Tại sao chủ nhật là ngày đầu tuần

Tên gọi

Nguồn gốc của tên gọi Chủ Nhật trong tiếng Việt xuất phát từ cộng đồng Ki-tô giáo. Tên gọi gốc là "Chúa Nhật"; "nhật" có nghĩa là "ngày" nên Chúa Nhật có nghĩa là "ngày của Chúa". Chữ Chúa và chủ chữ Nho hoặc Nôm đều viết là 主 nhưng có thể đọc thành hai âm; vì vậy Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều đúng. Người theo đạo Công giáo buộc phải đi lễ nhà thờ, giữ tâm tịnh và kiêng việc xác thịt vào ngày này.

Theo kinh điển Do Thái cổ, ngày thứ Bảy là ngày Sabát. Với những dân tộc không thuộc ảnh hưởng văn hóa Do Thái và Ki-tô giáo thì không có tên riêng cho những ngày trong tuần lễ. Khi các giáo sĩ Âu châu sang Viễn Đông dùng tiếng Việt truyền đạo thì đặt "ngày Sabát," tức ngày thứ bảy của tuần lễ theo thứ tự số đếm của ngôn ngữ gốc. Vì giáo sĩ người Bồ Đào Nha đi tiên phong nên tên đặt cho bảy ngày của tiếng Việt cũng theo lối gọi của tiếng Bồ.

Một số ngôn ngữ châu Âu đặt tên bảy ngày trong tuần theo nguồn gốc xa xưa hơn nữa, có từ trước khi Ki-tô giáo du nhập. Trong khi đó các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phân biệt ngày Sabát [thứ Bảy] và ngày của Chúa [Chủ nhật]. Đối với Công giáo Rôma thì không đặt nặng việc phân biệt này nên nhiều tín hữu theo — nhất là trong ngôn ngữ thường ngày — gọi ngày Chủ nhật là ngày Sabát. Giáo hội Tin Lành cũng vậy.

Tiếng Trung gọi ngày này là Tinh kỳ Nhật [chữ hán: 星期日] nghĩa là "kỳ sao mặt trời". Tiếng Nhật và Hàn thì ngày này gọi là Nhật Diệu Nhật [Kanji/Hanja: 日曜日, Kana: にちようび - nichi yōbi, Hangeul: 일요일 - il yo il], có nghĩa là "ngày Nhật Diệu" hay "ngày Mặt Trời".

Vai trò của ngày Chủ nhật

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế [ISO], ngày Chủ Nhật là ngày cuối cùng của một tuần. Việt Nam và đa số các nước trên thế giới đều theo chuẩn này. Ở một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Chủ nhật lại là ngày đầu tiên của tuần. Theo truyền thống Do Thái cũng như Công giáo Rôma, ngày Chủ nhật được gọi là "ngày bắt đầu", vì thế nó được xem là ngày đầu tuần, trước thứ hai.

Theo Theo Doanh nhân Sài gòn: Hầu hết chúng ta thường bỏ quên cơ hội trải qua một ngày Chủ nhật hoàn toàn thư giãn và hạnh phúc, thay vào đó là những lo toan, trăn trở liên quan đến tuần lễ trước đó. Bạn vẫn nghĩ Chủ nhật là kết thúc của tuần, vô tình để vuột khỏi tầm tay trước khi có thể tận hưởng nó.

Vậy nên, cần hiểu đúng đồng thời ghi nhớ trong tâm trí những cảm xúc tích cực về ngày Chủ nhật.

Nghĩ về những điều tích cực liên quan đến ngày Chủ nhật

Ví dụ như, không thức dậy sớm để ăn vội bữa điểm tâm, không nghĩ đến thời hạn công việc, không tỏ ra bực bội vì tờ báo đến muộn, không tranh cãi với các thành viên gia đình nếu họ lỡ làm mất thời gian của bạn, không phải chờ đợi lâu vì tắc đường lúc sáng sớm, không phải ăn bữa trưa đơn điệu trong văn phòng, không gặp giờ cao điểm buổi tối, không về nhà muộn vì các cuộc hẹn và/hoặc họp hành kinh doanh...

Một ngày Chủ nhật phải luôn là ngày nghỉ thật sự.

Lên kế hoạch về một ngày nghỉ cùng gia đình

Mặc dù không hào hứng với kế hoạch này khi bạn dự định nghỉ ngơi tại nhà, muốn chuẩn bị trước mọi thứ cho tuần làm việc sắp tới nhưng đây là việc cần làm. Lý do là điều này làm trẻ hóa tâm trí bạn. Chỉ cần tinh thần được trẻ hóa trong vài giờ đồng hồ cũng đủ tiếp thêm sức lực để bạn trở lại làm việc cho ngày kế tiếp với tâm thái tràn đầy năng lượng tích cực.

Có thể đi mua sắm thứ gì đó, ăn tối bên ngoài với gia đình, tán gẫu với mọi người, cười đùa một cách sảng khoái… sẽ khiến tâm trạng của bạn tốt hơn.

Tận hưởng một số hoạt động, một sở thích hay bất cứ điều gì

Bạn thường không có nhiều thời gian dành cho những sở thích riêng, vậy tại sao không tận dụng điều này vào những ngày Chủ nhật? Bạn có một ngày trọn vẹn để dành cho chiếc máy chụp hình, quay phim mình yêu thích, có thể vẽ tranh, gặp gỡ bạn bè, làm bất cứ điều gì để tâm trạng thoải mái, hạnh phúc hơn. Nhờ đó đến cuối ngày, bạn sẽ không có tâm lý tiêu cực khi nghĩ về tuần sắp tới.

Đọc sách

Bạn có thể không ghiền đọc sách nhưng cần đọc báo để cập nhật những thông tin bỏ lỡ của tuần trước, lên mạng xem những vấn đề đang diễn ra xung quanh mình.

Có thể bạn không đủ thời gian để làm những điều cần thiết này trong những ngày trong tuần, vì thế Chủ nhật là dịp thích hợp để thu thập kiến thức cho công việc hiện tại và cập nhật thông tin.

Dành thời gian một mình

Ngoài thời gian chất lượng dành cho bạn bè, gia đình thì bạn cũng cần dành ít thời gian riêng tư cho mình. Bởi vì khoảng thời gian này rất có lợi, giúp bạn có cơ hội để suy gẫm, thảnh thơi tâm trí, cải thiện sự sáng tạo, làm những thứ bạn muốn, gặp gỡ những người mới.

Thời gian một mình còn tăng năng suất làm việc vì bạn không dựa vào người khác để chia sẻ khối lượng công việc của một dự án.

Nếu thực sự muốn tận hưởng cảm giác này, đừng để những email, tin nhắn điện thoại hay bất cứ phương tiện máy móc nào quấy rầy bạn.

Đừng nghĩ đến thứ Hai

Chúng ta có xu hướng lo lắng về những công việc của thứ Hai vào khoảng 5h chiều ngày Chủ nhật - thời điểm sắp sang một tuần làm việc mới. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ không có được ngày Chủ nhật hoàn hảo. Do vậy, cần làm xong những thứ liên quan đến công việc vào thứ Bảy để tận hưởng một ngày Chủ nhật hoàn toàn thảnh thơi.

Theo vi.wikipedia 

Một tuần có thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật, nhưng tuyệt nhiên lại không có thứ Một. Tại sao một tuần không bắt đầu bằng thứ Một mà lại là thứ Hai ? Có bao giờ bạn thắc mắc về những điều này?

Thực chất có lẽ theo thói quen mà nhiều người trong chúng ta thường không bao giờ để tâm tới việc truy tìm nguồn gốc mọi thứ, đặc biệt như nguồn gốc của các ngày trong tuần.

Việc đặt tên các ngày trong tuần xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại và mỗi ngày được gắn với tên của một vị thần. Ở thời kỳ này, Chủ nhật từng được coi là ngày của Mặt Trời và là ngày đầu tiên trong tuần. 

Người Ai Cập truyền lại ý tưởng về 7 ngày trong tuần cho người La Mã. Người La Mã cũng bắt đầu một tuần bằng ngày chủ nhật, còn gọi là "dies solis". Khi chuyển sang tiếng Anh trung cổ là sone[n]day và tiếng Anh hiện đại gọi là Sunday [Chủ nhật].   Việc đặt tên các ngày trong tuần xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại và mỗi ngày được gắn với tên của một vị thần.  

Trong tiếng Latin, thứ Hai được gọi là dies lunae [được đặt theo tên Mặt trăng] và khi chuyển sang tiếng Anh cổ là Monandaeg, sau đó chuyển thành Monday trong tiếng Anh ngày nay. 

Thứ Ba thường được đặt theo tên của các vị thần chiến tranh. Như ở Hy Lạp cổ đại, thứ Ba được gọi là Hemera Areos [ngày của Ares]. Và trong tiếng Anh cổ, thứ Ba là Tiwesdaeg, đặt theo tên thần chiến tranh của người Bắc Âu là Tiwaz [hay Tiw].  

Thứ Tư là ngày của sứ giả của các vị thần. Ở Hy Lạp cổ đại, thứ Tư được gọi là Hemera Hermu [ngày của Hermes].

Jupiter được dành tặng cho ngày thứ Năm, dies Jovis trong tiếng La Mã. Trong khi đó, ở Anh ngày này dành cho thần Thor và được gọi là thurresdaeg, hay sau này là thur[e]sday.

Thứ Sáu dành cho Aphrodite và Venus. Ở Bắc Âu và Anh cổ, Venus gắn liền với hình tượng Frigg, nữ thần thông thái. Trong tiếng Anh cổ, ngày này gọi là frigedaeg hay fridai trong thời Trung cổ. Với nhiều nền văn hóa, thứ Bảy là ngày cuối cùng trong tuần. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là dies Satumi, sau này chuyển thành Saterday trong tiếng Anh trung cổ.   

Như vậy, nhìn chung, theo lịch sử ra đời tên gọi các thứ trong tuần, lẽ ra ngày đầu tuần của Việt Nam phải là Chủ nhật. Tuy nhiên, sự ra đời của thứ Hai không chỉ đơn giản dừng lại ở đó.

Tại sao ở Việt Nam Thứ hai là ngày đầu tuần? - Câu hỏi nhiều người thắc mắc nhưng không biết câu trả lời.

Không phải nền văn minh nào cũng coi Chủ nhật là ngày đầu tuần, nổi bật chính là các hệ ngôn ngữ Slavic. Theo đó, Chủ nhật là ngày cuối tuần và không đặt theo tên thần Mặt Trời. Và với hệ văn hóa Slavic, thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.

Ở Việt Nam, quan niệm xem ngày thứ Hai là ngày đầu tuần là do các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha mang tới Việt Nam. Cách gọi "thứ Hai" bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha "segunda-feira", có nghĩa là phiên chợ thứ hai, trong tiếng Việt bị tỉnh lược thành "thứ hai".  

Các ngày còn lại trong tuần lần lượt được gọi trong tiếng Bồ Đào Nha được đặt tên theo các phiên chợ. Thứ Ba: Terça-feira [phiên chợ thứ ba], thứ Tư: Quarta-feira [phiên chợ thứ tư], thứ Năm: Quinta-feira [phiên chợ thứ năm], thứ Sáu: Sexta-feira [phiên chợ thứ sáu], thứ Bảy: Sábado [ngày nghỉ ngơi].

Vì các ngày trước đó đã gọi là thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư… nên tên gọi ngày nghỉ ngơi được chuyển thành ngày thứ Bảy.  

Ngoài ra, qua quá trình lịch sử lâu dài hình thành nên các tên gọi các thứ trong tuần. Sau này, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này đương nhiên được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong số các nước thừa nhận thứ Hai là ngày đầu tuần.

Sưu tầm


Các chủ đề được xem nhiều


HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

.

Video liên quan

Chủ Đề