Bệnh dài ngày được hưởng bao lâu

Theo quy định trên thì thời gian nghỉ ốm ngắn ngày dựa trên chỉ định của cơ sở y tế, thời gian nghỉ tối đa được quy định đối với người tham bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác nhau dựa vào thời gian tham gian bảo hiểm xã hội.

Chế độ ốm đau là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Liên quan đến vấn đề này nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày?

Theo quy định của khoản 1 điều 26 Luật bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

“ 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a] Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b] Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Theo quy định trên thì thời gian nghỉ ốm ngắn ngày dựa trên chỉ định của cơ sở y tế, thời gian nghỉ tối đa được quy định đối với người tham bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác nhau dựa vào thời gian tham gian bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

– Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày như sau:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

– Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian nghỉ như sau:

+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Nghỉ ốm dài ngày là bao nhiêu ngày?

Thời gian nghỉ ốm dài ngày được quy định tại khoản 2 điều 26 Luật bảo hiểm xã hội:

“ 2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a] Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b] Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, nếu hết thời hạn 180 ngày này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?

Khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”.

Theo quy định nêu trên thì việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Đối với trường hợp khám cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

08:58 03/01/22

Trường hợp người lao động cần phải nghỉ lâu hơn so với quy định thì mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trân trọng gửi đến Quý thành viên những điều cần biết về chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Nguồn: Internet

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Người lao động [NLĐ] sẽ được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Là đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc [sau đây gọi tắt là “BHXH”].

- Bị ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Lưu ý: Sẽ không giải quyết chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đối với các trường hợp:

- Bị ốm đau phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

- Bị ốm đau trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

2. Thời hạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp NLĐ đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng BHXH được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.

Lưu ý: Trường hợp NLĐ có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.

3. Mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính theo công thức sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh

 cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề

 trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau

[%]

x

Số tháng nghỉ việc
hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong 180 ngày đầu.

- Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo sẽ giảm dần, cụ thể:

Đối tượng

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau

NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên

65%

NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

55%

NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm

50%

Bởi vì, tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Do đó, đối với trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

[đối với những ngày lẻ không trọn tháng]

=

Tiền lương đóng BHXH của tháng
liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau

[%]

x

Số ngày nghỉ việc hưởng

chế độ ốm đau

24 ngày

Ví dụ: Bà N đang tham gia BHXH, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 28/3/2016 đến ngày 05/6/2016.

- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng [từ 28/3 đến 27/5/2016];

- Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 09 ngày [từ ngày 28/5 đến ngày 05/6/2016].

Còn đối với trường hợp NLĐ bị ốm đau ngay trong tháng đầu tham gia BHXH mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó.

4. Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Quý thành viên vui lòng xem chi tiết tại Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau.

5. Quyền lợi hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

- NLĐ được cấp thẻ bảo hiểm y tế do Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo, được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho NLĐ.

- NLĐ bị ốm đau đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động [HĐLĐ] xác định thời hạn và một HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.

- Doanh nghiệp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu NLĐ ốm đau đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp NLĐ bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì NLĐ được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ.

- NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian nghỉ ốm đau.

- NLĐ đã hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe [xem thêm tại Hồ sơ giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản].

Quý thành viên vui lòng tham khảo thêm các bài viết:

- 15 vướng mắc nổi bật về chế độ Ốm đau – Thai sản [Phần 1].

- 15 vướng mắc nổi bật về chế độ Ốm đau – Thai sản [Phần 2].

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019.

- Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

- Thông tư 46/2016/TT-BYT.

Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: 

 
 

Thúy Vy

15,173

Video liên quan

Chủ Đề