Bài tập vận dụng cao về pt Chuyên hóa các chất có sử dụng phương pháp bảo toàn

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”

Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D có công thức khối lượng được viết như sau :

mA + mB = mC + mD

VD: Bari clorua +natri sunphat  bari sunphat + natri clorua. Có CT khối lượng là:

mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua

2. Áp dụng: trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của [n – 1] chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.

II. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1.

       a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng

       b. Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra, khối lượng các chất được bảo toàn?

Bài 2. Trong phản ứng hóa học : bari clorua + natri sunphat  bari sunphat + natri clorua. Cho biết khối lượng của natri sunphat Na2SO4 là 14,2 gam, khối lượng của bari sunphat BaSO4 và natri clorua NaCl lần lượt là : 23,3 g và 11,7 g.

Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng

Bài 3. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.

     a. Viết phản ứng hóa học trên.

     b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

     c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

Bài 4. Đốt cháy m[g] cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m

Bài 5. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.

Bài 6. Đốt cháy m g kim loại magie Mg trong không khí thu được 8g hợp chất magie oxit [MgO]. Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi [không khí] tham gia phản ứng.

       a. Viết phản ứng hóa học.

       b. Tính khối lượng của Mg và oxi đã phản ứng.

Bài 7. Đá đôlomit [là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3], khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi oxit CaO và magie oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.

       a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.

      b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí cacbon đioxit và 104 kg hai oxit các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là:

             A. 150kg                    B. 16kg                       C. 192kg                     D. Kết quả khác.

Bài 8. Hãy giải thích vì sao khi nung thanh sắt thì thấy khối lượng thanh sắt tăng lên, con khi nung nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi.

Bài 9. Hòa tan cacbua canxi [CaC2] vào nước [H2O] ta thu được khí axetylen [C2H2] và canxi hiđroxit [Ca[OH]2].

       a. Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.

       b. Nếu dùng 41 g CaC2 thì thu được 13 g C2H2 và 37 g Ca[OH]2. Vậy phải dùng bao nhiêu mililit nước? Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1g/ ml.

Bài 10. Khi cho Mg tác dụng với axit clohiđric thì khối lượng của magie clorua [MgCl2] nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và axit clohiđric tham gia phản ứng. Điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không?

Bài 10. Khi cho Mg phản ứng với dung dịch HCl thấy khối lượng MgCl2 nhỏ hơn tổng khối lượng của Mg và HCl. Điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không? Giải thích.

LỜI GIẢI

Bài 1.

       a. “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”

       b. Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng nguyên tử không đổi. Do đó khối lượng các chất được bảo toàn.

Bài 2.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng [BTKL]

mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua


Bài 8.

        Khi nung thanh sắt có khối lượng tăng vì ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với oxi tạo thành sắt oxit.

        Khi nung nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi vì khi nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí CO2 [khí CO2 là khí ở nhiệt độ cao dễ dàng thoát ra ngoài], chỉ còn lại vôi sống nên khối lượng giảm so với ban đầu.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Phương pháp giải bài tập hóa

Phương pháp bảo toàn electron được áp dụng chủ yếu cho các bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ. Sau đây là nội dung của phương pháp bảo toàn electron và các dạng bài thường gặp.

Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Dũng
Nguồn tin: Thầy Phạm Ngọc Dũng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //thaydungdayhoa.com là vi phạm bản quyền

Những tin mới hơn

  • Giải bài tập hóa bằng phương pháp trung bình [25/11/2013]

Những tin cũ hơn

 

PHƯƠNG PHÁP 14: VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN TRONG HÓA HỌC

I. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

Bí quyết để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa học hay và khó trong đề thi Đại học, Cao đẳng chính là vận dụng thật linh hoạt và nhuần nhuyễn các định luật bảo toàn trong hóa học. Thông qua các ví dụ minh họa và bài tập vận dụng dưới đây, tác giả hi vọng rằng tốc độ giải bài tập hóa học của bạn đọc sẽ cải thiện đáng kể.

Ví dụ 1: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 [đktc] và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z. Khối lượng Z là :

A. 16 gam. B. 32 gam. C. 8 gam. D. 24 gam.

[Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Cẩm Khê – Phú Thọ, năm học 2013 – 2014]

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng :

Áp dụng bảo toàn nguyên tố H, O, Fe và bảo toàn khối lượng, ta có :

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng [lượng H2SO4 phản ứng vừa đủ với giá trị nhỏ nhất], thấy thoát ra V lít H2 [đktc] và thu được dung dịch Y. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. V có giá trị là

A. 3,36 lít. B. 11,2 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.

[Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm học 2012 – 2013]

Hướng dẫn giải

Trong phản ứng của X với dung dịch H2SO4 loãng, lượng H2SO4 dùng vừa đủ với giá trị nhỏ nhất khi Fe khử hết Fe3+ sinh ra từ Fe2O3.

Sơ đồ phản ứng :

Theo giả thiết và áp dụng bảo toàn nguyên tố Fe, ta có :

Trong phản ứng của X với H2SO4, theo bảo toàn electron, ta có :

Ví dụ 3: Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là [giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể]

A. 5,08%. B. 6,00%. C. 5,50%. D. 3,16%.

[Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2012]

Hướng dẫn giải

Điện phân dung dịch NaOH thì bản chất là điện phân H2O, tạo ra O2 ở anot và H2 ở catot. Khối lượng NaOH trong dung dịch không bị thay đổi.

Theo bảo toàn electron, ta có :

Theo sự bảo toàn khối lượng, ta thấy nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH trước khi điện phân là :

Ví dụ 4: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Fe và C [Fe chiếm 53,846% về khối lượng] phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư tạo ra NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích khí [đktc] tạo thành sau phản ứng là :

A. 44,8 lít. B. 14,2 lít. C. 51,52 lít. D. 42,56 lít.

[Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Cẩm Khê – Phú Thọ, năm học 2013 – 2014]

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết, ta có :

Sơ đồ phản ứng :

Theo bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố C, ta có :

PS : Ở bài tập này, học sinh thường chỉ tính thể tích khí NO2 mà quên không tính thể tích khí CO2, khi đó đáp án là D : 42,56 lít. Đó là kết quả sai!

Ví dụ 5: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng [dư] thu được 10,752 lít khí H2 [đktc]. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A. 80%. B. 90%. C. 70%. D. 60%.

[Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2010]

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết và bảo toàn electron, ta thấy : nên hiệu suất phản ứng có thể tính theo Al hoặc Fe3O4.

Trong phản ứng nhiệt nhôm và phản ứng của hỗn hợp X với HCl, theo bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tố Fe, Al, ta có :

Ví dụ 6: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí NO [đktc]. Giá trị m là :

A. 8,2. B. 8. C. 7,2. D. 6,8.

[Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Ninh Giang, năm học 2013 – 2014]

Hướng dẫn giải

Sơ đồ phản ứng :

Căn cứ vào toàn bộ quá trình phản ứng, ta thấy : Chất khử là CO; chất oxi hóa là HNO3, sản phẩm khử của HNO3 là NO. Theo bảo toàn electron, ta có :

Theo bản chất phản ứng khử oxit và bảo toàn khối lượng, ta có :

O2 Education gửi các thầy cô link download file pdf đầy đủ

PP14 – VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Xem thêm

Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học

Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề