Vì sao máy thở cần máy nén khí

14/12/2021

Thở máy là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ sự sống. Máy thở hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân khi khả năng tự thở của họ không tốt. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân cần được sử dụng máy thở, trong đó phổ biến nhất là khi nồng độ oxy máu thấp hoặc bệnh nhân phải thở gắng sức do nhiễm trùng như viêm phổi.

1. Mục đích sử dụng máy thở

  • Vận chuyển khí có nồng độ oxy cao tới phổi.
  • Tăng thải CO2.
  • Giảm công thở, giúp cơ thể tập trung năng lượng để phản ứng với tình trạng nhiễm trùng hoặc đáp ứng nhu cầu của quá trình hồi phục.
  • Hỗ trợ hô hấp cho người không có khả năng tự thở do tổn thương hệ thống thần kinh như não, tủy sống hoặc người bị yếu cơ.
  • Hỗ trợ hô hấp cho người rối loạn tri giác do nhiễm trùng nặng, ngộ độc hay quá liều thuốc…

2. Các phương thức thở máy

  • Thở máy xâm nhập: là thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản.
  • Thở máy không xâm nhập: là phương pháp thông khí cho bệnh nhân mà không cần phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Thông khí có thể qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi – miệng.

3. Cách thức hoạt động của máy thở

3.1. Thở máy xâm nhập

Khi một bệnh nhân cần được thở máy, bác sĩ sẽ đặt một ống nội khí quản qua mũi hoặc miệng vào đến khí quản bệnh nhân. Sau đó, ống nội khí quản này sẽ được kết nối với hệ thống máy thở. Máy thở đưa một hỗn hợp gồm khí nén và khí oxy vào phổi bệnh nhân theo mỗi nhịp thở. Đồng thời, máy thở cũng giúp duy trì một áp lực thấp cố định, gọi là Áp lực dương cuối thì thở ra [PEEP], giữ cho phổi không bị xẹp. Ống nội khí quản còn cho phép nhân viên y tế loại bỏ đờm từ khí quản của bệnh nhân dễ dàng hơn, nhờ sử dụng sonde hút.

Một số bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở hoặc khó cai máy thở, cần thở máy kéo dài, có thể phải mở khí quản. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một đường mở ở cổ, vào khí quản, đưa một ống thở [canuyn khí quản] qua đường mở đó vào khí quản bệnh nhân. Một đầu canuyn sẽ được kết nối với hệ thống máy thở.

Hình 2. Thở máy xâm nhập qua canuyn mở khí quản

3.2. Thở máy không xâm nhập

Bệnh nhân không cần đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Máy thở được kết nối với bệnh nhân thông qua mặt nạ mũi, mũi – miệng hoặc gọng mũi.

Hình 3. Thở máy không xâm nhập với một số loại mặt nạ khác nhau

4. Theo dõi bệnh nhân thở máy

Hầu hết bệnh nhân thở máy được theo dõi tại các đơn vị điều trị tích cực. Các chỉ số cần theo dõi thường bao gồm: mạch, huyết áp, nhịp thở, bão hòa oxy máu, khí máu, XQ phổi… Dựa vào các chỉ số này, các nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân và điều chỉnh máy thở nếu cần.

5. Thời gian thở máy

Thở máy chỉ là một biện pháp hỗ trợ, trong khi chờ đợi căn nguyên gây suy hô hấp của bệnh nhân được giải quyết, bằng các biện pháp điều trị khác hoặc bệnh nhân tự hồi phục. Máy thở có thể giúp cứu sống bệnh nhân, nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ tai biến. Vì thế, nhân viên y tế luôn cố gắng cai máy thở cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.Cai máy thở là một quá trình giúp bệnh nhân không cần phải thở máy nữa. Một số bệnh nhân chỉ cần thở máy trong vài giờ hoặc vài ngày, trong khi nhiều bệnh nhân khác có thể cần thở máy trong thời gian lâu hơn, thậm chí không cai được máy thở. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe toàn thân, tình trạng phổi hay tổn thương các cơ quan khác kèm theo [não, tim, thận…] của bệnh nhân.

6. Cảm giác của bệnh nhân khi thở máy

Bản thân máy thở không gây đau, nhưng ống nội khí quản có thể khiến bệnh nhân đau, bị kích thích ho, không thể nói hay ăn được. Bệnh nhân cũng cảm thấy khó chịu khi dòng khí được bơm từ máy thở vào phổi. Đôi khi bệnh nhân cố gắng thở ra khi dòng khí được bơm vào, gọi là tình trạng thở chống lại máy thở, khiến việc thở máy trở nên khó khăn và không đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bệnh nhân đang thở máy có thể được dùng các thuốc [giảm đau hay an thần] giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Một số trường hợp bệnh nhân cần được dùng các thuốc làm giảm sự vận động của cơ một cách tạm thời [thuốc giãn cơ] giúp việc thở máy đạt hiệu quả mong muốn. Những thuốc này cần được ngừng ngay, khi có thể và trước khi dừng thở máy.

7. Nguy cơ khi thở máy

Một số nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình bệnh nhân được thở máy bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân được thở máy có nhiều nguy cơ bị viêm phổi, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải thở máy kéo dài hơn. Tình trạng viêm phổi này cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Tràn khí màng phổi: Đôi khi, một phần của phổi có thể yếu hơn các phần khác, dần bị tổn thương gây ra tình trạng tràn khí trong khoang màng phổi. Tình trạng này khiến các phần nhu mô phổi khác bị chèn ép, gây xẹp phổi. Nếu tình trạng xẹp phổi nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đặt một ống vào khoang màng phổi để dẫn lưu khí ra. Thủ thuật này được gọi là dẫn lưu khí màng phổi. Khi tổn thương lành lại, khí không tiếp tục tràn ra khoang màng phổi nữa, ống dẫn lưu sẽ được rút bỏ.
  • Tổn thương phổi: Áp lực của dòng khí bơm vào có thể dẫn đến vỡ phổi. Bác sĩ luôn cố gắng giảm tối đa nguy cơ này, bằng việc sử dụng áp lực thấp nhất có thể. Nồng độ oxy quá cao của dòng khí đưa vào, cũng có thể khiến phổi bị tổn thương. Vì thế, bác sĩ cần sử dụng nồng độ oxy tối thiểu, đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể bệnh nhân. Khi phổi của bệnh nhân tổn thương quá nặng trước đó, việc giảm những yếu tố nguy cơ này rất khó khăn. Tuy nhiên, những tổn thương này có thể lành lại cùng quá trình hồi phục của bệnh nhân.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc giảm đau, an thần có thể khiến người bệnh bị nghiện hoặc sảng. Những tác dụng phụ này có thể tiếp tục ảnh hưởng đến bệnh nhân, ngay cả khi các thuốc này đã được dừng lại. Nhân viên y tế cần cố gắng điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với đáp ứng của người bệnh. Mỗi cá thể có đáp ứng với thuốc ở mức độ khác nhau. Nếu thuốc giãn cơ được sử dụng, cơ của bệnh nhân có thể vẫn còn yếu một thời gian sau khi dừng thuốc và sẽ hồi phục dần sau đó. Một số ít trường hợp, tình trạng yếu cơ có thể duy trì trong vài tuần đến vài tháng.
  • Không thể cai máy thở: Đôi khi tình trạng bệnh khiến bệnh nhân phải thở máy không cải thiện mặc dù được điều trị, làm cho bệnh nhân không thể cai được máy thở. Trong trường hợp người bệnh không hồi phục hoặc xấu hơn, đội ngũ nhân viên y tế sẽ thảo luận với bệnh nhân hoặc người giám hộ [nếu bệnh nhân không thể tham gia] về việc có tiếp tục hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân hay không.

8. Cần làm gì khi bản thân hoặc người nhà cần thở máy?

  • Hỏi nhân viên y tế về lí do cần thở máy.
  • Chia sẻ bất cứ điều gì còn thắc mắc liên quan đến việc thở máy.
  • Tham gia cùng đội ngũ nhân viên y tế để giúp người thân mình cảm thấy thoải mái nhất khi đang phải thở máy.

9. Thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Kỹ thuật thở máy được thực hiện tại các đơn vị hồi sức, cấp cứu của bệnh viện Nhi Trung ương cho tất cả các trường hợp bệnh nhi có chỉ định. Với đội ngũ nhân viên y tế trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và hệ thống máy thở hiện đại, khoa Điều trị tích cực Nội khoa là một trong những đơn vị hàng đầu về thở máy, giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân nguy kịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thiều Quang Quân
Khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương

Máy thở oxy là một thiết bị y tế đang cực hữu ích trong các bệnh viện phòng khám lớn giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân phẫu thuật về các căn bệnh liên quan đến phổi đường hô hấp thở. Ngày nay có nhiều loại máy oxy được cấp phép sử dụng tại gia đình bệnh nhân, vậy việc sử dụng máy oxy thở có thực sự tốt không? Cùng xem bài viết này nhé. 

Sử dụng máy oxy thở có tốt không

Con người có thể sống sót trong 1 tháng nếu không ăn uống nhưng sẽ chết sau vài phút ngừng thở. Với những người khỏe mạnh bình thường, hít thở trong bầu không khí 21% oxy có thể duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các các bệnh đường hô hấp, lượng oxy cần thiết để cung cấp phải cao hơn 21%. Đó là lúc người bệnh cần máy thở oxy.

Những người cần tăng cường thở oxy

- Người mắc bệnh viêm phổi, hen suyễn, thiểu năng tuần hoàn não, suy tim, tắc nghẽn phổi mãn tính, tai biến, đột quỵ, …

- Người bệnh tim, phổi, chức năng vận chuyển oxy của máu yếu

- Các bệnh làm giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu: u máu, xẹp phổi, thiếu máu…

- Người nhiễm độc khí than

- Người nhiễm độc hóa chất

Khi đó, những bệnh nhân trên cần sử dụng oxy có độ tinh khiết cao [oxy y tế] nhằm sửa chữa tình trạng thiếu oxy và cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể hoạt động. Để có được lượng oxy trên, người ta sử dụng máy tạo oxy. Oxy nguyên chất sau khi được đưa vào máy sẽ được chiết tách, loại bỏ các khí trơ, khí N, khí có hại để cho ra nguồn oxy có độ tinh khiết cao, được chứa trong hệ thống bình khí dưới dạng nén hoặc lỏng. Từ đó, oxy sẽ được đưa cho bệnh nhân thông qua mặt nạ thở hoặc ống thở.

Tuy nhiên, thở bằng máy oxy trong thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể vì oxy đã thay thế khí N, thở oxy kéo dài sẽ gây chóng mặt, đau đầu, ù tai. Nếu trẻ em thở oxy,  đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ có thể gây bong võng mạc rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, thở oxy quá lâu sẽ làm giảm hoạt động của đường hô hấp, giảm hoạt động bạch cầu, khô niêm mạc mũi, họng, phế quản và gây khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây theo hệ thống dây thở, bình chứa làm bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, máy thở oxy chỉ được dùng trong một thời gian tối thiểu được bác sĩ chỉ định. Chỉ nên sử dụng khi người bệnh mệt, thở khó khăn và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi người bệnh hồi phục, nên để người bệnh hít thở không khí tự nhiên.

Đọc ngay: máy thở oxy cá nhân tốt nhất năm 2020

Sử dụng máy oxy thở trong bao lâu thì được

Khi ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Trong trường hợp sử dụng máy tạo oxy tại nhà, trước tiên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ, mua đúng máy theo nhu cầu và biết điều chỉnh mức độ vừa phải để giúp oxy đi vào động mạch phổi, trung hòa với máu và giúp đến các tế bào trong cơ thể. Trên thị trường hiện nay có các máy tạo oxy 1L,2L,…5L, thích hợp để dùng tại nhà.

Trong trường hợp dung nạp quá nhiều oxy vào phổi, rất có thể gây ra tình độc ngộ độc oxy, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Không những vậy, lệ thuộc vào máy tạo oxy sẽ khiến các tiểu phế quản bị chai, gây tổn hại đến quá trình hô hấp bình thường. Chức năng phổi suy giảm và phải phụ thuộc vào máy oxy.

Chính vì vậy, sử dụng máy tạo oxy tại nhà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng người, đúng thời lượng. Tốt nhất, chỉ dùng máy tạo oxy khi người bệnh mệt, khó thở, không thể hô hấp bình thường. Sau khi qua cơn khó thở, người bệnh không còn mệt thì nên ngừng sử dụng, để bệnh nhân hít thở bình thường.

Cách sử dụng máy oxy thở đúng cách cho bệnh nhân

Máy tạo oxy tại nhà hiện nay có các loại 1L đến 5L, tạo ra lượng oxy nguyên chất tương đương với nồng độ oxy từ bình oxy y tế. Tuy nhiên, vì mức áp suất nén trong bình oxy cao hơn nên bạn cần chú ý một số điều sau:

- Với người bệnh cần dùng oxy mức 1 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 2-2,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 2L/phút.

- Với người bệnh cần dùng oxy mức 2 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 3-3,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 3L/phút.

- Với người bệnh cần dùng oxy mức 3 lít/phút. Nếu sử dụng máy oxy 3L, bạn vặn mức độ oxy đưa thở ra 3-3,5L/phút. Nếu sử dụng máy oxy 5L, bạn vặn mức 3L/phút.

Các cách thở oxy

- Thở qua ống: Thở qua ống thông mũi có tác dụng tránh làm loãng nồng độ oxy. Khi thở, bệnh nhân nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo đường hô hấp thông thoáng

- Thở qua mặt nạ: Được dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị thương mũi. Thở qua mặt nạ cung cấp nồng độ oxy rất cao.

Người mắc bệnh thường phải thở từ 1 – 1,5 L/phút và liên tục 15h/ngày. Nên sử dụng cả vào ban đêm để tránh ngưng thở lúc ngủ.

Trong quá trình điều trị, phải luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời phải có bình làm ẩm vì oxy khô, lạnh nên rất dễ làm khô tế bào hô hấp.

Trong trường hợp người bệnh nặng, mắc các bệnh COPD hoặc bệnh thời kỳ cuối thì máy tạo oxy tại nhà không thể cung cấp đủ oxy. Trong trường hợp này người bệnh phải sử dụng bình oxy 6 khối vì nhu cầu oxy bệnh nhân rất cao.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề