Thuốc dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Chào bác sĩ! Em muốn hỏi về những loại thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú ạ. Vợ em mới sinh con chưa đầy 3 tháng nhưng rất hay bị nổi mẩn ngứa.

Từ khi sinh con xong cô ấy cứ bứt rứt như vậy, nhưng vì đang nuôi con bằng sữa mẹ nên vợ chồng em cũng không dám mua thuốc lung tung. Nên chỉ dám tắm lá trầu không. Mặc dù có đỡ những bệnh vẫn cứ hay tái phát. Nên em muốn mua thuốc để cho vợ uống, nhưng cô ấy bảo mấy thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú được. Mong bác sĩ giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn!

[ Chia sẻ từ độc giả Thanh Hoàng, 27 tuổi ]

Tư vấn:

Thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú

Chào Thanh Hoàng! Hiện nay chưa có những loại thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú đặc hiệu.

Các thuốc chống dị ứng thường được sử dụng là nhóm antihistamine. Một loạt chất ức chế hoạt động của thuốc kháng histamin – chất được tế bào phóng thích khi có phản ứng dị ứng xảy ra. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này không gây ra bất cứ nguy hại nào cho con non mới sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn trên người. Trừ một số loại thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng như: Cetirizine và Loratadine. Vì vậy với tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh nên phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh xa các thuốc chống dị ứng.

Tuy không có riêng những loại thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú nhưng hàm lượng của một số antihistamine đi qua sữa mẹ rất thấp. Do đó mẹ có thể sử dụng với liều lượng hạn chế để chữa bệnh mà không ảnh hưởng đến trẻ.

Dưới đây là một số loại thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú được khuyến cáo là có thể sử dụng:

  • Cétirizine 10 mg [Zyrtec, Virlix]
  • Desloratadine 5mg [ Aerius]
  • Lévocétirizine 5mg [Xyzall]
  • Loratadine 10mg[Clarityne, Zaprilis]

Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong 4 loại thuốc trên, chỉ dùng tối đa 1 viên/ ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là khi mẹ bị nổi mề đay cấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Trên đây là những loại thuốc chống dị ứng cho phụ nữ cho con bú. Chúc gia đình bạn mạnh khỏe.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật lúc 09:45 - 03/10/2021

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nổi tiếng với hiệu quả chữa bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng da… vượt bậc, giảm rõ mẩn ngứa, mề đay chỉ từ 1 liệu trình. Suốt nhiều năm nay, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người bệnh trên cả nước thoát khỏi cảnh khổ sở vì mề đay hành hạ. Vậy sự thật có phải như thế? Chúng ta hãy cùng lắng nghe phản hồi từ chính những người bệnh.

Không chỉ gây khó chịu và cảnh báo nhiều bệnh lý, tình trạng dị ứng sau sinh còn khiến nhiều người băn khoăn, lo sợ không biết mẹ bị dị ứng có nên cho con bú. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân gây dị ứng ở phụ nữ sau sinh

Tương tự như tình trạng dị ứng khi mang thai, dị ứng sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Điển hình trong đó là các nguyên nhân dưới đây.

Do thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Cụ thể, lượng hormone estrogen tăng đột biến khi mang thai, suy giảm mạnh sau khi sinh và lại tiếp tục tăng khi dừng cho bú. Chính sự thay đổi liên tục này khiến cơ thể phụ nữ không kịp thích ứng và dẫn đến tình trạng dị ứng.

Do hệ miễn dịch suy yếu

Vì vừa trải qua quá trình vượt cạn đầy đau đớn, cộng với việc chăm con vất vả nên phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt, hệ miễn dịch suy yếu nên quá trình đào thải và phản ứng với với sự thay đổi của môi trường bên ngoài trở nên kém hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng dị ứng ở các mẹ sau sinh.

Phụ nữ sau sinh có nội tiết tố thay đổi và hệ miễn dịch yếu nên dễ bị dị ứng

Do chức năng gan suy yếu

Không chỉ suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể phụ nữ sau sinh còn chưa hồi phục hoàn toàn nên một số cơ quan bị suy giảm chức năng, cụ thể là gan. Theo đó, gan hoạt động kém nên độc tố, chất thải trong người không được đào thải hoàn toàn ra ngoài mà tích tụ dưới da, gây ra các cơn ngứa rát, nổi mẩn và dị ứng.

Do thói quen và chế độ ăn uống thay đổi

Để vết mổ đẻ trong quá trình sinh con mau lành cũng như đảm bảo an toàn khi cho con bú nên phụ nữ sau sinh thường kiêng khem nhiều thứ. Sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống này cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở các mẹ.

Một vài nguyên nhân khác

Nguồn nước hay nguồn thực phẩm không vệ sinh, phản ứng phụ với mỹ phẩm hoặc thuốc điều trị,… cũng là những nguyên nhân gây dị ứng sau sinh. Đặc biệt, một số mẹ bị dị ứng sẽ hoang mang và lo lắng không biết mẹ bị dị ứng có nên cho con bú, sinh ra căng thẳng và áp lực. Khi tâm lý bị ám ảnh thì tình trạng dị ứng càng thêm nghiêm trọng.

Tình trạng dị ứng khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho con bú

2. Vậy khi mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không?

Thống kê cho thấy có tới 20 - 30% phụ nữ bị dị ứng sau sinh. Điều này khiến các mẹ không biết bị dị ứng có nên cho con bú, làm sao để an toàn cho cả mẹ và bé khi mẹ bị dị ứng,…

Trường hợp mẹ bị dị ứng có thể cho con bú

Nếu mẹ bị dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa thì hoàn toàn có thể cho con bú. Bởi hiện tượng dị ứng này xảy ra đơn thuần là do sự thay đổi nội tiết tố của mẹ, cộng với cơ thể mẹ còn yếu nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Dị ứng nổi mề đay thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, và đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Vì thế, mẹ bị dị ứng nổi mề đay hoàn toàn có thể cho con bú bình thường như các mẹ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trường hợp mẹ sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay thì nên cân nhắc đến vấn đề mẹ bị dị ứng có nên cho con bú. Bởi một số loại thuốc có thể tích tụ trong cơ thể và điều tiết qua đường sữa, nếu bé bú trực tiếp dòng sữa này thì có thể gây tổn thương hệ thần kinh non nớt của bé.

Nếu mẹ bị dị ứng nổi mề đay thì vẫn có thể cho con bú bình thường mà không lo ngại ảnh hưởng đến bé

Trường hợp mẹ bị dị ứng không thể cho con bú

Trái ngược với tình trạng dị ứng nổi mề đay, nếu mẹ bị dị ứng thức ăn thì cần thận trọng và cân nhắc trong việc cho con bú.

Thực tế, tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng sẽ khác nhau về biểu hiện, mức độ,… Và đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa kết luận được dị ứng có lây truyền từ mẹ sang con hay không. Nhưng nhìn chung, đây là bệnh có tính “gia đình” [không hẳn là di truyền], nếu ba mẹ dễ bị bị ứng thì nguy cơ con bị dị ứng cũng sẽ cao.

Vì thế, nếu mẹ bị dị ứng thức ăn thì khi bé bú sữa mẹ, khả năng bé bị dị ứng không phải là không xảy ra. Nghĩa là bé vẫn có nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ đã ăn thông qua sữa mẹ. Điều này thường thấy ở các bé bị dị ứng đạm, nếu mẹ ăn thịt [đặc biệt là thịt bò và hải sản] thì khi bé bú cũng sẽ xảy ra tình trạng dị ứng trên cơ thể bé.

Trường hợp mẹ bị dị ứng thức ăn, đồ uống thì không nên cho con bú [tạm ngưng việc cho bú]

Đó là lý do khi mẹ xuất hiện các phản ứng bất thường với một số thực phẩm nào đó [nghi dị ứng] cần ngưng cho bé bú và chờ đến khi các phản ứng này biến mất hoàn toàn thì mới tiếp tục cho bé bú trở lại. Đặc biệt, nếu mẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc dị ứng để điều trị thì đương nhiên, không nên cho con bú trong trường hợp này.

3. Những lưu ý khi điều trị dị ứng sau sinh

Ngoài việc tìm hiểu mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không thì trong quá trình điều trị dị ứng sau sinh, các mẹ cần lưu ý:

  • Phụ nữ sau sinh dù bị dị ứng nổi mề đay hay dị ứng thức ăn thì cũng nên cẩn thận, không được chủ quan.

  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như môi trường nhiều khói bụi, hóa chất,…

  • Uống đủ nước và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

  • Nếu dị ứng kéo dài kèm theo sốt, khó thở, sốc phản vệ,… thì cần đến viện càng sớm càng tốt.

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn các mẹ đã trả lời được câu hỏi mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không. Trong mọi trường hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Dị ứng sau sinh trở thành tình trạng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ, gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Một trong những bệnh da liễu phổ biến ở phụ nữ sau sinh là dị ứng, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà còn tác động nhiều tới sức khỏe bên trong của người mẹ và sữa mẹ cho con bú.

Sau sinh thường hay sinh mổ từ 1 đến 3 tháng sẽ gặp phải những triệu chứng dị ứng như da xuất hiện nốt mề đay, ngứa…

Có 2 thể lâm sàng của dị ứng sau sinh đó là:

  • Nổi mề đay cấp tính: dấu hiệu sẽ xuất hiện vào buổi đêm, trong khoảng vài giờ đồng hồ hoặc kéo dài đến dưới 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính: dấu hiệu kéo dài hơn 6 tuần, diễn ra trong nhiều đợt bệnh, tái phát và lặp lại nhiều lần, thời gian dài.

Dị ứng sau sinh có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Nổi mẩn đỏ sần và phù trên da như vết muỗi đốt, chủ yếu ở bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn trên khắp cơ thể.
  • Vùng nổi mề đay có cảm giác ngứa nhiều về ban đêm hoặc chiều tối, gây khó chịu.
  • Sưng phù kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục.

Dị ứng sau sinh xảy ra là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên khiến cơ thể sản sinh ra chất Histamin làm da bị nổi những nốt mề đay, viêm, sưng lên…

Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch ở người phụ nữ là do thời gian mang thai và sau sinh có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng lại không cân bằng với nhau nên dẫn đến hiện tượng dị ứng sau sinh.

Một số nguyên nhân làm phụ nữ bị dị ứng sau sinh đó là:

  • Không đầy đủ chất trong chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh
  • Tiêu thụ một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…
  • Dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa hoặc lông của một số loài động vật
  • Thời tiết cũng làm nổi dị ứng sau sinh
  • Phụ nữ sau sinh suy giảm chức năng gan
  • Thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng…
  • Khả năng bị dị ứng sau sinh sẽ cao hơn ở phụ nữ sinh mổ so với sinh thường, tuy nhiên vẫn có trường hợp sinh thường bị dị ứng sau sinh

Ở những người phụ nữ khác nhau thì thời gian phục hồi dị ứng sau sinh cũng sẽ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phục hồi của dị ứng sau sinh bao gồm:

Cơ địa

Cơ địa và cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, những triệu chứng dị ứng trong 2 – 3 ngày sẽ tự động hết hoặc có thể kéo dài trong vòng vài tuần.

Sức khỏe, chế độ ăn uống

Thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn nếu chị em có sức khỏe tốt và có một chế độ dinh dưỡng sau sinh đầy đủ chất cần thiết.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh

Thời gian lành bệnh của dị ứng cấp tính sẽ nhanh hơn dị ứng mãn tính.

Dị ứng sau sinh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ của người phụ nữ và gây nên một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da, có khi gặp phải tình trạng bội nhiễm.
  • Phù mạch, phù lưỡi gà
  • Thanh quản bị co thắt, khó thở
  • Huyết áp tụt
  • Sốt cao sau sinh
  • Sốc phản vệ
  • Mất ngủ dài ngày
  • Stress, căng thẳng, cơ thể bị suy nhược kiệt quệ, trầm cảm
  • Nhiễm trùng da

Một số cách có thể áp dụng tại nhà để điều trị dị ứng sau sinh là:

  • Uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh hoặc những trà làm từ thảo mộc
  • Tắm với bột yến mạch
  • Chỉ mặc áo quần rộng và thoáng mát.
  • Chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay
  • Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Đối với người dị ứng sau sinh thể nặng hoặc dị ứng mãn tính thì sẽ được các bác sĩ điều trị chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine.
  • Thuốc nhóm Corticosteroid như Budesonide.
  • Thuốc nhóm Steroid dùng để bôi ngoài da.

Phụ nữ sau sinh đang cho con bú cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về loại thuốc sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này và thời gian sau.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề