Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình

Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.

Đang xem: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì

Lý thuyết

1. Truyện đọc: Truyện kể từ trang trại

2. Nội dung bài học

1 Truyền thống là gì?

– Truyền thống là những giá trị tinh thần [đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống…] được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay nói cách khác truyền thống là cái hay cái đẹp.

– Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần đươc giữ gìn và phát huy.

– Muốn phát huy truyền thống gia đình dòng họ trước hết ta phảI hiểu truyền thống đó.

2. Ý nghĩa việc phát huy truyền thống tốt đẹp

– Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

– Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Trách nhiệm của học sinh

Chúng ta cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phảI sống lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 7

a] Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Bàn tay của cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời.

– Bàn tay không bao giờ rời “trận địa”.

– Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh như chứng minh rằng: không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng lức lao động của chính mình.

b] Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?

Trả lời:

– Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

– Tôi cũng đã bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng” của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ.

– Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo.

c] Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?

Trả lời:

– Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.

– Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

– Em tự hào về tinh thần tự học, vượt khó trong lao động củ dòng họ em. Em sẽ tiếp nối truyền thống đó để lớn lên trở thành bác sĩ cứu chữa người như những gì mẹ em và bà em đã làm.

d] Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

– Luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em.

– Quyết tâm trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Tham gia giúp đỡ những người nghèo, đi tham quan những buổi thăm khám bệnh của mẹ.

Xem thêm: Hình Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp – 100 Kiểu Tạo Dáng Chụp Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp Nhất

– Loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp của dòng họ.

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Giải bài tập trang 32 sgk GDCD 7

a] Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

Trả lời:

Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.

b] Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

c] Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

[1] Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp;

[2] Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên;

[3] Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào;

[4] Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu;

[5] Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến: [1], [2] và [5]. Bởi vì:

– Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

– Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.

– Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d] Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ [các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v…].

Trả lời:

Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.

Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm [từ năm 1225 đến 1400] tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành nam quê ta đó

Là đất học ,đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

Các câu ca dao tục ngữ ông cha ta để lại:

– Giấy rách phải giữ lấy lề.

– Con hơn cha là nhà có phúc.

– Cây có cội, nước có nguồn.

– Chim có tổ, người có tông.

đ] Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Trả lời:

– Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.

Xem thêm: Một Số Biện Pháp Giáo Dục Hành Vi Giao Tiếp Có Văn Hóa Cho Trẻ Mầm Non

– Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!

See more articles in category: FAQ

Câu 1 trang 38 SBT GDCD 7: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Lời giải:

Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.

Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.

Câu 2 trang 38 SBT GDCD 7: Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết?

Lời giải:

– Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

– Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.

– Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.

– Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

– Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!

Câu 3 trang 38 SBT GDCD 7: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Lời giải:

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Câu 4 trang 39 SBT GDCD 7: Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, mỗi người phải làm gì ?

Lời giải:

Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Câu 5 trang 39 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 39 SBT GDCD 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.

B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 39 SBT GDCD 7: Quê của Trang rất nghèo. Trong dòng họ của Trang chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng Trang thường mặc cảm, tự ti mỗi khi các bạn trong lớp kể về quê hương, dòng họ mình. Trang không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Trang. Thay vì xấu hổ, Trang nên cố gắng học tập thật tốt để mang vinh quang về cho dòng họ.

2/ Em sẽ khuyên Trang không nên cảm thấy xấu hổ mà phải cố gắng nỗ lực tiên phong để mang lại niềm tự hào cho dòng họ.

Câu 8 trang 39 SBT GDCD 7: An rất tự hào về nghề làm lồng chim truyền thống của gia đình mình, An thường kể với các bạn rằng làm được chiếc lồng chim đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu và sự khéo léo của đôi tay, rằng mỗi chiếc lồng chim là một công trình nghệ thuật với những hình dáng, đường nét chạm trổ tinh vi đẹp mắt. An còn nói cụ của An là “nghệ nhân làm lồng chim” đã để lại cho con cháu nghề gia truyền lí thú này. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói

Câu hỏi:

1/ Theo em, An là người như thế nào ?

2/ Em có tán thành suy nghĩ của một số bạn không ? Vì sao?

Lời giải:

1/ Theo em An là người biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2/ Em không tán thành suy nghĩ của một số bạn vì nghề nào mà làm giỏi, có tín nhiệm thì đều đáng trân trọng, tự hào. Chúng ta cần phải tự hào và công nhận tài năng đó.

Câu 9 trang 40 SBT GDCD 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Câu 9 trang 40 SBT GDCD 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Câu 9 trang 40 SBT GDCD 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?

Lời giải:

Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Trả lời câu hỏi trang 42 SBT GDCD 7: 1/ Truyền thống tốt đẹp của dòng họ trong truyện trên đã được phát huy như thế nào?

2/ Hãy nêu cảm nghĩ của em qua tấm gương của dòng họ đó?

Lời giải:

1/ Chi Nhì đã thành lập quỹ khuyến học để đề ra quy chế hoạt động. Hàng năm, khen thưởng cho những em có hoàn cảnh khó khan, vươn lên trong học tập. Cả dòng họ còn giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề giáo dục con cháu, chi nhì đã làm đôi lục bình cỡ lớn ghi danh những người đỗ đạt có học vị cao đặt tại nhà thờ tổ, để ngày ngày con cháu ghi nhớ. Việc làm của chị Nhi là đang phát huy tốt đẹp của dòng họ.

2/ Em khâm phục và ngưỡng mộ việc làm của chị Nhi. Chị có ý thức và trách nhiệm xây dựng truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

Video liên quan

Chủ Đề