Bia hơi Hải Phòng bao nhiêu độ?

Bia hơi là loại bia tươi sống chưa qua thanh trùng nên vẫn còn chứa các men vi sinh hoạt động. Khác với các loại bia lon và bia chai, bia hơi cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ thích hợp để ức chế hoạt động của các men vi sinh gây hỏng bia.

Vì vậy, Cty chúng tôi giới thiệu dòng sản phẩm bảo quản bia được gia công bằng inox với khung thép chịu được lực va đập lớn, tủ hoạt động với nhiệt độ dao động từ 2*C – 6*C phù hợp với tiêu chuẩn quản bảo bia hơi.

Thông số kỹ thuật:

– Chiều Cao: 95cm

– Chiều Rộng: 57cm

– Chiều Dài: 100cm

– Điện Áp: 220v – 240v

– Công Suất: 135w

Tủ được thiết kế có thể bảo quản khô lạnh và bảo quản nước lạnh tùy nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thành tủ được cách nhiệt bởi các hạt bọt xốp Polyurethane nhỏ mịn tạo sự liên kết chặt chẽ và có hệ số truyền nhiệt thấp nên bảo quản được nhiệt độ lâu hơn và tiết kiệm điện năng.

Mọi chi tiết quý khách liên hệ:

Chúng tôi không chỉ mua bán điện tử điện lạnh mà còn nhận sửa chữa uy tín chất lượng nhất miền Bắc. Để biết thêm chi tiết xin mời các bạn truy cập Website: dienlanhbachkhoa.info

Bia hơi hay bia tươi đều là những khái niệm quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng, nhiều người có “thâm niên” trong “nghề thưởng bia” vẫn cảm thấy bối rối khi đứng trước câu hỏi: bia hơi - bia tươi giống và khác nhau ra sao? Nếu bạn là một trong số đó, hãy để bài viết này giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Khác biệt về công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến là góc độ so sánh phổ biến khi người ta đề cập đến sự khác biệt giữa bia tươi và bia hơi. Trên thực tế, đây cũng là khía cạnh được đa số thực khách quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hương vị cũng như giá thành của mỗi cốc bia.

Bia hơi Hải Phòng bao nhiêu độ?

Bia hơi có nồng độ cồn thấp do thời gian ủ ngắn

Bia hơi là sản phẩm được tạo ra từ quá trình ủ và nấu bia với hàm lượng đường thấp. Thời gian để cho ra một mẻ bia khá ngắn, thường từ 7 - 10 ngày. Đó là lý do bia hơi có nồng độ cồn thấp, chỉ khoảng 3 - 4 độ. Loại bia này chủ yếu được phục vụ ở các điểm bán bình dân với mức giá rẻ.

Trong khi đó, bia tươi được nấu với hàm lượng đường lớn. Thời gian lên men dài gấp đôi bia hơi. Điểm khác biệt về công nghệ ủ đã tạo ra những cốc bia có nồng độ cồn cao hơn, đồng thời cũng đắt đỏ hơn. Bia tươi thường được bán tại các quán bar, club, nhà hàng, hướng tới phân khúc trung - cao cấp.

Tại sao vẫn dễ nhầm lẫn?

Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy băn khoăn: Tại sao khác nhau đến vậy nhưng vẫn có sự nhầm lẫn giữa 2 loại bia này? Từ góc độ của một đơn vị sản xuất thiết bị bảo quản - chiết rót với hơn 10 năm kinh nghiệm thị trường, Đức Minh đã phát hiện ra 2 mấu chốt quan trọng khiến thực khách bối rối.

Thứ nhất, bia hơi và bia tươi có sự tương đồng về tính chất.

Bia hơi là dòng sản phẩm hoàn toàn không trải qua công đoạn thanh trùng. Trong khi đó, tùy vào từng dây chuyền chế biến, bia tươi có thể được thanh trùng nhanh để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xa hoặc không thanh trùng.

Như vậy, về cơ bản, trong cả 2 loại bia đều tồn tại một lượng vi sinh vật đáng kể. Chúng được xem là gốc rễ tạo nên hương vị tươi mới, hấp dẫn của bia tươi, bia hơi so với bia chai, bia lon. 

Bia hơi Hải Phòng bao nhiêu độ?

Bia tươi thanh trùng nhanh vẫn cần phải được bảo quản ở dải nhiệt độ tiêu chuẩn

Tuy nhiên, những vi sinh vật này cũng có thể trở thành mối đe dọa đối với chất lượng bia nếu chúng sinh sôi, phát triển. Vì thế, để ức chế hoạt động của vi sinh, giữ cho bia không bị chua hỏng trong thời gian ngắn, chủ kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng được nhiệt độ bảo quản từ 0 - 10°C.

Thứ hai, “bia hơi” là cách gọi mang tính địa phương

Từ thực tế trải nghiệm, tiếp xúc với thực khách cũng như người kinh doanh bia ở các khu vực khác nhau, Đức Minh phát hiện ra rằng, cách gọi “bia hơi” gần như chỉ phổ biến ở phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh lân cận. 

Bia hơi Hải Phòng bao nhiêu độ?

Có nhiều cách lý giải khác nhau về tên gọi “bia hơi”

Gốc gác của cái tên này được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng, gọi là “bia hơi” vì khi uống, hơi ga sẽ trào lên, tạo cảm giác cay nồng nhẹ ở miệng và mũi. Một số người suy luận đơn giản hơn thì quả quyết, cái tên “bia hơi” bắt nguồn từ nguyên tắc “uống liền một hơi cạn cốc”.

Dù tranh cãi chưa đi đến hồi kết, nhưng có thể khẳng định, “bia hơi” là khái niệm thiên về tính địa phương. Ở các tỉnh từ Duyên hải Nam Trung Bộ trở vào, đa số thực khách chỉ quen thuộc với cụm từ “bia tươi”. Phân biệt về công nghệ chế biến hay giá thành sẽ có “bia tươi giá rẻ” và “bia tươi cao cấp”.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn giải quyết được thắc mắc về 2 khái niệm “bia hơi” và “bia tươi”. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực chia sẻ tới bạn nhiều nội dung hữu ích khác. Đồng hành cùng Đức Minh để hiểu hơn về bia cũng như kỹ thuật bảo quản - chiết rót bia bạn nhé!