Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì năm 2024

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP) là một bệnh lý huyết học tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, cần được chẩn đoán sớm và điều trị bài bản để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, nặng nề…

Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm 2 thành phần chính là huyết tương và các tế bào máu. Các tế bào này bao gồm: hồng cầu với vai trò vận chuyển oxy cũng như dinh dưỡng đến cho mô, tế bào; bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập và tiểu cầu giúp tạo cục máu đông khi có tổn thương mạch máu qua đó khởi động quá trình đông cầm máu của cơ thể. Chỉ số tiểu cầu thông thường dao động trong khoảng 150-450G/L, nếu dưới 100G/L được gọi là giảm tiểu cầu. Một trong các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu hay gặp nhất là Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát là tình trạng tiểu cầu trong máu ngoại vi bị phá huỷ ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của tự kháng thể kháng tiểu cầu. Nói cách khác, bệnh là sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch, gây tình trạng phá huỷ tiểu cầu do các kháng thể được sinh ra từ chính cơ thể bệnh nhân.

Trên thế giới, tỷ lệ gặp ITP ở trẻ em là khoảng 4-6 ca/100.000 trẻ/năm. Còn tại Hàn Quốc, một quốc gia châu Á, tỷ lệ mắc ITP ở mọi lứa tuổi là 5.3 ca/100.000 người/năm, trong khi con số tăng lên là 14.3 ca/100.000 người/năm nếu thu hẹp đối tượng trẻ dưới 15 tuổi. Điều này tương đương với việc tần suất phát hiện bệnh gặp ở trẻ em cao hơn người trường thành rất nhiều. Theo một nghiên cứu khác của bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc ITP chiếm khoảng 26.6% các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Còn tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, tỷ lệ ITP trên bệnh nhân huyết học cần điều trị nội trú là 33-39%. Tổng kết lại, Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát là bệnh lý huyết học tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Ngày nay, cơ chế bệnh sinh của Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát được cho là sự mất cân bằng giữa tăng phá huỷ tiểu cầu ở lách và giảm sản xuất tiểu cầu ở tuỷ xương, được thúc đẩy bởi sự tương tác của 3 nguyên nhân chính: hệ miễn dịch được hoạt hoá quá mức, khởi nguyên (nhiễm trùng, nhiễm lạnh, nhiễm độc, dùng thuốc, stress…) và yếu tố di truyền. Khi 3 tác nhân trên tương tác với nhau khiến cơ thể sản sinh ra phức hợp giữa kháng thể và kháng nguyên trên bề mặt màng tiểu cầu. Các phức hợp này bị đại thực bào bắt giữ và thoái hoá, cùng với đó kích hoạt một dòng thác kháng thể gây phá huỷ hàng loạt tiểu cầu.

Một số yếu tố nguy cơ khởi phát Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhỏ:

- Tuổi: độ tuổi trung bình thường là dưới 5 tuổi

- Tỷ lệ trẻ nam/nữ (theo NC tại BVĐK Xanh Pôn) là 1.58/1

- Sau nhiễm trùng: nhiễm virus đường hô hấp, HBV, HCV, HIV

- Có tiền sử rối loạn miễn dịch/tự miễn khác: Lupus ban đỏ hệ thống

- Tiền sử tiêm vắc xin và sử dụng thuốc trong thời gian 2 tuần…

Bệnh thường với biểu hiện xuất huyết, chủ yếu xuất huyết dưới da, niêm mạc tự nhiên hoặc sau sang chấn, va đập; đa hình thái, đa lứa tuổi (các vết máu tụ có nhiều kích thước khác nhau, nhiều màu sắc tuỳ vào thời gian xuất huyết mới hay đã cũ và thoái biến). Ngoài ra, nguy hiểm hơn có thể gặp xuất huyết ở nội tạng như xuất huyết tiêu hoá khi trẻ nôn ra máu, đi ngoài phân đen…; xuất huyết tử cung gây kéo dài kỳ kinh nguyệt ở trẻ lớn; xuất huyết đường tiết niệu gây đi tiểu ra máu; xuất huyết các khối cơ sâu gây ổ máu tụ; xuất huyết não – màng não gây ra rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, các biểu hiện thần kinh khu trú… Biểu hiện ở hệ thần kinh tuy hiếm gặp nhưng diễn biến nặng nề, đe doạ đến tính mạng và thường xảy ra ở bệnh nhân có tiểu cầu dưới 10G/L, đặc biệt khi có chấn thương hoặc tổn thương mạch máu.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì năm 2024

Hình ảnh xuất huyết dưới da đa hình thái, đa lứa tuổi ở bệnh nhi mắc ITP

Chẩn đoán Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch không quá khó, tuy nhiên cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự.

Lâm sàng: Đặt chẩn đoán nghi ngờ khi trẻ có biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc hoặc các dấu hiệu chảy máu khác với đặc điểm đã mô tả ở trên kèm theo các yếu tố nguy cơ như các bệnh lý từng mắc, các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung cho trẻ gần đây.

Cận lâm sàng: xét nghiệm công thức máu thường chỉ giảm đơn dòng tiểu cầu, xét nghiệm tuỷ đồ loại trừ các nguyên nhân cơ quan tạo máu gây giảm tiểu cầu khác, xét nghiệm bilan nhiễm virus có thể dương tính nếu là nguyên nhân khởi phát bệnh, xét nghiệm đông máu, sinh hoá máu thường trong giới hạn bình thường…

Điều trị Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường là điều trị triệu chứng, bao gồm:

- Sử dụng thuốc chống viêm nhóm Corticoids (Prednisolone, Dexamethaxone)

- Thuốc ức chế miễn dịch được cân nhắc điều trị trong trường hợp đáp ứng kém với Corticoids

- Truyền tiểu cầu nếu có các dấu hiệu nguy hiểm hoặc khi số lượng tiểu cầu giảm < 10G/L

- Cắt lách có tý lệ đáp ứng lên tới 70% song thường không áp dụng ở đối tượng trẻ nhỏ

Một số lời khuyên dành cho trẻ mắc bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch:

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bao gồm tinh bột, đạm, chất béo; ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

- Ăn chín, uống sôi phòng ngừa nhiễm trùng.

- Chế độ ăn ít muối, ít đường vì thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ tăng huyết áp, đái tháo đường; bổ sung Canxi để đảm bảo phát triển về xương

- Theo dõi và tái khám tại cơ sở y tế có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm định kỳ 3 tháng hoặc ngay khi có các biểu hiện bất thường.

ITP nhìn chung có tiên lượng tốt, có thể tự hổi phục trong vài tuần tới vài tháng thậm chí từ giảm tiều cầu nặng. Tuy nhiên các cha mẹ lưu ý, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm tại các cơ sở y tế có chuyên môn, uy tín như khoa Nhi, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để loại trừ các bệnh lý huyết học có biểu hiện tương tự và hạn chế các diễn biến nặng nề của bệnh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gửi tới các bậc cha mẹ cũng như quý vị bạn đọc quan tâm! Cảm ơn và hẹn gặp lại tại những bài đăng y học thường thức tiếp theo!

Tiểu cầu thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Giảm tiểu cầu nặng: là khi tiểu cầu giảm mạnh dưới 20.000/micro lít máu có thể gây rối loạn chức năng đông máu, bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết bất thường không cầm được, xuất huyết niêm mạc hay xuất huyết dưới da tại mũi, họng, miệng, niêm mạc đường tiêu hóa (chảy máu cam, chảy máu chân răng, máu lẫn trong phân và ...

Những triệu chứng và vấn đề thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn Người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài ở những chỗ bị cắt da. Bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân. Thường xuyên chảy máu răng lợi và có máu trong phân hoặc nước tiểu. Luôn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.

Xuất huyết giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu không nên ăn gì?.

Thịt đỏ.

Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm sữa..

Dầu không có nguồn gốc từ thực vật..

Trái cây có tác dụng làm loãng máu tự nhiên như cà chua, quả mọng..

Thức ăn nhanh..

Thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp..

Tỏi và hành tây (cũng có tác dụng làm loãng máu).

Tăng tiểu cầu sống được bao lâu?

– Không như các bệnh lý ác tính khác, bệnh tăng tiểu cầu tiên phát có tiên lượng tương đối tốt, thời gian sống trung bình có thể lên tới 20-30 năm. Việc điều trị cũng tương đối “nhẹ nhàng” – sử dụng thuốc uống hằng ngày như các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác (đái tháo đường, tăng huyết áp).