Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí

Ban biên tập HOC247 xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Phương pháp hóa học một số chất khí môn Hóa học 8 bên dưới đây. Với nội dung lý thuyết đầy đủ và các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

I. Lý thuyết & phương pháp giải

Ghi nhớ tính chất của một số khí thường gặp sau:

1. Hiđro (H2)

a. Tính chất vật lí:

Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

b. Tính chất hóa học:

a) Tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước

2H2 + O2 to→ 2H2O

b) Tác dụng với một số oxit kim loại

– Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao

H2 + CuO (đen) to→ Cu (đỏ) + H2O

2. Oxi (O2)

a. Tính chất vật lí

– Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

– Oxi hóa lỏng ở -183°C

– Oxi lỏng có màu xanh nhạt

b. Tính chất hóa học: Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi có hóa trị II.

– Tác dụng với phi kim: C + O2 to→ CO2

– Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 to→ Fe3O4

– Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 to→ CO2 + 2H2O

3. Cacbon đioxit (CO2)

– Tính chất vật lý: là khí không màu, không mùi, không duy trì sự sống và sự cháy.

– Phản ứng đặc trưng dùng trong nhận biết: Phản ứng với dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Các bước làm bài tập nhận biết chất khí.

Bước 1: Lấy mẫu thử.

Bước 2: Chọn phương pháp thích hợp để nhận biết.

Bước 3: Ghi nhận hiện tượng và rút ra kết luận.

Bước 4: Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy nêu phương pháp phân biệt các khí: oxi và hiđro?

Lời giải

– Lấy khí vào lọ (lấy mẫu thử).

– Đưa đầu que đóm còn tàn đỏ vào từng lọ.

+ Mẫu thử nào làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy đó chính là oxi.

+ Mẫu thử không có hiện tượng xuất hiện là khí hiđro.

Ví dụ 2: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit

Lời giải

– Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

– Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:

+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.

+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.

Ví dụ 3: Có 3 bình đựng 3 chất khí không màu là: oxi, hiđro và không khí. Em hãy nêu phương pháp nhận biết 3 chất khí trên.

Lời giải

– Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

– Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO to→ Cu + H2O

+ Nếu không hiện tượng → không khí.

Ví dụ 4: Có 4 bình đựng riêng các khí sau : không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ ? Giải thích và viết các phương trình hoá học (nếu có )

Lời giải

Để phân biệt các khí: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic ta có thể tiến hành các thí nghiệm sau :

Cho các khí trên qua nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các khí còn lại, khí nào làm bùng cháy que đóm, khí đó là khí oxi.

Cho các khí còn lại qua CuO nung nóng, khí nào làm xuất hiện Cu (màu đỏ) là khí H2.

H2 + CuO to⟶ Cu + H2O

     (màu đen) (màu đỏ )

(Hoặc khí nào cháy được trong không khí là khí hiđro)

Khí còn lại không làm đổi màu CuO là không khí.

Ví dụ 5: Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau:

a. H2, NH3, O2 và khí CO2

b. SO2, CO và khí N2

Lời giải

a. Đáp án:

B1: Than hồng → O2 (than bùng cháy ); CO2 (than tắt)

B2: Quì ẩm → NH3 (xanh quì tím ẩm)

Còn lại: H2

b. Đáp án:

B1: dd brom → SO2 (mất màu dung dịch bromo)

B2: CuO → CO (oxit đồng từ đen chuyển sang màu đỏ)

Còn lại là khí N2

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp phân biệt một số chất khí môn Hóa học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

  • Phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với nước môn Hóa học 8
  • Chuyên đề phản ứng thế môn Hóa học 8

Chúc các em học tốt! 

- Dẫn các khí qua dd Ca(OH)2, quan sát thấy:

+) Nếu khí nào làm dd kết tủa trắng thì đó là khí CO2.

PTHH: CO2+ Ca(OH)2 -> CaCO3

+ H2O

+) Các khí còn lại không có hiện tượng gì với dd : H2, O2 và N2.

- Dẫn các khí còn lại qua bột CuO nung nóng 400oC, quan sát hiện tượng:

+) Nếu khí nào làm bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ của đồng đó là khí H2.

PTHH: H2 + CuO -to-> Cu + H2O

+) Các khí còn lại không gây nên hiện tượng: O2 và N2.

- Dùng que đóm đang cháy để thử các khí còn lại, ta thấy:

+) Nếu que đóm bùng cháy thì đó là khí O2.

+) Nếu que đóm bị tắt đó là khí N2.

Cách nhận biết các chất hóa học

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết các dung dịch hóa chất mất nhãn. Để có thể làm tốt dạng bài tập nhận biết, các bạn học sinh cần nắm chắc tính chất hóa học của các chất, cũng như màu sắc đặc trưng trong phản ứng. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau NaCl, NaOH, HCl, Ca(OH)2

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Dùng quỳ tím để nhận biết các mẫu thử trên

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, thì dung dịch đó là HCl

Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó là NaOH và Ca(OH)2

Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là NaCl

Để nhận biết 2 dung dịch NaOH và Ca(OH)2 ta dẫn khí CO2 qua hai dung dịch

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì dung dịch ban đầu là Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Còn lại là NaOH

>> Chi tiết phương pháp làm dạng bài tập nhận biết tại: Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9

Câu hỏi vận dụng liên quan

Ví dụ minh hoạ: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Hướng dẫn làm bài tập

Trích các mẫu thử để nhận biết

a) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Dùng quì tím nhận biết HCl vì làm quì tím hoá đỏ, NaOH làm quì tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quì tím.

Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quì tím Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaCl

b) HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

Dùng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1 làm quỳ tím hóa đỏ: HCl và H2SO4

Nhóm 2 không làm đổi màu quỳ tím NaCl và Na2CO3,

Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử nhóm số 2. Mẫu sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm I. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là HCl.

c) NaOH, BaCl2, Ba(OH)2, NaCl

Dùng quì tím chia thành hai nhóm.

Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh

Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím

Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm.

Nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng.

Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.

Phương trình hóa học

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaOH

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaCl

d) Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

Trích mẫu thử và đánh dấu thứ tự:

Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ → nhận ra dung dịch AgNO3

Mẫu thử nào làm quỳ tím hóa xanh → nhận ra dung dịch K2CO3

Mẫu thử nào không đổi màu → nhận ra các dung dịch Na2SO4, BaCl2

Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

Mẫu thử nào nếu xuất hiện kết tủa trắng → nhận ra dung dịch Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl

(trắng)

Nếu không có hiện tượng gì xảy ra → nhận ra dung dịch BaCl2

e) KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh, chất ban đầu là Cu(NO3)2

NaOH + Cu(NO3)2 → NaNO3 + Cu(OH)2

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chất ban đầu là Fe(NO3)3

Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó hóa đen, thì chất ban đầu là AgNO3

AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3

AgOH → Ag2O + H2O

Dung dịch không có hiện tượng gì là KNO3

Ví dụ 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.

Đáp án hướng dẫn giải

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết:

Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl

Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4

Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3

Có kết tủa màu xanh là CuCl2

Không có phản ứng là NaCl

Ba(OH)2 + 2NH4Cl →BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 →BaSO4 ↓ + 2NH3 + 2H2O

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2

Ba(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + BaCl2

Ví dụ 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3

Đáp án hướng dẫn giải

Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.

Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.

HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.

Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.

Phương trình hóa học: CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

Ví dụ 4: Dùng một hóa chất tự chọn hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl3

Đáp án hướng dẫn giải

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho quì tím vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4, mẫu thử không đồi màu quì tím là, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl2.

Cho dung dịch NaOH dư vừa mới nhận biết được vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó tan ra là ZnCl2, mẫu thử không có hiện tượng là BaCl2, mẫuthử xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu là FeCl3, mẫuthử xuất hiện kết tủa màu trắng là MgCl2.

Viết phương trình phản ứng

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

.................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.