Bầu phải tắm nắng bao lâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Có tới 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể được tổng hợp nhờ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào tắm nắng cũng tốt. Nếu tắm nắng không đúng thời điểm, không đúng cách và tắm nắng quá lâu có thể khiến làn da bị tổn thương, đặc biệt là với làn da non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để biết được thời điểm tắm nắng tốt nhất thì trước hết cần phải hiểu các loại tia nắng có vai trò gì trong tác động và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D, từ đó biết được tia nào có hại và tia nào có lợi cho làn da.

Ánh nắng mặt trời gồm các tia nhìn thấy được [cầu vồng] và các tia không nhìn thấy được là tia cực tím hay tia UV. Tia UV được chia làm 3 loại là tia UVC, tia UVA và tia UVB.

  • Tia UVC: có bước sóng ngắn khoảng từ 200 - 190 nm. Đây là loại tia độc hại nhất đối với sức khỏe của con người. Nhưng tia UVC lại được tầng ozone hấp thụ trước khi chiếu xuống mặt đất nên hầu như không ảnh hưởng đến da và không có tác dụng tổng hợp vitamin D.
  • Tia UVA:
    • Chiếm 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, có bước sóng dài nhất khoảng 320 - 400 nm.
    • Tia UVA có khả năng xuyên thấu qua tầng ozone, mây, nước, kính, quần áo mỏng. Thậm chí một số loại kem chống nắng cũng không cản được tác động của tia UVA. Như vậy, tia UVA xuất hiện xuyên suốt trong thời gian có ánh nắng mặt trời, ngay cả khi trời nhiều mây âm u hay có mưa thì tia UVA vẫn xuất hiện.
    • Tia UVA chính là tác nhân gây đen da, lão hóa da, sạm da, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da. Cũng giống như tia UVC, tia UVA hoàn toàn không có khả năng tổng hợp vitamin D.
  • Tia UVB:
    • Là tia duy nhất có trong ánh nắng có khả năng kích thích tiền chất vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở cơ thể con người.
    • Tia UVB có bước sóng ngắn hơn tia UVA, khoảng 290 - 320nm. Có đến 95% tia UVB bị tầng ozone hấp thụ. Chỉ còn rất ít tia UVB xuyên qua được tầng ozone xuống bề mặt Trái Đất.

Tia UV được chia làm 3 loại là tia UVC, tia UVA và tia UVB.

Tia UVB là tia duy nhất có khả năng tổng hợp vitamin D tốt cho sức khỏe, nên cần lựa chọn thời điểm có tia UVB nhiều nhất để tắm nắng.

Thời gian tia UVB có thể xuyên qua tầng ozone nhiều nhất là khoảng từ 9h sáng đến 4h chiều. Tuy nhiên, khoảng thời gian này trong ánh nắng có rất nhiều tia UVA có hại cho da, nhất là với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Do đó, thời điểm tốt nhất để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều, khi ánh nắng không quá gay gắt.

Chỉ nên tắm nắng mỗi lần khoảng 20 - 30 phút

Dù tia UVB có khả năng kích thích tổng hợp vitamin D nhưng nếu tiếp xúc quá lâu với tia UVB hoặc tiếp xúc với cường độ mạnh cũng có thể gây hại cho da. Do đó, không nên tắm nắng quá lâu. Chỉ nên tắm nắng mỗi lần khoảng 20 - 30 phút, tùy theo mức độ ánh nắng tiếp xúc với da. Thời gian đầu tắm nắng cho trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Khác với tia UVA, tia UVB không có khả năng xuyên qua quần áo và kính nên khi tắm nắng cần để lộ da và tắm nắng trực tiếp, không cho trẻ tắm nắng qua cửa kính. Có thể cởi bỏ quần áo của trẻ từ từ, cho trẻ tắm nắng phần bàn chân, bắp chân, đùi sau đó đến bàn tay, cẳng tay và cuối cùng là lưng của trẻ.

Lưu ý, tắm nắng chỉ cung cấp khoảng 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì vậy vẫn cần bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua sữa mẹ và thực phẩm ăn hàng ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm sản phẩm vitamin D3 theo đúng liều lượng phù hợp với từng lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Video đề xuất: Tắm nắng cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Thời gian tắm nắng cho bé mỗi lần bao lâu là đủ?

XEM THÊM:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khuyên tắm nắng để cơ thể sản sinh vitamin D , nhờ đó giúp xương chắc khỏe. Vậy còn bà bầu tắm nắng thì sao? Điều này có cần thiết và an toàn cho thai nhi không? Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bạn thích mình có làn da rám nắng kể cả lúc mang thai vì như vậy sẽ trông mạnh mẽ hơn? Để có được làn da rám nắng, bạn đã làm rất nhiều cách từ phơi nắng trực tiếp, dùng giường tắm nắng hoặc bôi lotion để có làn da nâu. Tuy nhiên, đâu là phương pháp làm da rám nắng nhưng an toàn cho thai nhi? Bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé.

Liệu tắm nắng có an toàn khi mang thai?

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tắm nắng trực tiếp ngoài trời hay trên giường tắm nắng [tanning bed] sẽ gây hại trực tiếp lên thai nhi. Nếu bạn tắm nắng ngoài trời hay bên trong nhà, các tia UV đều tác động lên da bạn như nhau mặc dù các tia khi dùng giường tắm nắng được tập trung hơn.

Các tia UV từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư da. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra các biến chứng như lão hóa hay nếp nhăn.

Những người bắt đầu dùng giường tắm nắng trước 35 tuổi thường có 75% nguy cơ bị ung thư da. Bà bầu tắm nắng gây tổn thương đến DNA khiến da có các phản ứng tự vệ với các tia bức xạ. Đây là một trong các lý do khiến làn da bạn trở nên sậm màu hơn.

Nguy cơ có thể xảy ra với bà bầu tắm nắng

Một trong các mối nguy cơ từ tia UV xảy ra trong suốt quá trình mang thai là tia UV có thể phá hủy axit folic trong cơ thể mẹ. Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ vì giúp bé phát triển hệ thống thần kinh khỏe mạnh.

Thai nhi thường bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tia UV trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên và đầu tam cá nguyệt thứ 2. Đây là thời gian cần thiết để não bé phát triển hoàn hảo.

Giai đoạn có nguy cơ ảnh hưởng cao đối với thai nhi là từ 2 – 7 tuần sau khi thụ thai. Giai đoạn từ 8 – 15 tuần sau khi thụ thai được xem là giai đoạn có nguy cơ cao nhất.

Tia UV có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu ở Úc cho thấy rằng trẻ em có mẹ tiếp xúc nhiều với tia UV trong suốt tam cá nguyệt đầu có tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng cao.

Một số điều nên cân nhắc về việc bà bầu tắm nắng

Bạn nên lưu ý rằng trong thai kỳ, làn da thường dễ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng, có thể là do lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bắt nắng hay rám nắng hơn nếu quên sử dụng kem chống nắng.

Một số phụ nữ bị nám da trong quá trình mang thai. Sự tiếp xúc với ánh nắng khiến tình trạng nám da trở nên tệ hơn. Vì thế, bất kỳ loại tắm nắng nào cũng đều là tác nhân khiến nám da tệ hơn.

Sử dụng kem tắm nắng liệu có an toàn cho thai nhi?

Các loại kem tắm nắng thường an toàn trong thai kỳ. Các hóa chất trong các sản phẩm này thường không được hấp thụ qua lớp da đầu tiên.

DHA là hóa chất được sử dụng trong kem tắm nắng tạo sắc tố nâu trên da. Chất DHA này chỉ nằm yên trên lớp da đầu tiên và không hấp thụ vào em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn sản phẩm phù hợp trước khi sử dụng.

Trong khi các loại lotion tắm nắng có thể an toàn khi mang thai, bạn nên tránh loại xịt. Các hóa chất được sử dụng trong sản phẩm dạng xịt có thể tiếp cận được thai nhi nếu bạn hít phải.

Phụ nữ mang thai không thể tránh tiếp xúc với các loại tia bức xạ. Bạn thường tiếp xúc một lượng nhỏ trong khi siêu âm. Vì thế, bạn cần có kiến thức cơ bản để hiểu về các mối nguy hại của chúng và giới hạn tiếp xúc đối với tia UV.

Nếu bạn thích có màu da rám nắng trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên sử dụng lotion tắm nắng an toàn khi mang thai. Giường tắm nắng không bao giờ là lựa chọn tốt dù bạn có thai hay không. Thay vào đó, lựa chọn an toàn nhất là đừng nghĩ đến việc làm làn da mình rám nắng mà hãy để da có màu sắc tự nhiên.

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề