Thương hiệu dịch vụ là gì năm 2024

Tìm hiểu: nhãn hiệu (trademark) là gì? Nhãn hiệu gồm có mấy loại? Mỗi nhãn hiệu có tiêu chí, đặc điểm hay đặc trưng gì? Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Nội dung chính:

Tổng quan về nhãn hiệu (trademark)

1. Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 thì nhãn hiệu (tiếng Anh là trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Theo đó, bạn có thể hiểu thông qua nhãn hiệu, khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm cùng loại giữa 2 doanh nghiệp khác nhau hoặc thậm chí là trong cùng 1 doanh nghiệp.

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ… hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu, hoặc giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để biết chi tiết sự khác nhau đó là gì, các bạn tìm hiểu ở từng bài viết sau nhé.

Bài viết liên quan:

\>> Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu;

\>> Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa.

2. Ví dụ về nhãn hiệu

Thông thường, nhãn hiệu được thấy nhiều nhất là trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Và đôi khi, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm. Anpha sẽ dẫn chứng một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về nhãn hiệu.

Ví dụ 1: Nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau (doanh nghiệp đối thủ):

  • Điện thoại có các nhãn hiệu như: Samsung, Apple, Nokia, Oppo, Vivo…;
  • Cafe có các nhãn hiệu như: Trung Nguyen cafe, King Coffee, Vinacafe, Nescafe…;
  • Mì, phở ăn liền có các nhãn hiệu như: Acecook, Masan, Vifon, Micoem…;
  • Xe máy có các nhãn hiệu như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, Harley Davidson, Kawasaki…

Thương hiệu dịch vụ là gì năm 2024

Ví dụ 2: Nhãn hiệu giúp phân biệt các sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp

Các nhãn hiệu của Unilever như: Comfort, Dove, Surf, Omo, Lifebuoy, Cif, Vaseline, TRESemmé…

Thương hiệu dịch vụ là gì năm 2024

Phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Có nhiều cách để phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, chẳng hạn như:

➤ Phân loại dựa vào yếu tố cấu thành, nhãn hiệu sẽ gồm có 3 loại:

  • Nhãn hiệu chữ;
  • Nhãn hiệu hình (thường thấy là logo);
  • Nhãn hiệu kết hợp cả yếu tố hình và chữ.

➤ Phân loại dựa theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu sẽ gồm có 2 loại:

  • Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa: dùng để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau;
  • Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ: thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để khi sử dụng dịch vụ thì khách hàng có thể dễ dàng nhận biết.

➤ Phân loại theo tính chất, nhãn hiệu sẽ gồm có 5 loại:

  • Nhãn hiệu thông thường;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Nhãn hiệu tập thể;
  • Nhãn hiệu chứng nhận;
  • Nhãn hiệu liên kết.

\>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu.

---

Trong 3 cách phân loại trên thì nhãn hiệu phân loại theo tính chất là phổ biến nhất. Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ chi tiết các nhãn hiệu được phân loại theo tính chất.

1. Nhãn hiệu thông thường

➤ Nhãn hiệu thông thường là gì?

Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác.

Nhãn hiệu thông thường là cơ sở để hình thành nên các loại nhãn hiệu thường gặp khác, chẳng hạn như:

  • Nhãn hiệu thông thường sẽ trở thành nhãn hiệu nổi tiếng nếu đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Nhãn hiệu thông thường được đăng ký bởi chủ sở hữu là một tập thể với nhiều thành viên khác nhau sẽ trở thành nhãn hiệu tập thể…

➤ Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu thông thường

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều, chữ cái, từ ngữ hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (cá nhân, tổ chức khác).

2. Nhãn hiệu nổi tiếng

➤ Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

Các thương hiệu dịch vụ là gì?

Nhãn hiệu dịch vụ là gì? Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của những chủ thế cung cấp khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết.

Thương hiệu của sản phẩm là gì?

– Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt sản phẩm, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xưởng sản phẩm. Thương hiệu gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu là gì luật?

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Đặc điểm của nhãn hiệu là gì?

Đặc điểm của nhãn hiệu Nhãn hiệu có thể là sự kết hợp sáng tạo của hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ để thể hiện vẻ độc đáo, gây ấn tượng với người tiêu dùng nên thường được thể hiện ở những vị trí nổi trội, dễ nhìn thấy như ở trên sảm phẩm, bao bì sản phẩm, tờ rơi hoặc các ấn phẩm truyền thông khác.