Xỏ cánh mũi bao lâu lành

Xỏ khuyên mũi đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn để thể hiện phong cách riêng. Bạn muốn xỏ khuyên mũi để tạo dựng cá tính cho riêng mình? Bạn lo sợ về những rủi ro sẽ xảy ra? Bạn chưa biết lựa chọn địa điểm xỏ khuyên nào uy tín? Owl Ink Studio sẽ giải đáp chi tiết cho bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Sau khi xỏ khuyên mũi, thời gian để vết thương lành lại không quá lâu, thông thường sẽ mất khoảng 3 tuần và lành hẳn trong vòng 1 tháng. Tuyệt đối không được tháo chiếc khuyên ở mũi ra khi vết thương chưa lành hẳn.

Để vệ sinh vết xỏ khuyên, chỉ được dùng nước muối sinh lý, không dùng cồn chấm lên vết thương hoặc rửa vết thương bằng nước lã nếu không muốn bị nhiễm trùng.

Xỏ khuyên mũi đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn để thể hiện phong cách riêng.

So với xỏ khuyên ở các vị trí khác, xỏ khuyên mũi được đánh giá là khá nhẹ nhàng, không đau như nhiều người nghĩ và đặc biệt thời gian vết thương lành rất nhanh. Tốt nhất hãy chọn địa chỉ xỏ khuyên uy tín, đảm bảo an toàn và người thợ có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề giỏi.Xem thêm: các tiệm xăm ở hải phòng

So với xỏ khuyên ở các vị trí khác, xỏ khuyên mũi được đánh giá là khá nhẹ nhàng

Owl Ink Studio – Tự tin là địa chỉ xỏ khuyên an toàn – với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ và chỉn chu trong từng thao tác. Dụng cụ đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Dù bạn xỏ khuyên mũi tại vị trí nào, vết xỏ đều khá nhỏ để nhìn thấy. Do đó khi không còn muốn đeo nữa, bạn hoàn toàn có thể tháo khuyên ra và vết xỏ sẽ tự liền lại mà không để lại sẹo.

Sau khi vết xỏ đã lành, dù xỏ khuyên mũi ở vị trí trong hay ngoài cánh mũi thì các bạn đều có thể tự mình tháo chiếc khuyên cơ bản ra và chọn đeo những chiếc khuyên cầu kỳ hơn, hợp với cá tính của mình hơn.

Tuy nhiên những lần đầu tiên sẽ hơi đau nhẹ và khó một chút đối với những bạn thay khuyên bên trong mũi. Vì vậy, nếu có thể tránh không chạm tới vết xỏ khuyên mới thì hãy tránh nhé! Xem thêm: dạy xăm hình hải phòng

Sau khi xỏ khuyên mũi, hãy lựa chọn sao cho kích thước khuyên hài hòa với khuôn mặt. Nếu khuôn mặt bạn nhỏ, cánh mũi bé, nên chọn một chiếc khuyên nhỏ, gọn và đơn giản. Ngược lại, nếu bạn có khuôn mặt bầu bĩnh thì có thể chọn chiếc khuyên có kích thước lớn hơn một chút.

Sau khi xỏ khuyên mũi hãy lựa chọn khuyên phù hợp

Chất liệu hoàn hảo nhất cho chiếc khuyên mũi là bạc. Tuyệt đối không chọn những chất liệu khuyên bằng nhựa rẻ tiền hoặc kim loại dễ rỉ sét, sẽ gây tổn thương cho vết xỏ khuyên mũi của bạn.

Hy vọng với những chia sẻ từ Owl Ink studio, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm khi lựa chọn hình thức làm đẹp đặc biệt này. Chúc các bạn có được trải nghiệm xỏ khuyên mũi thực sự an toàn và mang lại sự hài lòng cho bản thân!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các gợi ý khác được cập nhập tại:

5 LƯU Ý ĐỂ XỎ KHUYÊN AN TOÀN

XỎ KHUYÊN MÔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

//owlinkstudio.com/xam-hinh-hai-phong

//owlinkstudio.com/hoc-xam-hinh-hai-phong-2

//owlinkstudio.com
//www.facebook.com/owlinkstudio

Giữ khuyên mũi sạch sẽ là việc rất quan trọng, nếu không lỗ xỏ khuyên sẽ lâu lành hoặc có thể bị nhiễm trùng. Rất may mắn là việc vệ sinh khuyên mũi không mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, không có lý do gì khiến bạn chần chừ mà không bắt đầu ngay từ Bước 1 dưới đây.

  1. 1

    Làm vệ sinh khuyên mũi 2 lần mỗi ngày. Bạn cần rửa khuyên mũi 2 lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối - cho đến khi lành hẳn. Làm vệ sinh quá ít có thể khiến khuyên mũi bị bẩn và nhiễm trùng, còn quá nhiều có thể dẫn đến kích ứng và lỗ xỏ khuyên lâu lành.

  2. 2

    Chuẩn bị dung dịch muối. Cách đơn giản nhất để vệ sinh khuyên mũi là dùng dung dịch muối. Để pha dung dịch muối, bạn có thể hòa 1/4 thìa cà phê muối biển không chứa I-ốt vào 240 ml [1 cốc] nước ấm. Hoặc bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý tiệt trùng đóng gói sẵn tại cửa hàng dược phẩm.

  3. 3

    Rửa tay. Trước khi chạm vào khuyên mũi, việc rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn là rất quan trọng. Nếu không, vi khuẩn từ tay có thể tiếp xúc với khuyên [cơ bản là vết thương hở] và gây nhiễm trùng.

  4. 4

    Nhúng bông gòn vào dung dịch muối. Cầm viên bông gòn sạch nhúng vào dung dịch muối. Nhẹ nhàng ấn bông gòn lên khuyên mũi và giữ khoảng 3-4 phút. Cẩn thận khi lấy bông gòn ra vì bông gòn có thể mắc vào khuyên hoặc đinh tán.

  5. 5

    Dùng khăn giấy sạch thấm khô. Sau khi rửa, bạn có thể dùng bông gòn sạch, khăn giấy ướt hoặc một khăn giấy khô để nhẹ nhàng thấm khô vùng xung quanh khuyên mũi. Tránh dùng khăn tắm vì khăn tắm có thể mang vi khuẩn và mắc vào khuyên hoặc đinh tán.

  6. 6

    Dùng tăm bông để loại bỏ vảy. Bạn cần rửa cả mặt dưới khuyên mũi để loại bỏ vảy da. Nếu không, vảy da có thể gây rách da và khiến lỗ xỏ khuyên bị viêm.

    • Có thể thực hiện bước này bằng cách nhúng tăm bông sạch vào dung dịch muối rồi dùng xoa xung quanh mặt sau của đinh tán hoặc khuyên bên trong lỗ mũi.
    • Không chà quá mạnh để tránh đẩy đinh tán ra khỏi mũi.

  7. 7

    Dùng một ít tinh dầu hoa oải hương để giúp lỗ xỏ khuyên mau lành. Tinh dầu hoa oải hương bôi trơn khuyên mũi, giảm đau và giúp lỗ xỏ khuyên lành lại. Sau khi rửa sạch lỗ xỏ khuyên, bạn có thể dùng tăm bông để thoa một ít tinh dầu hoa oải hương lên khuyên mũi.

    • Vặn đinh tán hoặc xoay khuyên sao cho dầu lọt vào lỗ xỏ khuyên, sau đó dùng khăn giấy sạch lau dầu thừa để tránh kích ứng da.
    • Tinh dầu hoa oải hương được bán ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe, siêu thị hoặc cửa hàng dược phẩm. Cần đảm bảo chai tinh dầu được dán nhãn "BP" hoặc "dùng trong dược phẩm".[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Tránh dùng sản phẩm sát trùng mạnh. Không nên dùng sản phẩm sát trùng mạnh như Bactine, Bacitracin, oxy già, cồn hoặc tinh dầu tràm trà để vệ sinh khuyên mũi vì chúng có thể kích ứng và/hoặc gây tổn thương cho da và khiến lỗ xỏ khuyên lâu lành.

  2. 2

    Tránh trang điểm để che khuyên mũi. Không để mỹ phẩm trang điểm tiếp xúc với khuyên mũi để tránh gây bít tắc và dẫn đến nhiễm trùng. Tương tự đối với lotion làm da rám nắng và các sản phẩm mỹ phẩm khác.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Không gỡ bỏ khuyên mũi hoặc đinh tán cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn. Lỗ xỏ khuyên có thể khép miệng trong vòng vài tiếng nếu bạn gỡ bỏ khuyên mũi hoặc đinh tán.

    • Đẩy đinh tán vào lỗ xỏ khuyên sau khi lỗ xỏ bắt đầu khép miệng có thể gây đau, viêm và nhiễm trùng.
    • Vì vậy, bạn cần tránh gỡ đinh tán hoặc khuyên mũi từ lỗ xỏ khuyên đến khi lỗ xỏ lành hẳn [thường mất 12-24 tuần].

  4. 4

    Tránh tắm bồn, ngâm mình trong nước nóng hoặc hồ bơi. Tránh ngâm lỗ xỏ khuyên trong hồ bơi và bồn tắm nước nóng vì đây thường là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây hại có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhưng nếu cần thiết, bạn có thể dùng băng gạc che kín vết thương chống thấm nước [có bán ở các hiệu thuốc] để che và bảo vệ lỗ xỏ khuyên.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Tránh dùng gối bẩn khi ngủ. Gối bẩn là một nguồn vi khuẩn tiềm ẩn khác, do đó bạn cần thay vỏ gối thường xuyên.

  6. 6

    Tránh chạm vào khuyên mũi nếu không cần thiết. Tránh chạm vào hoặc nghịch khuyên mũi. Chỉ được chạm vào khi vệ sinh khuyên mũi, sau khi đã rửa tay sạch. Không cần thiết phải vặn hoặc xoay đinh tán/khuyên mũi trong thời gian chờ lỗ xỏ khuyên lành lại.

  • Tuyệt đối không đưa ngón tay bẩn vào lỗ mũi vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Tắm vòi hoa sen nước nóng có thể giúp làm mềm vảy da quanh lỗ xỏ khuyên.
  • Không rửa khuyên mũi quá 3 lần mỗi ngày. Việc làm vệ sinh quá nhiều có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị khô và gây nhiễm trùng.

  • Không lột vảy da [dù muốn đến mức nào] để tránh gây nhiễm trùng.
  • Luôn dùng tăm bông sạch khi làm vệ sinh bên trong lỗ mũi. Nếu không, bạn sẽ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào lỗ mũi.
  • Không dùng vòng bạc thay cho khuyên mũi. Vòng bạc rất nguy hiểm vì có thể làm oxy hóa vết thương và sẹo đen vĩnh viễn trên mũi [gọi là nhiễm độc muối bạc]. Vòng bạc còn có thể gây phản ứng dị ứng.

  • Xà phòng kháng khuẩn
  • Nước muối sinh lý hoặc muối biển
  • Tăm bông, khăn giấy hoặc giấy vệ sinh
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Cốc nhựa sạch
  • Nước ấm

Video liên quan

Chủ Đề