Giải bài tập sinh lớp 11 trang 14

Giải Sinh 11 trang 14

Soạn Sinh 11 Bài 2 giúp các em học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về vận chuyển các chất trong cây. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 11 trang 14.

Giải Sinh 11 Bài 2  là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh 11 Vận chuyển các chất trong cây

I. Dòng mạch gỗ

1. Cấu tạo của mạch gỗ:

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

- Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

2. Thành phần dịch mạch gỗ:

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ [a. amin, amit, vitamin …]

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:

Là sự phối hợp của 3 lực:

- Lực đẩy [áp suất rễ].

Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.

II. Dòng mạch rây

1. Cấu tạo của mạch rây:

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

2. Thành phần của dịch mạch rây:

- Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác [như ATP], một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

3. Động lực của dòng mạch rây:

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [lá] và cơ quan chứa [rễ, củ, quả …]

- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp

Giải bài tập SGK Sinh 11 trang 14

Câu 1

Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

Gợi ý đáp án

Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá:

- Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch gỗ vận chuyển dịch mạch gỗ [nước, ion khoáng] từ rễ lên thân, lá.

- Tế bào mạch gỗ có cấu tạo dạng ống, vách tế bào được linhin [lignin] hóa: tế bào bền chắc, chịu nước, các phân tử nước dễ dàng bám lên thành mạch để di chuyển lên trên.

- Khi chuyên hóa chức năng dẫn nước và ion khoáng, tế bào mạch gỗ là các tế bào chết: không có các thành phần tế bào [màng sinh chất, chất nguyên sinh, không bào,…] cản trở đường đi của dịch mạch gỗ→ tăng tốc độ vận chuyển nước .

- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo kiểu đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá: tạo sự liên kết giữa các tế bào, giữa các phân tử trong dòng dịch với nhau.

- Các tế bào mạch gỗ xếp sát nhau, tế bào có các lỗ bên: thuận tiện vận chuyển dịch mạch gỗ từ tế bào này sang tế bào khác theo chiều ngang, hạn chế sự ngừng, tắc trong con đường vận chuyển và nâng cao hiệu suất vận chuyển.

Câu 2

Động lực năng nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Gợi ý đáp án

Áp suất rể [động lực đầu dưới], lực hút do sự thoát hơi nước ở lá [động lực đầu trên] và lực liên kết giữa phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với vách mạch gỗ.

Câu 3

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

Gợi ý đáp án

Nếu mộl ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và liếp tục di chuyển lên trên.

Câu 4

Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Gợi ý đáp án

Sự chênh lệch về áp suất thẩm thâu giữa cơ quan cho [lá] và cơ quan nhận [rễ, hạt, quả...].

Cập nhật: 23/09/2021

Bài 2 chương 1 sinh lớp 11 – Giải bài 1,2,3,4 trang 14 SGK : Vận chuyển các chất trong cây.

– Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong.

– Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực: lực đẩy [áp suất rễ], lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

– Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

– Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là saccarozơ, axit amin…cũng như một số ion khoáng được sử dụng lại như Kali… đến nơi sử dụng[ đỉnh cành, rễ], và đến nơi lưu trữ[ hạt quả]

– Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho [lá] và cơ quan nhận [rễ…].

Bài 1: Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được linlin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại [quản bào – quản bào, mạch ống – mạch ống] hay khác loại [quản bào – mạch ống] theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

Bài 2: Động lực năng nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Áp suất rễ [động lực đầu dưới], lực hút do sự thoát hơi nước ở lá [động lực đầu trên] và lực liên kết giữa phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với vách mạch gỗ.

Bài 3: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.

Bài 4: Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho [lá] và cơ quan nhận [rễ, hạt, quả…].

Hướng dẫn giải Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây sgk Sinh Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 trang 14 sgk Sinh Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi quan sát, thảo luận, chuyên đề sinh học và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

I – Dòng mạch gỗ

Dòng mạch gỗ [còn gọi là dòng đi lên] vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến là và những phần khác của cây.

1. Cấu tạo của mạch gỗ

Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống.

– Hình thái cấu tạo:

+ Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

+ Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.

– Đặc điểm cấu tạo

+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

+ Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

– Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống

+ Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

+ Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ

Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ [axit amin, amit, vitamin, hoocmôn như xitôkinin, ancalôit…] được tổng hợp ở rễ.

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh những cây gỗ cao? Điều đó là nhờ 3 lực:

a] Lực đẩy [áp suất rễ]

Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

b] Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

c] Lực kiên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.

II – Dòng mạch rây

Dòng mạch rây [còn gọi là dòng đi xuống] vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+ , Mg2+ … từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ [rễ, hạt, củ, quả…]

1. Cấu tạo của mạch rây

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

Đặc điểm:

– Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.

– Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

2. Thành phần của dịch mạch rây

Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác [như ATP…], một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

3. Động lực của dòng mạch rây

Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [nơi saccarôzơ được tạo thành] có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa [nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ] có áp suất thẩm thấu thấp.

?

Sau đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, điền vào bảng, quan sát… được nêu trong bài học.

Trả lời câu hỏi trang 11 sinh 11

? Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá [đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm], hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt [hình 2.4]. Giải thích nguyên nhân của sự ứ giọt.

Trả lời:

Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên trên lá và thoát ra ngoài nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm của không khí tương đối cao làm bão hòa hơi nước không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày được. Do đó có hiện tượng nước ứ đọng ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa, các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt → hình thành lên các giọt nước treo ở đầu tận cùng của lá.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 14 sgk Sinh Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết câu trả lời, bài giải các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 14 sinh 11

Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

Trả lời:

Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá:

– Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch gỗ vận chuyển dịch mạch gỗ [nước, ion khoáng] từ rễ lên thân, lá.

– Tế bào mạch gỗ có cấu tạo dạng ống, vách tế bào được linhin [lignin] hóa: tế bào bền chắc, chịu nước, các phân tử nước dễ dàng bám lên thành mạch để di chuyển lên trên.

– Khi chuyên hóa chức năng dẫn nước và ion khoáng, tế bào mạch gỗ là các tế bào chết: không có các thành phần tế bào [màng sinh chất, chất nguyên sinh, không bào,…] cản trở đường đi của dịch mạch gỗ → tăng tốc độ vận chuyển nước.

– Các tế bào cùng loại nối với nhau theo kiểu đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá: tạo sự liên kết giữa các tế bào, giữa các phân tử trong dòng dịch với nhau.

– Các tế bào mạch gỗ xếp sát nhau, tế bào có các lỗ bên: thuận tiện vận chuyển dịch mạch gỗ từ tế bào này sang tế bào khác theo chiều ngang, hạn chế sự ngừng, tắc trong con đường vận chuyển và nâng cao hiệu suất vận chuyển.

2. Giải bài 2 trang 14 sinh 11

Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Trả lời:

Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn là:

– Áp suất rễ [bơm đẩy đầu dưới]: là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

– Sự thoát hơi nước ở lá [bơm hút đầu trên]: do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

– Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: các phân tử nước có tính phân cực nên chúng “kéo theo” nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ đến lá cây.

3. Giải bài 3 trang 14 sinh 11

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

Trả lời:

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. Vì các tế bào mạch gỗ xếp sít nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào bên cạnh.

4. Giải bài 4 trang 14 sinh 11

Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Trả lời:

Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [tế bào sản xuất ở lá – áp suất cao] với cơ quan chứa [tế bào nhận ở rễ, thân, củ, quả,… – áp suất thấp].

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 trang 9 sgk Sinh Học 11

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 trang 19 sgk Sinh Học 11

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 14 sgk Sinh Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn sinh học 11 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề