Biểu tượng chim trĩ trong văn hóa phương tâyy

• Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau–Chu Thành Vương và sứ giả Việt Thường của Văn Lang ngôn ngữ bất đồng đến mức phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được.

Và Chu thành Vương phải hỏi sứ giả Việt Thường về phong tục hàng ngày của người Việt (cắt tóc ngắn, để đầu trần, xâm mình, đi chân đất), tức là vua Chu chẳng biết tí gì về Việt.

Lại hỏi sứ giả “Tại sao tới đây?”, tức là giữa hai nước từ xưa đến nay chẳng có liên hệ giao hảo gì cả.

Chu Thành Vương còn nói: “Đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”, tức là từ xưa nay nhà Chu chẳng có một tí ân đức nào với Văn Lang cả, nhấn mạnh thêm sự cách biệt giữa hai nước.

• Chim trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Xem trống đồng Ngọc Lữ thì nhận ra ngay chim là vật tổ của dân Việt cổ. Từ ngàn dặm xa mang chim đi tặng, tức là mang văn hóa của mình để giới thiệu với người phương Bắc. Đây cũng là một điểm chính để nói đến sự khác biệt của hai nền văn hóa.

• Và mang chim đi tặng là vì muốn đi tìm thánh nhân ở Trung Quốc, đó là đi tìm đạo để học, chứ không phải là thần dân đi triều cống.

Đây là trao đổi văn hóa–mang văn hóa của mình đi tặng, để tìm học văn hóa của người.

• Vì hai nước cách biệt nên Chu Công nói: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình… Còn nhớ Hoàng Đế nói rằng: ‘Giao Chỉ xa xôi ở cõi NGOÀI, không được xâm phạm đến.’”

• Tất cả những điều trên đây đều nhấn mạnh một điểm: Người Việt không thuộc Trung quốc. Người Việt là một quốc gia độc lập, ngoài Trung quốc, có văn hóa riêng ngang hàng với Trung quốc để có thể trao đổi văn hóa, Trung quốc không được xâm phạm nước của người Việt.

• Người Việt Thường quên đường về: Quên đây không có nghĩa là không biết đường về, vì đã đến được là về được. Quên đây có lẽ là biểu tượng của sự bám rễ của nền văn mình bạch trĩ của Việt Thường trên đất Bắc, và vua phương Bắc không thích thế, cho nên mới tìm cách mời về cho nhanh, bằng cách cho 5 chiếc xe với kim chỉ nam chạy thẳng về Nam.

(Thời Chu Thành Vương người Trung quốc chưa khám phá ra kim chỉ nam, có lẽ là cũng phải 600 năm đến 1000 năm sau đó kim chỉ nam mới được biết đến ở Trung quốc. Nhưng các sai lầm như thế này là chuyện rất thường xuyên trong các truyện cổ).

Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh con chim phượng hoàng (hay còn gọi chim phụng) sải đôi cánh dài uy nghi, lộng lẫy. Đây là một trong tứ bất tử: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (phượng). Đề tài trang trí chim phụng cũng được thể hiện rất nhiều trên các sản phẩm gốm sứ, đặc biệt là các đồ vật thờ cúng, trang trí với ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, trường tồn cho gia chủ. Vì nhiều lí do, Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc, biểu tượng của đức hạnh và duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.

Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, tứ bất tử gồm: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phụng (phượng) hay còn gọi là Tứ Linh (bốn vị thần linh), đã hợp sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới. Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc, nam, đông, tây và trung tâm).

Trong tứ bất tử, thì hình ảnh chim phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng. Tại thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của Phượng Hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với Rồng.

Điều thú vị là trong cuộc đời của mình, khi ánh hào quang tỏa chiếu, lông vũ tung phần phật và những ngọn lửa rực cháy. Con chim tự đốt cháy mình và phân hủy thành tro. Tất cả rơi vào tĩnh mịch... thế nhưng, nó không tự diệt mà từ đống tro tàn và con phượng hoàng con được tái sinh. Vì thế, phượng hoàng còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt cùng khả năng tái sinh, hồi sinh.

Phượng thường kết đôi với rồng: trong đó rồng là người đàn ông, phượng biểu trưng cho người phụ nữ. Không khó để nhận thấy, phượng thường được trang trí cho lục bình(vật mang tài lộc), dùng trang trí cho không gian phòng thờ, phòng khách; cùng với các họa tiết rồng (trang trí trong hoa văn trên các vật dụng thờ cúng) sẽ mang một ý nghĩa vô cùng độc đáo, hưng vượng cho gia chủ.

Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng phụng (Phượng) là tên con trống, con mái gọi là Loan. Vì vậy, hình ảnh loan - phụng hòa hợp, sum vầy được dùng cho hình ảnh đám cưới, hỉ sự trong gia đình, với mong muốn sinh sôi, nảy nở.