Boộ câu hỏi mẫu đánh giá nhà cung cấp năm 2024

Trong việc xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000, lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp là một yêu cầu cần thiết phải đáp ứng.

Nếu bạn hỏi một nhà sản xuất thực phẩm 20 năm trước họ cách họ chọn một nhà cung cấp nguyên liệu như thế nào, họ có thể nói rằng nó dựa trên giá cả, hương vị hoặc vị trí và của nhà cung cấp. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp thực phẩm chú trọng hơn vào chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp đã trở nên quan trọng và phức tạp hơn nhiều.

Một số vấn đề thường gặp khi mua hàng

  • Giá thấp nhưng chất lượng không đảm bảo
  • Các lô hàng đầu tiên có chất lượng như cam kết, nhưng sau đó chất lượng giảm dần.
  • Khi cần tăng số lượng hàng, nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng.
  • Nhà cung cấp ngừng kinh doanh trong thời hạn hợp đồng.
  • Giao hàng trể.
  • Khi chất lượng hàng không đạt yêu cầu nhà cung cấp không hỗ trợ giải trình……

Vì vậy lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp một cách phù hợp có thể giúp công ty đáp ứng chuẩn quy định. Bên cạnh đó sẽ thúc đẩy nhu cầu của khách hàng và xây dựng uy tín thương hiệu mạnh về chất lượng sản phẩm.

Cần tư vấn đào tạo về HACCP, FSSC 22000, ISO 22000 vui lòng liên hệ

Tel 0919099777 hoặc gửi email về [email protected]

Trước khi chọn nhà cung cấp nên thu thập ý kiến của các bộ phận liên quan như sản xuất, nghiên cứu, chất lượng, kinh doanh…. Từ đó đưa ra tiêu chí lựa chọn cho một nhóm sản phẩm cần mua.

Nên chọn nhà cung cấp phù hợp, giá cả có thể không là tiêu chí ưu tiên. Một số tiêu chí cần quan tâm:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Giao hàng và Cam kết giao hàng
  • Chất lượng
  • Công nghệ
  • Năng lực
  • Phương thức thanh toán
  • Hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất

Đo lường hiệu suất cung ứng

Một bước quan trọng khác của quy trình quản lý nhà cung cấp là phát triển chương trình kiểm soát và đánh giá nhà cung cấp.

Các hình thức có thể là tham quan nhà xưởng của nhà cung cấp, theo dõi quá trình vận chuyển hàng. Tham khảo ý kiến các khách hàng khác của nhà cung cấp.

Nên hiểu điểm mạnh và yếu của nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng chính thức.

Việc kiểm soát và đánh giá định kỳ cần phải thực hiện sau khi đã ký kết hợp đồng. Tất cả các nhà cung cấp đều phải được phân loại mức độ rủi ro hoặc mức độ quan trọng. Đây là cách làm hiệu quả để ngăn ngừa các sự cố do mà nguyên nhân là từ nhà cung cấp.

Mỗi nhà cung cấp cần có bảng theo dõi xu hướng theo các tiêu chí đã đặt ra. Từ đó đánh giá hiệu quả của cả một quá trình của nhà cung cấp.

Thu thập phản hồi từ nhà cung cấp

Một công cụ khác bạn có thể sử dụng để đánh giá nhà cung cấp là bảng câu hỏi tự đánh giá để hiểu thêm về nhà cung cấp.

Nội dung như số lô bị từ chối, số lô lỗi.

Phát triển quan hệ đối tác

Một nhà cung cấp tốt sẽ có khả năng phối hợp với nhà sản xuất trong việc:

  • Dự đoán những gì cần thiết cho nhà sản xuất và thay đổi chỉnh sửa cho phù hợp.
  • Thông báo cho nhà sản xuất nếu có vấn đề xảy ra làm hạn chế khả năng sản xuất hoặc vấn đề chất lượng được.
  • Thông báo giao hàng trể sớm nhất có thể cho nhà sản xuất khi nhà cung cấp có sự cố

Kiểu hợp tác này cho phép tăng cường sự hiểu biết và lợi ích chung cho cả hai bên. Nó nuôi dưỡng sự hợp tác mạnh mẻ và vì lợi ích cho hai bên.

Mối quan hệ này cũng tồn tại những rủi ro từ sự tin tưởng. Vì vậy cả hai phải đảm bảo không có xung đột lợi ích tiềm tàng.

Để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất, bạn cần lập bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp chi tiết. Cụ thể, hãy tham khảo bài viết ngày hôm nay về vấn đề này.

Bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, để hạn chế những sai sót không đáng có khi lập bảng câu hỏi, bạn cần đặc biệt lưu ý đến 6 vấn đề. Cụ thể, Thế Giới Nhà Hàng đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Mục đích của bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Vấn đề đầu tiên mà bạn cần phải làm rõ là: Mục đích của việc thành lập bảng câu hỏi này là gì? Cụ thể, nó sẽ được sử dụng để đánh giá nhà cung cấp trong những trường hợp nào. Thông thường, đa số các doanh nghiệp hiện nay xây dựng bảng câu hỏi nhằm các mục đích như:

  • Đánh giá nhà cung cấp mới: Liệu nhà cung cấp có khả năng đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn mà doanh nghiệp mong muốn hoặc cần nhà cung cấp đạt được hay không?
  • Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp sau đơn hàng: Cân nhắc chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thật sự đáp ứng tốt không?
  • Đánh giá nhà cung cấp theo định kỳ: Sau một khoảng thời gian nhất định, cần xem xét, phân tích xem nhà cung cấp có thực hiện đúng theo những cam kết ban đầu hay không?
  • Nâng cấp mạng lưới nhà cung cấp: Tập hợp các dữ liệu, thông tin hiện có về nhà cung cấp. Dựa vào đó để đưa ra các hoạch định chiến lược về kế hoạch phát triển mở rộng. Hoặc duy trì, cải thiện hệ thống nhà cung cấp. Đồng thời, tiến hành loại bỏ và ngừng hợp tác với các nhà cung cấp không còn phù hợp.

Boộ câu hỏi mẫu đánh giá nhà cung cấp năm 2024
Mục đích của bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Đối tượng của bảng câu hỏi

Tiếp theo, bạn nên xác định một cách chính xác đối tượng mà bảng câu hỏi đang muốn hướng đến là ai. Từ đó, có thể thiết kế nội dung câu hỏi phù hợp hơn và đáp ứng được các mục đích vừa xác định ở trên. Trong trường hợp này, các đối tượng của bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp có thể là:

  • Nhà cung cấp.
  • Quản lý hoặc nhân viên phụ trách phòng mua hàng của doanh nghiệp.
  • Nhân viên của doanh nghiệp có trong quy trình làm việc với nhà cung cấp.
  • Khách hàng của doanh nghiệp.

Trong quá trình cung ứng, các đối tượng này sẽ nắm rõ các thông tin cũng như quan tâm đến các khía cạnh khác nhau. Do đó, bạn cần phải đặc biệt xem xét đến vị trí công việc của họ để có thể thu thập những thông tin cần thiết cho việc lập bảng câu hỏi một cách phù hợp và chính xác nhất.

Boộ câu hỏi mẫu đánh giá nhà cung cấp năm 2024
Đối tượng của bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Cấu trúc – Bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Bạn cần lưu ý rằng bảng câu hỏi đánh giá cũng phải có một cấu trúc rõ ràng và được chia thành nhiều phần cụ thể tùy theo từng mục đích. Không chỉ vậy, ngoài cấu trúc chung về mở, thân, kết. Bảng câu hỏi cần thể hiện đầy đủ các tiêu chí đánh giá cơ bản sau:

  • Sự uy tín: Nhà cung cấp có các thông tin hoạt động rõ ràng và có sự minh bạch trong hợp tác cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật hay không?
  • Đánh giá nhà cung ứng về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ: Nhà cung cấp có thể đảm bảo hiệu suất, tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Cũng như độ tin cậy, độ bền, khả năng phục vụ và tính thẩm mỹ hay không?
  • Hiệu suất cung cấp: Thời gian thực hiện đơn hàng là bao lâu? Có thực hiện theo đúng cam kết của nhà cung cấp không? Khả năng trao đổi thông tin, thích ứng, linh hoạt và mức độ dịch vụ như thế nào?
  • Giá cả và phương thức thanh toán: Sự cạnh tranh cũng như tính ổn định về giá cả của nhà cung cấp như thế nào? Có thường xuyên thay đổi, có nhạy cảm về chi phí và minh bạch trong thanh toán không?

Boộ câu hỏi mẫu đánh giá nhà cung cấp năm 2024
Cấu trúc bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Các thông tin bắt buộc trong bảng hỏi

Một bảng câu hỏi dùng để đánh giá các nhà cung cấp thường bao gồm các thông tin sau đây:

  • Tiêu đề.
  • Chỉ dẫn cụ thể cho người làm bảng câu hỏi.
  • Tên nhà cung cấp được đánh giá.
  • Thông tin liên hệ của nhà cung cấp được đánh giá.
  • Ngày tháng thực hiện bảng hỏi.
  • Thông tin của người hoặc nhóm làm bảng câu hỏi.
  • Giới thiệu chung về bảng câu hỏi.
  • Chỉ dẫn thực hiện đánh giá nhà cung cấp.

Boộ câu hỏi mẫu đánh giá nhà cung cấp năm 2024
Các thông tin bắt buộc trong bảng câu hỏi đánh giá nhà cung cấp

Các dạng câu hỏi thường có trong bảng đánh giá

Như đã đề cập ở trên, tùy thuộc vào mục đích thu thập thông tin về nhà cung cấp ở bước đầu tiên. Bạn có thể lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp. Thông thường, các định dạng phổ biến nhất trong bảng hỏi là: