Biện pháp hàng đầu để cải tạo đất mặn là gì

Hạn và mặn luôn là vấn đề làm ảnh hưởng tới mùa vụ của người nông dân. Đặc biệt là tác động nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy biện pháp cải tạo đất mặn nào hiệu quả? Hãy cùng theo dõi chia sẻ từ TTP GLOBAL ngay nhé!

Đất mặn và cây trồng

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri. Nồng độ các loại muối tan cao hơn bình thường. Để đánh giá độ mặn của đất người ta dùng chỉ số EC – độ dẫn điện của đất. Đơn vị: dS/m [1dS/m = 0,64‰].

Chỉ số EC của đất mặn thường lớn hơn 4 dS/m ở 25oC [Richards 1954] tương đương với nồng độ của muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ [theo cách tính thông thường tại Việt Nam].

Cũng như những loại đất khác, đất mặn có những tính chất riêng biệt như:

  • Đất mặn có chứa thành phần cơ giới nặng với tỉ lệ sét trong khoảng 50 – 60%;
  • Dung dịch trong đất có chứa rất nhiều muối tan;
  • Đất mặn sẽ có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm;
  • Loại đất này sẽ chứa ít chất dinh dưỡng, nghèo mùn và chất đạm;
  • Hệ vi sinh vật trong đất hoạt động kém hơn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên sự hình thành của đất mặn và phổ biến nhất là do nước biển xâm lấn. Cùng sự ảnh hưởng của mạch nước ngầm khiến cho đất dễ bị nhiễm mặn hơn. Và các vùng đất ven biển được nghiên cứu và cho thấy là thường dễ nhiễm mặn hơn: tỉnh Nam Định, Thái Bình, Cà Mau,… Cách để đảm bảo cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao là cần có biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn hợp lý.

Đất nhiễm mặn và biện pháp cải tạo

Bà con nông dân cần nắm rõ tính chất của các loại đất mặn, để từ đó có những cách cải tạo và sử dụng đất mặn phù hợp. Nếu phân theo mức độ nhiễm mặn của đất, chúng sẽ bao gồm 4 loại sau:

  • Đất không mặn chứa và lượng muối hoà tan ít hơn 0,35%;
  • Mặn yếu từ 0,3-0,6% và lượng muối hòa tan trong đất;
  • Mặn mạnh chiếm khoảng 0,6-1% lượng muối hòa tan;
  • Muối lớn có lượng muối hòa tan chiếm hơn 1%. 

Vậy đất nhiễm mặn có tốt cho cây trồng hay không? Thực tế cho thấy, khi đất bị dư thừa hàm lượng muối sẽ gây nên hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu trong đất. Cây trồng chỉ hấp thu hiệu quả nước và chất khoáng từ đất thì áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây > áp suất thẩm thấu và sức hút nước trong đất.

Điều này có nghĩa là nếu độ mặn nhiễm đất tăng cao, thì sức hút nước của đất sẽ vượt quá sức hút nước của rễ cây. Chẳng những cây trồng không có nước mà còn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển. Trường hợp xấu hơn là cây sẽ chết và chết đồng loạt. Đây chính là lý do vì sao người trồng cây luôn phải thực hiện cải tạo và sử dụng đất mặn hợp lý. 

Muốn trồng cây trên đất nhiễm mặn có hiệu quả việc cải tạo và sử dụng đất mặn là điều bắt buộc. Tương tự như các biện pháp cải tạo đất chua, đất phèn,… Đối với đất mặn cũng có các biện pháp thủy lợi và biện pháp dinh dưỡng, cụ thể:

  • Biện pháp thủy lợi
  • Tiến hành bón vôi
  • Biện pháp canh tác
  • Bón phân cải tạo đất phèn
Biện pháp cải tạo đất

Tham khảo một số sản phẩm phân hữu cơ được chuyên gia khuyên dùng:

  • Diamond Grow® – Humi[K] WSG dạng hạt
  • Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] Bio [AG]/2-4mm
  • Phân bón sinh học Diamond Grow® – Humi[K] Bio [TURF]/0.8 – 1mm
  • Diamond Grow® – Humi[K] WSP dạng bột
  • Diamond Grow® Ful-Grow Gold 2x

Qua những chia sẻ trên, TTP GLOBAL tin rằng bà con nông dân sẽ có riêng cho mình những biện pháp phù hợp nhất để đối phó với tình trạng hạn mặn nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại lên cây trồng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn!

Xem thêm thông tin liên quan:

Tags: biện pháp cải tạo, biện pháp cải tạo đất mặn, đất mặn, đất nhiễm mặn, phân hữu cơ

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

[trang 32 sgk Công nghệ 10]: Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thủy lợi là gì?

Trả lời:

Mục đích của biện pháp thủy lợi là ngăn nước biển tràn vào [đắp đê ngăn nước biển], xây dựng hệ thống máng tưới, tiêu hợp lí để dẫn nước ngọt vào để rửa mặn.

[trang 33 sgk Công nghệ 10]: Từ phương trình trao đổi cation, em hãy cho biết bón vôi vào đất có tác dụng gì.

Trả lời:

Bón vôi vào đất để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho việc rửa mặn dễ dàng hơn.

[trang 33 sgk Công nghệ 10]: Theo em, bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào?

Trả lời:

Ta có thể bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất như vậy vi sinh vật trong đất phát triển làm cho đất tơi xốp.

[trang 33 sgk Công nghệ 10]: Trong các biện pháp trên, theo em biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Biện pháp làm thủy lợi là biện pháp quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.

[trang 35 sgk Công nghệ 10]: Em hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất phèn.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất phèn:

– Biện pháp thủy lợi:Rửa mặn, rửa phèn, hạ thấp mạch nước ngầm.

– Bón vôi: Khử chua, làm giảm độc hại của nhôm tự do.

– Bón phân hữu cơ: Tăng độ phì nhiêu của đất.

– Cày sâu, phơi ải thúc đẩy nhanh quá trình chua hóa, sau đó dùng nước để rửa phèn.

– Lên luống. Làm cho đất phèn bị hòa tan và trôi xuống rãnh.

Lời giải:

– Tính chất của đất mặn:

    + Khả năng thấm nước của đất kém [gây ra hiện tượng dính khi thấm nước, nứt nẻ, rắn khi bị khô].

    + Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn.

    + Vi sinh vật hoạt động yếu do bị các cation natri làm giảm khả năng hoạt động.

    + Tỉ lệ sét trong đất cao [khoảng từ 50 – 60%], đất thường có tính trung tính hoặc kiềm.

– Các biện pháp cải tạo:

    + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

    + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

    + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

Lời giải:

– Tính chất của đất phèn:

    + Đất có độ pH rất nhỏ.

    + Độ phì nhiêu của đất thấp.

    + Chứa nhiều cation Al3+, Fe3+,…

    + Trong điều kiện thoát nước sẽ hình thành axit sunfuaric làm giảm độ hoạt động của vi sinh vật.

    + Axit sunfuaric hấp thụ nước nhiều nên tầng đất mặt thiếu nước trầm trọng, trở nên khô cứng, có nhiều vết nứt nẻ.

– Biện pháp cải tạo:

    + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

    + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

    + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

    + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

    + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Lời giải:

– Biện pháp cải tạo đất mặn:

    + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

    + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

    + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

– Biện pháp cải tạo đất phèn:

    + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

    + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

    + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

    + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

    + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Video liên quan

Chủ Đề