tự là Tử Long, người huyện Chính Định Nam, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay. Thuở nhỏ theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn.

Triệu Vân.

Tam quốc diễn nghĩacó ghi rằng ông “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt”.

Ông nổi tiếng với tài dùng thương, mười dũng tướng của Tào Tháo không địch nổi một mình Triệu Vân. Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa.

Những chiến tích của Triệu Vân phải kể đến: phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân, hai lần cứu A Đẩu, một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công, thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Ông cũng truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, Hán Trung, đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy, tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy.

Sau khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu, ông được phong làm Dực tướng quân, phò trợ Lưu Bị đánh Trung Hán. Kiến Hưng năm thứ 6 [tức năm 228], Triệu Vân dẫn quân hỗ trợ cho Gia Cát Lượng tiến đánh Quan Trung, tuy lúc này tuổi đã cao nhưng Triệu Vân vẫn hết sức dũng mãnh quyết chiến với quân địch, sau rút quân về được Hán Trung, năm sau thì mất.

Phát hiện bí mật che giấu suốt 2000 năm về thân thế Triệu Tử Long

Vào cuối năm 1999, một đội khảo cổ của chính phủ Trung Quốc đã khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện một số lượng lớn các văn vật cuối đời nhà Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của hoàng đế Lưu Bị. Từ những ghi chép này người ta đã khám phá ra một bí mật suốt 2000 năm nay vẫn chưa được biết đến. Đó là danh tướng Tam quốc Triệu Vân thực chất là… gái giả trai.

Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc hơn nữa, trong những nội dung được công bố đó, lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này.

Mặc dù nội dung chi tiết trong văn vật trên không được công bố rộng rãi, song các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông qua phân tích một số sự kiện và chi tiết trong sử liệu Tam quốc, để đi tìm lời giải cho nghi vấn về... giới tính của Triệu Tử Long. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách, thì có thể chỉ ra rất nhiều điểm đáng ngờ về giới tính thật của hổ tướng Triệu Vân. Tất nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Sự thật lịch sử vẫn còn trông chờ vào những chứng cứ xác thực hơn.

Triệu Vân đẹp trai khác thường

Triệu Vân không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác.

Triệu Vân ngoài 20 tuổi đã bắt đầu theo Lưu Bị chinh chiến sa trường. Tuy nhiên, suốt 18 năm rong ruổi, từ Giới Kiều tới dốc Trường Bản, và sau đó là những lần cùng Lưu Bị, Gia Cát Lượng tới Đông Ngô, nhưng Triệu Vân luôn “trẻ trung đẹp đẽ, mặt trắng, không râu ria xồm xoàm như những nam nhân khác”. Điều này có phần khác lạ so với một người đàn ông hay một vị tướng uy vũ bất kỳ thời đó.

Chúng ta cũng chưa từng một lần thấy miêu tả rằng nhân vật này vuốt râu như Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Vân Trường, Hoàng Trung, Tào Tháo, Tôn Quyền…

Triệu Vân không có ý định muốn kết hôn

Khi được giao giữ chức Thái thú quận Quế Dương thay hàng tướng Triệu Phạm. Phạm có người chị dâu ở góa 3 năm, rất xinh đẹp, muốn gả cho Triệu Vân, song Vân kiên quyết cự tuyệt, khiến Triệu Phạm trở mặt với Lưu Bị, còn vị phu nhân kia thì xấu hổ vô cùng. Thậm chí, có quan điểm cho rằng, Lưu Bị và Gia Cát Lượng biết rõ việc Triệu Vân "nữ cải nam trang", cho nên Lưu mới thu xếp để Vân "bảo vệ vợ con".

Triệu Vân luôn ở vị trí "nằm ở giữa"

Ở đây chúng ta cũng có thể thấy Triệu Vân "ở giữa" trong “ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, là “mệnh thổ”, còn 4 vị trí xung quanh [4 vị tướng] tương ứng với Thuỷ – Mộc – Hoả – Kim.

Mà thổ là đất, tượng trưng cho ‘mẹ’, chỉ những thứ sinh sôi nảy nở đều từ nơi này ra. Là ‘trung tâm’ [như Trái Đất vậy] không phải là Mặt trời [dương, đại biểu cho nam nhi].

Và ngũ hành tương sinh thì Hoả sinh Thổ, như mặt trời chiếu rọi xuống cho cỏ cây hoa lá sinh sôi nảy nở từ mặt đất. Với Mặt trời là “trời tròn”, còn mặt đất là “đất vuông” [như sự tích bánh chưng bánh giầy của người Việt vậy].

Tào Tháo chỉ muốn bắt sống Triệu Vân chứ quyết không giết

Tào Tháo chỉ muốn bắt sống Triệu Vân.

Trong trận Đương Dương – Trường Bản đó,Tam quốc diễn nghĩamô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Ông tả xung hữu đột vào đám quân Tào, giết không biết baonhiêu là kể. Tháo nói: “Thực là hổ tướng, ta nên bắt sống lấy”. Liền sai người tế ngựa đi truyền báo cho các nơi rằng: “Triệu Vân đi đến đâu, không ai được bắn lén, chỉ cốt bắt sống thôi”. Nhờ lệnh ấy, Triệu Vân thoát được nạn. Và đó chính là một điểm nghi vấn!.

Tào Tháo đã hạ lệnh “không được bắn tên” mà chỉ muốn “bắt sống Triệu Vân”. Xét theo tính cách Tào Tháo, dù được xem là trọng hiền tài, nhưng ngay cả văn tài như Thẩm Bối, Trần Cung, kể cả “chiến thần” Lữ Bố cũng bị Tháo giết thẳng tay không gì luyến tiếc. Điều gì khiến Triệu Vân trở thành ngoại lệ?

Chúng ta đều biết đến khả năng nhìn người bậc thầy của Tào Tháo. Điển hình là việc ông phát hiện ra Tư Mã Ý có tướng Lang cố: “…Đầu sói có thể quay nhìn trước sau, tiến có thể tấn công, lui có thể ẩn”… Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý có dấu hiệu của sự phản trắc, gian hiểm và khó lường.

Tào Tháo đã có thể nhìn ra Tư Mã Ý, thì chẳng lẽ một Triệu Vân võ dũng lại không thể nhìn ra?

Quả nhiên sau này cha con Ý làm phản, cướp ngôi nhà Nguỵ, sáng lập nhà Tây Tấn. Tào Tháo cũng có một sở thích khá quái đản là thích vợ của… kẻ thù, do đó có khả năng cảm nhận mỹ nhân rấttinh tế. Nên rất có thể Tào Tháo đã nhìn ra được sự thật về chiến tướng Triệu Vân, có bóng dáng của một ‘đoá hồng’ và đã ra lệnh “không được giết”, chỉ được “bắt sống”.

Nếu Triệu Vân là nữ, đó sẽ là cái tát vào lịch sử Tam quốc

Thật vậy, với hơn 2000 năm bề dày lịch sử, danh tướng Triệu Vân cùng các hổ tướng khác đã trở thành huyền thoại, đi vào văn hóa và đời sống của nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Singapore… và thậm chí cả Việt Nam. Việc đưa hình tượng của một trang nam nhi đại trượng phu, một công thần nổi tiếng nhất thời Tam quốc trở thành “nữ chiến binh” sẽ là một nhát búa phá tan hình tượng đã xây dựng hàng ngàn năm nay.

Không một ai muốn hình tượng dũng mãnh đậm khí chất nam nhi của Triệu Vân sụp đổ.

Dù sẽ có nhiều người so sánh với câu chuyện của Mộc Lan cải trang nam đi lính thay cha, tuy nhiên đứng ở một góc độ lịch sử thì Mộc Lan chỉ là câu chuyên đơn lẻ trong dân gian cổ vũ cho tinh thần yêu nước của người Trung Quốc. Trong khi đó hình tượng Triệu Vân lại phức tạp hơn thế nhiều khi liên quan đến các quốc gia thời Tam quốc và những điển tích đã đi vào lòng người hàng trăm thế hệ. Dù sự thật có thế nào, nhưng chắc chắn đối với hậu thế thì Triệu Vân vẫn mãi là một trong những hổ tướng huyền thoại của Thục Hán.

Ngao Bái kinh điển nhất màn ảnh từng là ”vua phim cấp 3” giờ ra sao?

Ngao Bái là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa, là Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ dưới thời vua Khang Hy, sau do có mâu thuẫn...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề