Bài tập tình huống nghiệp vụ công tác đảng năm 2024

Đề tài: Những nội dung tố cáo nào mà Ủy ban kiểm tra Đảng phải giải quyết. Đối với trường hợp đảng viên vi phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo cần phải xử lý kỷ luật như thế nào?

MỞ ĐẦU

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo và phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan đảng có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết tố cáo. Xác định đúng thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ giúp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ việc kịp thời, nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật.

Ngược lại, việc xác định không đúng thẩm quyền giải quyết tố cáo dẫn đến đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đơn thư chuyển đi chuyển lại giữa các cơ quan, tổ chức. Điều này không những làm cho vụ việc không được thụ lý, giải quyết kịp thời, mà còn làm mất đi tính “thời sự” của vụ việc, có thể dẫn đến việc danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo bị tiết lộ gây khó khăn cho quá trình xác minh kết luận nội dung tố cáo, người tố cáo có nguy cơ bị trả thù, trù dập.

Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “ Những nội dung tố cáo nào mà Ủy ban kiểm tra Đảng phải giải quyết. Đối với trường hợp đảng viên vi phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo cần phải xử lý kỷ luật như thế nào” làm tiểu luận của mình.

Một là, khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.

Hai là, thời hạn giải quyết tố cáo: Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến). Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.

Ba là, trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, Ủy ban Kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.

Bốn là, trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe doạ, ép buộc, mua chuộc.

Năm là, tổ chức đảng quản lý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúng trong việc giám sát, tố cáo, phản ảnh về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Phối hợp và thực hiện yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trong thời gian đang giải quyết, chưa kết luận thì tổ chức đảng quản lý đảng viên phải bảo đảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo; giáo dục và tạo điều kiện để đảng viên, tổ chức đảng thực hiện nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng giải quyết tố cáo.

Sáu là, những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Bảy là, không giải quyết đơn tố cáo nặc danh, giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không rõ nội dung và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận hoặc đã có thông báo không xem xét, giải quyết; đơn tố cáo do người tố cáo đã tự nguyện rút đơn nay tiếp tục tố cáo lại nhưng không có thêm nội dung, tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất sự việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự. Nếu đơn tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng rõ địa chỉ, đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình để làm cơ sở kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo.

Tám là, tổ chức đảng và đảng viên nhận được tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo, hướng dẫn người tố cáo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và có biện pháp bảo vệ người tố cáo. Không để người bị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặc người có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo.

Chín là, Cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp giải quyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị xử lý nghiêm những trường hợp sau: Truy tìm, trù dập, trả thù người tố cáo; cản trở, không xem xét, giải quyết tố cáo; bao che những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo biết, để lộ tên người tố cáo, nội dung tố cáo cho người không có trách nhiệm

Theo Từ điển Luật học, thẩm quyền “là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.”[1] Thẩm quyền còn được hiểu là “tư cách, quyền hạn về mặt chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề nào đó”[2]. Thẩm quyền giải quyết tố cáo được hiểu là quyền hạn được pháp luật thừa nhận để tiến hành việc thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý hành vi vi phạm.

Phân định là “phân chia và xác định một cách rõ ràng, cụ thể”[3]. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể được hiểu là việc phân loại (hay phân chia) và xác định rõ nội dung tố cáo thành từng nhóm tương ứng với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động để phân công cho các cơ quan nhà nước tiến hành việc thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm theo quy định.

Như vậy, phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan đảng có ba nội dung. Một là, phân loại tố cáo xem tố cáo ai, tố cáo về vấn đề gì, có đủ điều kiện để xử lý hay không đủ điều kiện xử lý?. Hai là, xác định nội dung tố cáo để phân định thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào (cơ quan hành chính, cơ quan tiến hành tố tụng, hay cơ quan đảng). Ba là, tiếp tục xác định cá nhân, cơ quan cụ thể nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết tố cáo.

Việc phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo do pháp luật quy định, mà cụ thể là Luật Tố cáo. Trên cơ sở quy định của Luật Tố cáo, căn cứ vào các tiêu chí cụ thể, vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước, tổ chức, và cá nhân ban hành những quy định để thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tố cáo áp dụng trong ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, cá nhân mình phụ trách, quản lý. Giải quyết tố giác tội phạm được thực hiện theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Giải quyết tố cáo trong đảng được thực hiện theo Điều lệ và các quy định của Đảng.

Để phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan đảng, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau:

Thứ nhất, căn cứ tính chất của hành vi vi phạm Hành vi vi phạm là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các quy định, nghĩa vụ do pháp luật, hoặc do tổ chức quy định. Ở đây có hai loại hành vi vi phạm cần phải xác định là hành vi vi phạm pháp luật, và hành vi vi phạm cương lĩnh, nghị quyết, điều lệ, quy định của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi chung là quy định của Đảng). Điểm chung của hai hành vi vi phạm này là không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật, quy định của Đảng hoặc làm những việc mà pháp luật, quy định của Đảng cấm không được làm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, xã hội; ảnh hưởng đến sự công minh của pháp luật hoặc uy tính của Đảng. Tất cả các hành vi trên đều có thể trở thành đối tượng của tố cáo.

Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lý của hành vi bị tố cáo, có thể phân thành ba nhóm hành vi vi phạm như sau:

Một là, hành vi vi phạm pháp luật hình sự, là hành vi vi phạm các quan hệ xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. Đối tượng bị tố cáo là bất kỳ ai phạm tội. Họ có thể là những công dân bình thường, đảng viên hoặc những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ; người nước ngoài, người không quốc tịch. Những người vi phạm pháp luật hình sự sẽ bị khởi tố, điều tra, xét xử theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự, tố cáo còn được gọi là tố giác tội phạm.

Hai là, hành vi vi phạm pháp luật hành chính, là các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động hành chính (không bao gồm hành vi phạm tội), thuộc thẩm

Chủ thể của hành vi vi phạm là một trong những tiêu chí để phân định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan đảng. Đồng thời cũng là tiêu chí để xác định thẩm quyền giải quyết cụ thể trong giải quyết tố cáo vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật hành chính.

Thứ ba, lĩnh vực phát sinh tố cáo (khách thể, quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ )

Hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào thì cá nhân, cơ quan được giao trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước lĩnh trong vực tương ứng đó có thẩm quyền giải quyết, không phân biệt chủ thể vi phạm trong lĩnh vực đó (đảng viên, cán bộ, công chức hay người dân) là ai? Như lĩnh vực quản lý về đất đai, về thuế, về hải quan, về điện lực...

Thí dụ, khi công dân tố cáo ông Nguyễn Văn A là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Bí thư Đảng ủy xã B có hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý đất đai, thì phân định thẩm quyền có thể là cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai (nếu xác định vi phạm chưa đến mức phải xử lý hình sự) hoặc là cơ quan tiến hành tố tụng (nếu vi phạm đó có cấu thành tội phạm), chứ không phải là cơ quan đảng, mặc dù người vi phạm đó là Bí thư.

3. Thực tiễn phân định thẩm quyền giữa cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng và cơ quan của Đảng

3. Phân định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan tiến hành tố tụng Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo Luật Tố cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có

quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật Tố cáo thì áp dụng quy định của luật đó. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (Điều 3).Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm (Điều 27).

Quy định cho thấy có sự phân định rõ về việc áp dụng pháp luật và thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan tố tiến hành tụng trong việc tiếp nhận, xử lý tố cáo. Tố cáo và giải quyết tố cáo không chỉ được quy định ở Luật Tố cáo mà còn được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác (Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự,...). Trong đó, quy định trong Luật Tố cáo là những quy định chung, các văn bản quy phạm pháp luật khác là những quy định cụ thể trong từng ngành, lĩnh vực. Việc tiếp nhận, xử lý tố cáo trước hết căn cứ vào Luật Tố cáo; và tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể mà xác định thẩm quyền giải quyết (cơ quan hành hính hay cơ quan tiến hành tố tụng), sau đó sẽ xác định văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc đó.

Luật Tố cáo quy định các hành vi vi phạm bị tố cáo trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo Luật Tố cáo (còn gọi là tố cáo hành chính)

chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

  • Những nội dung tố cáo mà Ủy ban Kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Theo mục 5.1 của Quy định số 30-QĐ/TW đối tượng bị tố cáo gồm tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và cấp ủy các cấp.

Như vậy, cũng giống như tố cáo hành chính, chủ thể tố cáo trong Đảng chỉ có thể là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Quy định của Đảng không thừa nhận chủ thể tố cáo là cơ quan, tổ chức.

Về phạm vi đối tượng bị tố cáo: Phạm vi đối tượng bị tố cáo trong đảng có phạm vi hẹp, chỉ bao gồm đảng viên và tổ chức đảng. Tuy nhiên, về phạm vi vi phạm của đối tượng bị tố cáo (khách thể) thì rộng hơn. Ngoài hành vi vi phạm về chính sách, pháp luật bị tố cáo, còn có hành vi vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ (đối với tổ chức đảng); vi phạm về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (đối với đảng viên) cũng có thể bị tố cáo.

Rà soát các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể về phân định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan đảng với cơ quan hành chính nhà nước. Nghiên cứu các văn bản của Đảng cho thấy có sự phân định thẩm quyền giải quyết đối với các

đối tượng bị tố cáo là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Quản lý (cấp trung ương)[5]; cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy quản lý (cấp tỉnh); cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy/Thành ủy/Thị ủy quản lý (cấp huyện)[6]. Trong đó, có sự phân công trách nhiệm giải quyết tố cáo giữa các Ban của Đảng và Ban cán sự các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo vi phạm các quy định của Đảng, cũng như vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực.

  1. Một số tồn tại, bất cập trong thực tiễn thực thi phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng và cơ quan của Đảng trong tiếp nhận, xử lý đơn tại địa phương

Từ thực trạng quy định nêu trên, có thể thấy về cơ bản đã có quy định về phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng, nhưng chưa có quy định cụ thể về phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan của Đảng với cơ quan hành chính ở địa phương. Thực tế tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo, chúng tôi đã gặp phải một số tồn tại trong việc phân định thẩm quyền giải giữa các cơ quan trên. Cụ thể:

  • Phân định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan tiến hành tố tụng: Thực tiễn cho thấy, khi tiếp nhận, xử lý đơn thư, đối với đơn thư tố cáo hành vi vi vi phạm về trật tự quản lý hành chính, đất đai, môi trường, chức vụ... rất khó để xác định được hành vi “có dấu hiệu tội phạm”. Việc xác định có hay không có “dấu hiệu tội phạm” chỉ thực hiện được khi phải tiến hành thẩm tra, xác minh, tiếp cận chứng cứ. Chính vì vậy, khi tiếp nhận, xử lý đơn thư trong những trường hợp nêu trên còn có những tồn tại sau:
  • Đối với cơ quan hành chính: Khi công dân gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức, viên chức tham ô, vi phạm các nguyên tắc quản lý đất đai, tài chính, xây
  • Phân định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan cơ quan của đảng: Thực tiễn cho thấy cơ quan hành chính có sự lúng túng, thậm chí xử lý đơn tố cáo chưa phù hợp với quy định của Luật Tố cáo trong một số trường hợp người bị tố cáo bị tố cáo là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước. Sở dĩ có sự lúng túng là vì người bị tố cáo là đảng viên, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ cấp huyện, cấp tỉnh quản lý. Thực tế đã tồn tại nhiều cách xử lý đơn khác nhau khi nhận được đơn tố cáo đối với những đối tượng trên.
  • Khi cơ quan hành chính tiếp nhận: (1) đơn được chuyển Ủy ban kiểm tra cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của đảng; (2) bộ phận tiếp nhận đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thụ lý giải quyết theo Luật Tố cáo; (3) chuyển cơ quan công an nếu tố giác phạm các tội quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
  • Khi cơ quan đảng tiếp nhận: (1) đơn thư có thể chuyển cho Ủy ban kiểm tra các cấp xem xét, giải quyết theo quy định Đảng; (2) chuyển cho các Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của đảng về việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban thường vụ cấp tỉnh, cấp huyện quản lý.

Với các cách thức xử lý và chuyển đơn như vậy, trong nhiều trường hợp đơn thư được chuyển lòng vòng qua nhiều cơ quan khác nhau, gây nên tình trạng đơn thư tố bị chậm trễ trong việc thụ lý, giải quyết, bức xúc cho công dân.

4. Xử lý đảng viên vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.

Cụ thể, Điều 15, Chương III, Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ: Điều 15. Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

  1. Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo.
  1. Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép, mua chuộc tham gia khiếu nại, tố cáo đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.
  1. Có trách nhiệm thụ lý, giải quyết tố cáo nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.
  1. Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, cản trở đảng viên, công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

  1. Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

  1. Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.
  1. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết hoặc xâm phạm tính mạng của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối chiếu với quy định trên, việc làm của đảng viên A đã vi phạm vào mục a, khoản 1, Điều 15, tại Quy định số 102-QĐ/TW. Theo quy định, đảng viên B sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

KẾT LUẬN

Tố cáo là một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa rủi ro và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, quy định của tổ chức. Với vai trò đó, tố cáo của công dân đã được đảng, nhà nước ta coi trọng, quyền tố cáo của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của đảng, văn bản quy phạm pháp luật. Tố cáo có thể phân chia thành các dạng khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí cụ thể. Có thể phân chia tố cáo thành tố cáo (tố giác) tội phạm, tố cáo hành vi tham nhũng, tố cáo hành chính, tố cáo tư pháp (trong hoạt động tố tụng), tố cáo hành vi vi phạm pháp luật khác. Ngoài những dạng tố cáo có tính pháp lý đó ra, chúng ta còn thấy một số dạng tố cáo khác, đó là tố cáo không có tính pháp lý. Tố cáo vi phạm các quy định của Đảng (hay còn gọi là tố cáo trong Đảng) là một dạng của tố cáo không có tính pháp lý đó.

Để tiếp nhận và giải quyết tố cáo có hiệu quả, tùy thuộc vào mỗi dạng tố cáo mà có quy định cụ thể khác nhau. Giữa chúng có sự phân định bằng các quy định cụ thể. Sự phân định đó được quy định trong một số văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mặc dù chúng ta đã có những quy định về phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo giữa cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng và cơ quan của Đảng, tuy nhiên các quy định về phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo đó còn chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn trong việc tiếp nhận, thụ lý giải quyết tố cáo.