Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không

Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 2.1 Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật lý học

B. Hóa học và sinh học

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học

D. Lịch sử loài người

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 2.2. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực của khoa học tự nhiên?
A. Hóa học

B. Vật lý

C. Thiên văn học

D. Sinh học

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 2.3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Vật lý

B. Hóa học

C. Sinh học

D. Khoa học trái đất

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 2.4. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.

a] Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b] Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

c] Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không?

Trả lời:

a] Theo em, việc sửa chữa xe máy điện không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên.

b] Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực vật lý và hóa học của khoa học tự nhiên

+ Vật lý nghiên cứu cơ chuyển động

+ Hóa học nghiên cứu cơ chế tích điện vào ắc quy cho xe vận hành

c] Sử dụng xe máy điện sẽ phần nào hạn chế được khói bụi. Bên cạnh đó, ắc quy của xe máy điện khi loại thải mà không được xử lí đúng cách cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Câu 2.5. Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Asimo là một người máy có thể di chueent bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda [Nhật Bản] chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130cm, nặng 54kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu.

Mẫu robot này đã từng tham gia mở cửa sổ sàn giao dịch chứng khoáng New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chú tiếp tục xuất hiện tại Disney Land. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ.

Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thức sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng.

Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ.Chú đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói,... một cách thuần thục.

[Theo Wikipedia và Zingnews.vn]

a] Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b] Asimo có được xem như một vật sống không?

c] Em nghĩ thế nào về tương lai của ngành khoa học nghiên cứu và chế tạo robot?

Trả lời:

a] Asimo là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên [kết hợp giữa khoa học vật lý và khoa học máy tính, khoa học về giải phẩu cơ thể và bộ não người].

b] Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Mặc dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng robot không thể sinh sản như các vật sống khác.

c] Học sinh trình bày suy nghĩ của mình.


Cập nhật: 07/09/2021

[HNMO] - Việc Honda vừa công bố ngừng phát triển dự án nghiên cứu ASIMO [Advanced Step in Innovative Mobility], đúng 18 năm sau khi lần đầu ra mắt chú robot tự bước hình người [năm 2000], đã khiến nhiều người tiếc nuối.


Hàng loạt biến thể robot hai chân mà Honda từng phát triển, được trưng bày tại bảo tàng Motegi.

Thực tế, Honda đã phát triển các loại máy móc với khả năng tự di chuyển trên hai chân suốt từ năm 1986. Để theo đuổi mục tiêu này, hãng đã mở trung tâm nghiên cứu mới tại Saitama [Nhật Bản]. Trong suốt một thời gian dài sau đó, Honda đã phát triển hàng loạt mẫu thử nghiệm, bao gồm cả dòng E và P, nhằm tạo ra robot đầu tiên trên thế giới có khả năng di chuyển tự động trên hai chân như con người. Đây là những phát kiến đã tạo tiền đề để chú robot Asimo nổi tiếng ra đời đúng vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú robot cao 1,2m, nặng 52kg này xuất hiện lần đầu vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói... một cách thuần thục.

Kể từ đó, hàng loạt biến thể mới đã được chế tạo ra, với phiên bản mới nhất được hé lộ vào năm 2011. Thế hệ Asimo mới này có thể chạy ở tốc độ 9km/giờ, được trang bị trí tuệ nhân tạo để nhận biết nhiều giọng nói cùng lúc, đồng thời tránh đâm vào nhau khi di chuyển. Nó cũng có thể thực hiện một số tác vụ như nhảy, bước đi trên các bề mặt không bằng phẳng, sút bóng hoặc rót nước.


Phiên bản mới nhất của Asimo được tung ra vào năm 2011.


Điều đáng tiếc là Asimo chưa hề được thương mại hóa, khác với một số dự án nghiên cứu khác được xúc tiến cùng thời điểm [mà chiếc máy bay HondaJet hay pin nhiên liệu sử dụng hydro là một điển hình]. Tuy nhiên, dù ngừng phát triển, Asimo đã đem tới một số công nghệ, được tích hợp trong các sản phẩm khác rất hữu ích với cuộc sống con người.


Walking Assist cho phép hỗ trợ người có vấn đề về khả năng đi bộ.

Những kĩ sư tham gia dự án Asimo đã tận dụng những phát kiến về cảm biến và trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu các sản phẩm xe ô tô tự hành. Honda cũng tung ra mẫu xe tự cân bằng [Moto Riding Assist] với khả năng di chuyển rất chính xác.

Công nghệ Asimo cũng cho phép tạo ra những thiết bị hỗ trợ đi lại dành cho những người bị khuyết tật ở chân, hoặc đang trong quá trình điều trị [walking assist], chiếc xe cá nhân Uni-Cub hay robot cắt cỏ Miimo. Tất cả những phát minh này đều đã được trưng bày tại các triển lãm lớn trên thế giới trong vài năm gần đây. Thậm chí, một "món" ít ai biết cũng thừa hưởng thành tựu của Asimo là robot kiểm tra bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau sự cố vào năm 2011.


Phương tiện cá nhân tự cân bằng Uni-Cub, một trong những phát kiến thừa hưởng thành tựu của Asimo.


Cũng theo kế hoạch tới năm 2030 được Honda công bố hồi năm ngoái, hãng ô tô Nhật Bản sẽ tập trung vào phát triển các hệ thống năng lượng và công nghệ robot. Theo đó, toàn bộ đội ngũ từng phát triển Asimo sẽ được chuyển sang trung tâm nghiên cứu và phát triển X - chuyên trách chiến lược robot của Honda.

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

buihuyentrang2309 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 6 - TẠI ĐÂY

Đề bài

Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi. 

Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật cơ bản Waco của tập đoàn Honda [Nhật Bản] chế tạo năm 2000. Người máy này cao 130 cm, nặng 54 kg, có khả năng di chuyển nhanh đến 6km/giờ. Asimo đã từng đi vòng quanh thế giới và đã tham gia vào rất nhiều sự kiện quan trọng trên toàn cầu.

Mẫu robot này từng tham gia mở cửa sàn giao dịch chứng khoán New York. Vào năm 2002, Asimo xuất hiện trên thảm đỏ tại buổi ra mắt phim Robots có sự tham gia diễn xuất của Amanda Bynes. Cùng năm đó, chủ tiếp tục xuất hiện tại Disney Land. Asimo cũng đã tham dự rất nhiều sự kiện giáo dục khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ.

Chừng đó để thấy Asimo không phải là một con robot bình thường. Cách nó di chuyển, nói chuyện, dẫn dắt một dàn nhạc thính phòng thực sự khiến người ta ấn tượng. Rõ ràng, Asimo Có khả năng kết nối con người với những khát vọng công nghệ tươi sáng.

Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chủ đến đất nước chúng ta vào năm 2004 và nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói, ... một cách thuần thục.

[Theo Wikipedia và Zingnews.vn] 

a] Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không? 

b] Asimo có được xem như một vật sống không? 

c] Em nghĩ thế nào về tương lai của ngành khoa học nghiên cứu và chế tạo robot?

Hướng dẫn giải

Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng  và sự biến đổi năng lượng.

- Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

- Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường.

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.

Lời giải

a] Asimo đúng là thành tựu quan trọng của nghiên cứu khoa học tự nhiên. Đó là sự kết hợp giữa khoa học vật lí và khoa học máy tính, khoa học về giải phẫu Cơ thể và bộ não người.

b] Mặc dù rất thông minh, có khả năng biểu cảm tốt, hiểu được nhiều ngôn ngữ, cử chỉ của con người song Asimo không được xem là sinh vật sống. Robot Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng robot không thể sinh sản như các vật sống khác.

c] Học sinh nói lên suy nghĩ của mình.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề