Thuốc trị nấm da cho trẻ sơ sinh

Nấm da đầu không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém và khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Đối với những trường hợp nấm da đầu ở trẻ em cần điều trị hiệu quả, đúng cách để tránh bệnh kéo dài dai dẳng. Bệnh thường làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ăn ngủ kém hay quấy khóc, nhất là về đêm

I. Tổng quan về bệnh nấm da đầu ở trẻ em

>> Tham khảo thêm: Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ em bị nấm da đầu

1.1 Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh nấm da đầu?

Nấm da đầu là bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có thể bùng phát ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên trẻ em từ 2 tuổi trở xuống thường dễ bị mắc bệnh này hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ thường yếu, hàng rào bảo vệ da cũng chưa hoàn thiện. Nấm da đầu ở trẻ em gặp nhiều vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt. Đây là thời điểm nhiều vi khuẩn, vi nấm dễ bùng phát trên da

Nấm da đầu ở trẻ em gặp nhiều vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt. Đây là thời điểm nhiều vi khuẩn, vi nấm dễ bùng phát trên da

1.2 Đặc điểm nhận biết ở trẻ bị nấm da đầu

Trẻ bị nấm da đầu thường có một số đặc điểm dễ nhận biết như:

  • Da đầu của trẻ xuất hiện các mảng nhỏ, nhìn giống với gàu ngoài da.
  • Ngoài ra, da của bé cũng có thể có các mụn mủ nhỏ kết thành từng mảng phồng rộp, dạng tổ ong.
  • Trẻ có thể có các biểu hiện như thấy ngứa ở vùng đầu, thường xuyên gãi đầu. Với trẻ nhỏ hơn thì hay quấy khóc.
  • Các bậc cha mẹ có thể thấy tóc trẻ rụng nhiều hoặc với thể nấm thân tóc [trứng tóc] trên tóc có những hạt tròn bằng hạt kê, màu nâu sẫm hoặc đen, có thể dùng ngón tay tuốt ra như trứng chấy.

1.3 Chủng nấm tóc ở trẻ bị nấm da đầu

Có khá nhiều chủng nấm tóc do các dạng vi nấm khác nhau gây ra. Trong đó có các loại nấm phổ biến như:

  • Chủng nấm microsporum: Xảy ra nhiều ở trẻ từ trong độ tuổi học mẫu giáo. Các bé dễ lây lan khi dùng chung các vật dụng cá nhân, nhất là quần áo, mũ, nón và đồ chơi.
  • Chủng nấm trichophiton:  Làm cho da đầu xuất hiện các vệt nấm rải rác, gây ngứa ngáy. Đồng thời các vết nhỏ này cũng có thể dẫn đến hắc lào trên da nếu như không thăm khám và điều trị sớm.
  • Chủng nấm piedra hortai: Gây ra các mảng đốm tròn hình hạt kê trên da đầu. Dạng nấm tóc này hầu như không có ảnh hưởng gì đáng kể. Đặc biệt thường gặp nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Dấu hiệu nấm tóc hạt kê dễ nhầm với những trường hợp nhiễm chấy ở trẻ nhỏ.
Có khá nhiều chủng nấm tóc do các dạng vi nấm khác nhau gây ra nấm da đầu ở trẻ

II. Cách điều trị nấm da đầu ở trẻ em

Điều trị nấm da đầu hiện nay có nhiều phương pháp.

2.1 Thuốc uống

Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại sản phẩm điều trị nấm da đầu như:

  • Nhóm thuốc trị nấm có hoạt chất griséofulvin, sporal, nizoral để điều trị nấm tóc, nấm da đầu ở trẻ.
  • Có thể kết hợp thêm các loại dầu gội có thành phần trị nấm như selenium sulfide để cải thiện nấm tóc và nấm da đầu ở trẻ.
  • Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thêm một số loại thuốc uống như Terbinafine hydrochloride để cải thiện các triệu chứng nấm da đầu và nấm tóc.

Đối với các loại thuốc điều trị nấm da đầu ở trẻ, phụ huynh cần chú ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Các triệu chứng của nấm da đầu dễ nhầm lẫn với chốc lở, viêm chân tóc, á sừng do liên cầu, lupus ban đỏ….Do đó, tránh tình trạng cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị. Tùy theo từng trường hợp mà việc điều trị có thể kéo dài khoảng 1 đến vài tháng

Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ tự uống thuốc mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ da liễu

2.2 Thuốc bôi ngoài da hoặc gội đầu

Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc cho trẻ. Nên bôi một lớp kem mỏng ở vùng da bị tổn thương ngày 2 lần. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng của trẻ. Nấm trong tóc có nhiều ký sinh nên tóc mọc ra khỏi da là đứt. Để lại những chấm đen. Các phụ huynh có thể gội đầu cho trẻ bằng dầu gội trị nấm để loại bỏ các bào tử nấm. Đồng thời ngăn chặn sự lây nhiễm nấm da đầu cho người khác hoặc lây lan sang các khu vực khác trên da đầu, cơ thể trẻ


Các bậc phụ huynh có thể sử dụng các loại dầu gội có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ cho da. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội với thành phần từ bồ kết, vỏ bưởi, sả, hay như Antisol – chiết xuất từ tinh dầu Gurjun của Ấn Độ. Các sản phẩm này đa phần đều rất lành tính và có hiệu quả. Với những trường hợp bị nhiễm nấm nặng phải sử dụng cả thuốc uống kết hợp với thuốc bôi và dầu gội. Nếu chỉ sử dụng dầu gội không thì không thể trị khỏi, đặc biệt là những trường hợp bị viêm loét và chảy mủ.

> Xem thêm một số mẹo dân gian trị nấm da đầu: Nhiễm nấm Kerion ở da đầu

 5 cách trị nấm da đầu sạch giúp bạn thêm tự tin

III. Một số biện pháp phòng tránh bệnh nấm da đầu cho trẻ phụ huynh cần lưu ý

Nhìn chung, nấm da đầu ở trẻ là một trong những bệnh ngoài da gây ra nhiều khó chịu. Ngoài ra, đây cũng là một trong những bệnh ngoài da có khả năng lây nhiễm cao. Do đó, phụ huynh nên lưu ý dùng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:

  • Dùng khăn, mũ để đội nhằm hạn chế lây lan nấm da đầu.
  • Hạn chế để trẻ gãi lên da đầu vì có thể gây trầy da, xây xát. Từ đó làm cho những vùng da bị nấm ảnh hưởng xấu hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh da đầu cho bé. Nên cắt tóc gọn gàng để việc gội đầu được sạch hơn và thuận lợi cho việc dùng thuốc tại chỗ. Với bé trai tốt nhất là cắt trụi tóc.
  • Lau khô đầu sau khi gội
  • Trong thời gian bị nấm da đầu không dùng chung các vật dụng cá nhân. Đặc biệt là lược chải tóc, mũ [nón], khăn, áo,…
  • Vệ sinh quần áo và các vật dụng của trẻ thường xuyên, phơi ở nơi nắng to để diệt vi nấm.
  • Những trẻ có tiền sử bị nấm da đầu cần được theo dõi và điều trị sớm. Tránh tình trạng nấm da đầu tiến triển nặng hơn.
  • Cần chữa trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh điều trị nửa chừng thấy bệnh giảm là ngưng thuốc

Với những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh nấm da đầu cho trẻ em

iCare Pharma tổng hơp

Nguồn: suckhoedoisong.vn và một số chuyên trang khác về sức khỏe

Nấm da mặt là một trong những bệnh nấm da ở trẻ thường gặp.

Nấm da là một loại bệnh do một loại nấm ngoài da, thường gây ngứa, khó chịu nhưng không gây đau đớn. Các chứng bệnh nhiễm nấm này thường được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện như nấm da toàn thân hoặc nấm da đầu. Nấm da thường gặp ở trẻ hơn 2 tuổi, nhưng đôi lúc trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể bị.

Bệnh nấm da khác một số bệnh nấm khác ở chỗ nấm da chỉ gây bệnh và biểu hiện triệu chứng tại da mà không tấn công vào các cơ quan nội tạng của cơ thể. Với thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao, chính là điều kiện lý tưởng để những loài nấm này phát triển, từ đó gây bệnh trên cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm da ở trẻ sơ sinh, có thể do bé tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc vật nuôi. Nấm cũng có trong khăn, bàn chải đánh răng, lược, mũ và tã, quần áo. Ngoài ra, nấm da cũng là bệnh có tính lây truyền. Bên cạnh đó, việc đổ mồ hôi quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này bởi ẩm ướt là điều kiện thích hợp nhất để nấm sinh sôi.

Triệu chứng của bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nấm da sẽ khó chịu, quấy khóc liên tục

Đối với người lớn, bệnh nấm da thường gặp trên khắp cơ thể thì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nấm da hay gặp nhất chính là nấm bẹn, nấm mông. Nếu bị nấm da, bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vòng màu đỏ rực. Những vòng tròn có đường kính khoảng 6mm. Vòng trung tâm thường có màu hồng, hồng nhạt hoặc đỏ, trong khi vòng ngoài nổi lên trên và có màu sắc nét. Khi nấm phát triển, các vòng tròn này trở nên lớn hơn nhưng tới khoảng 2,5cm, chúng ngừng phát triển. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc mụn nước nhỏ phồng rộp. 

Khi thay tã cho trẻ, bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện như: những mảng hồng ban đa cung, có mụn nước li ti ở rìa [phân bổ ở trung tâm ít hơn] và thường xuất hiện cả hai bên bẹn. Những mảng này có thể lan ra kẽ mông, thậm chí xuống đùi và lên vùng hông lưng của bé. Khi bé mắc bệnh sẽ thường quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt nếu vùng mang tã bị ẩm ướt.

Ngoài bị ở bẹn và mông, nấm da cũng có thể xuất hiện trên da đầu trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lúc này chúng sẽ không có dạng hình tròn. Thay vào đó, bạn sẽ thấy các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở da đầu. Có thể xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong hoặc các vùng da phồng rộp, có chứa mủ, kích thước nhỏ. Rất dễ nhầm lẫn giữa nấm da với gàu hay cứt trâu. 

Bố mẹ khi chăm sóc con cần chú ý, nếu phát hiện ra những triệu chứng trên thì chắc hẳn là bé đã mắc phải bệnh nấm da. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề đáng để lo sợ vì bệnh này chỉ biểu hiện trên da, không tấn công hay xâm nhập vào những cơ quan khác. Do vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng, bố mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Điều trị nấm da

Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, để trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh dứt điểm, cha mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ nhìn trực tiếp vào da của trẻ và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Khi đó, nếu cần thiết bác sĩ có thể lấy một số da để làm xét nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu bé bị nấm da toàn thân, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc bôi chống nấm. Bạn phải bôi cho trẻ hai lần một ngày xung quanh khu vực bị nấm.

Sau khi bôi thuốc, phải mất từ 3 – 4 tuần, nấm da mới biến mất. Tuy nhiên, sau khi nấm biến mất, bạn vẫn tiếp tục bôi cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, do da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm nên lúc đầu, bạn chỉ nên bôi một ít để xem da bé phản ứng thế nào. Nếu bé có những triệu chứng không bình thường sau khi bôi, hãy báo với bác sĩ để được tư vấn hoặc đổi thuốc. Trước khi bôi kem cho bé, bạn cần rửa tay sạch sẽ nhé.

Nếu bé bị nặng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc mạnh hơn. Đôi lúc, bác sĩ cũng có thể cho bé uống thuốc.

Đối với việc điều trị nấm da đầu thường khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi chống nấm và dầu gội có chứa thuốc. Phải mất ít nhất là 6 – 8 tuần, nấm da mới biến mất.

Khi điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy giặt chăn, drap giường và quần áo bé một cách kỹ lưỡng tránh bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. 

Tắm sạch sẽ cho trẻ thường xuyên là cách phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh thế nào? 

Để phòng tránh bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp sau:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé: Đây là một trong những điều kiện quan trọng để giúp bé yêu của bạn tránh mắc bệnh nấm da. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tắm cho bé quá lâu và nhiệt độ nước quá nóng. Bởi vì nhiệt độ cao của nước sẽ làm cho da bé bị thoát hơi nước nhanh hơn và trở nên nhanh khô.

Ngoài việc tắm cho trẻ thường xuyên thì việc dưỡng ẩm da cho bé cũng là điều cần thiết. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng khi trẻ sơ sinh bị nấm da, bố mẹ cần áp dụng bôi kem dưỡng ẩm theo nguyên tắc sau đây: bôi dưỡng ẩm ít nhất 3 lần mỗi ngày, 3 phút sau khi tắm và 30 phút trước khi bôi các loại thuốc khác. 

Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con mình loại kem dưỡng da phù hợp, tránh các kích ứng. Hiện tại có một số loại tã được bổ sung Vitamin E lên bề mặt, hỗ trợ dưỡng da và chăm sóc da bé nhẹ nhàng, bố mẹ có thể chọn cho con.

- Xử lý quần áo: Ngày nay, các loại nước xả, xà phòng giặt thường làm cho quần áo có mùi thơm và giúp người dùng có cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên các loại sản phẩm này lại không hẳn tốt đối với trẻ sơ sinh, bởi chúng còn có nguy cơ gây nên một số kích ứng trên da của bé.

Khi lựa chọn xà phòng để giặt đồ cho bé, bố mẹ nên chọn những loại nào không có quá nhiều mùi hương/hóa chất, nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Ngoài ra, nếu cha mẹ vẫn ngần ngại với các loại bột giặt thì baking soda là một lựa chọn phù hợp nhất. Đây là một chất mà chúng ta hay sử dụng để làm bánh, dễ tìm kiếm và an toàn, ít gây ra kích ứng cho em bé khi sử dụng để giặt quần áo.

- Sử dụng tã: Khi tiếp xúc quá lâu với các chất tiêu bẩn, vùng da mặc tã của bé dễ bị kích ứng và bị hăm, hoặc nhiễm khuẩn. Do đó việc chọn tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả, hạn chế tiếp xúc của da bé với chất bẩn chính là điều bố mẹ cần chú ý. Ngoài ra, mẹ nên chú ý kiểm tra và thay tã cho trẻ thường xuyên để làn da của trẻ luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Song song với việc thay tã thường xuyên, mẹ nên dùng một số loại thuốc chống hăm có thành phần oxit kẽm, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã, tiền đề cho bệnh nấm da ở trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, khoa nhi đã và đang mang lại nhiều sự hài lòng từ khách hàng. Trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia là các PGS, TS, Bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị, không gian xanh và khu vui chơi trẻ em hấp dẫn, phòng khám hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Quy trình khám bệnh khép kín, nhanh gọn, phân luồng bệnh nhân chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám vui lòng liên hệ tới HOTLINE 19001806 để được tư vấn nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề