Thời vua Minh Mạng địa giới hành chính nước ta được chia như thế nào

Vua Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn, thay vua cha Gia Long [1802 – 1840] trị vì đất nước trong 20 năm từ 1820 đến 1840. Là vị vua anh minh, dưới thời ông, nước ta có bước phát triển vượt bậc về chính trị, kinh tế, xã hội, mở rộng cương vực… Cùng với vua Lê Thánh Tông [1442 – 1497] thời Lê Sơ [1428 – 1527] trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, ông là người có nhiều cải cách táo bạo, trong đó có cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương theo hướng hợp lý, đơn giản, hiệu quả, chú trọng đến xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước. Ở trung ương, vua Minh Mệnh cải tổ và đổi mới các cơ quan văn phòng nhà vua. Ngoài ra, ông còn hoàn thiện lục bộ, lục tự, thiết lập nhiều cơ quan chuyên môn, lo việc phục vụ sinh hoạt, đời sống trong hoàng cung, nội vụ phủ rồi đến các cơ quan văn hóa, giáo dục như Quốc Tử Giám, Hàn lâm viện. Còn ở địa phương, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trên quy mô cả nước, trong hai năm 1831 – 1832, theo lối nhà Thanh [Trung Quốc], nhà vua bỏ các tổng trấn và các đơn vị hành chính Bắc Thành, Gia Định Thành thời Gia Long, ban hành quy chế riêng cho kinh đô [Thừa Thiên phủ], đổi các trấn thành tỉnh. Đây là đơn vị hành chính đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Dưới thời Minh Mệnh, nước ta có 30 tỉnh. Đứng đầu tỉnh là chức quan tổng đốc [phụ trách 2 – 3 tỉnh và chuyên trách một tỉnh] và tuần phủ. Cấp phủ, huyện cũng được sắp xếp lại, quy chuẩn hóa chức cai tổng và đổi xã trưởng thành lý trưởng. Việc lập tỉnh được chia thành hai đợt. Đợt đầu năm 1931, chia các trấn phía Bắc thành 18 tỉnh. Đợt hai năm 1832 bao gồm 12 tỉnh phía Nam. Tỉnh Hà Tĩnh được lập vào đợt đầu bằng cách cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa của trấn Nghệ An. Đây là lần đầu tiên tên Hà Tĩnh xuất hiện với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương. Điều này thể hiện thời bấy giờ vùng đất này đã có sự phát triển về dân số, lãnh thổ và tầm quan trọng đối với cả nước.

          Chân dung vua Minh Mạng

          Dưới thời Minh Mệnh, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn, nhiều vùng Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng Ai Lao giáp danh với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành châu, phủ của Đại Nam. Hà Tĩnh thời Minh Mệnh bao gồm cả đất Trấn Tĩnh, Lạc Biên [nay thuộc Lào][1]. Tỉnh Hà Tĩnh chia thành hai phủ, sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa thuộc phủ Hà Hoa và Nghi Xuân, Thiên Lộc, Hương Sơn, La Sơn thuộc phủ Đức Thọ. Tỉnh có tuần phủ, bố chánh, án sát, lãnh binh và đốc học cai quản, nhưng là tỉnh nhỏ nên phải đặt dưới quyền của tổng đốc An – Tĩnh. Tổng đốc trông coi về việc quân, dân, sát hạch quan lại, sửa sang bờ cõi. Tuần phủ trông coi về mặt chính trị, giáo dục và giữ gìn phong tục của tỉnh. Bố chánh lo về thuế khóa, hộ khẩu, dinh điền, lính tráng, truyền đạt khi có ân trạch hay cấm lệnh của triều đình. Án sát lo về an ninh, luật pháp kiêm trạm dịch, bưu tuyến. Lãnh binh phụ trách về quân sự, cùng với các quan tỉnh chỉ huy việc đánh dẹp. Đốc học trông coi việc giảng dạy ở trường tỉnh và việc học hành trong tỉnh. Tuần phủ đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh là Binh bộ thị lang Nguyễn Danh Giáp.

          Năm 1837, bốn tổng của huyện Hà Hoa: Lạc Xuyên, Vân Tán, Thổ Ngọa, Cẩm Duệ được tách ra thành lập một huyện mới gọi là huyện Hòa Xuyên. Năm 1841, để tránh phạm húy của Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa, các địa danh có chữ 花 [hoa] của Hà Tĩnh cũng như của cả nước được vua Thiệu Trị cho đổi tên gọi, ví như đổi tên phủ Hà Hoa thành Hà Thanh, huyện Hoa Xuyên thành Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Hoa thành Kỳ Anh, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa… Năm 1862 đổi tên huyện Thiên Lộc thành Can Lộc. Năm 1868, chia phần phía nam huyện Hương Sơn thành lập huyện Hương Khê. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Hà Tĩnh có 2 phủ, 8 huyện, 74 tổng, 397 xã.

          Năm 1853, dưới triều Tự Đức, nhà Nguyễn bỏ tỉnh Hà Tĩnh lấy phủ Hà Thanh lập thành một đạo gọi là đạo Hà Tĩnh, đem phủ Đức Thọ nhập vào Nghệ An. Đứng đầu đạo Hà Tĩnh là quản đạo lệ vào tỉnh Nghệ An. Năm 1864, nhà Nguyễn cho đạo đứng tách ra do chánh quản đạo và phó quản đạo phụ trách dưới quyền của tổng đốc An – Tĩnh. Năm 1875, nhà Nguyễn tái lập lại tỉnh Hà Tĩnh như dưới triều vua Minh Mệnh trên cơ sở các phủ huyện cũ. Kể từ đây, tỉnh Hà Tĩnh về cơ bản ít có sự thay đổi cho đến khi thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược và đặt nền đô hộ. Đến năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh và 

Nghệ An nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại được chia thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.

          Thành lập tỉnh Hà Tĩnh xong, vua Minh Mệnh cho chọn đất đặt tỉnh thành, lấy xã Trung Tiết [thành phố Hà Tĩnh hiện nay], huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa làm nơi đặt trụ sở tỉnh lỵ, tỉnh thành Hà Tĩnh. Vị trí ở đây “có địa thế cao ráo, rộng rãi, đàng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chạy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên thông với sông Nại Giang, dưới thông ra cửa Luật”[2]. Năm 1833, tỉnh thành bắt đầu được xây dựng do Tổng đốc Tạ Quang Cự trực tiếp trông coi. Đến tháng 6 năm Quý Tỵ [1833], thành Hà Tĩnh xây xong. Lúc này là thành đất. Năm 1875, bỏ tỉnh, lập đạo, lỵ sở đạo Hà Tĩnh chuyển về Đại Nài. Năm 1875, tái lập tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh thành lại được chuyển về vị trí cũ. Sau đó, năm 1881, tỉnh thành được xây dựng lại bằng đá ong, kiến trúc theo lối Vauban, đây là kiến trúc phòng thủ xây dựng thành cổ do một kỹ sư người Pháp cùng tên sáng tạo ra. Cấu trúc thành có hình dạng quả khế nhưng không nhất thiết là toàn bộ góc cạnh, mà có thể là một góc của thành. Kinh thành Huế cũng có kiểu kiến trúc này. Thành cao 8 thước [3,2m], hào rộng 5 trượng [20m], sâu 4 thước [1,6m], chu vi 366 trượng 5 thước 6 tấc [1466,24m]. Thành có bốn cửa: đông, nam, tây, bắc. Trong hào thành có nhiều sen nên người ta gọi là liên thành [蓮城], nghĩa là thành sen[3].

          Tóm lại, vua Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn có công rất lớn trong việc sáng lập và khai sinh ra tỉnh Hà Tĩnh. Điều đó đã mở ra một cơ hội rất lớn để phát triển vùng đất này trên mọi phương diện. Để rồi cho đến hôm nay, cải cách phân chia địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã vẫn giữ nguyên giá trị và còn được sử dụng, tuy có sự thay đổi. Năm 1992, tách các xã Đậu Liêu, Thuận Lộc của huyện Can Lộc, xã Đức Thuận và Trung lương của huyện Đức Thọ và thị trấn Hồng Lĩnh thành lập thị xã Hồng Lĩnh. Năm 2000, thành lập huyện Vũ Quang trên cơ sở tách các xã Hương Minh, Hương Điền, Hương Đại, Hương Quang, Hương Thọ của huyện Hương Khê, các xã Đức Ân, Đức Giang, Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Liên, Đức Hương của huyện Đức Thọ, xã Sơn Thọ của huyện Hương Sơn. Năm 2007, thành lập huyện Lộc 

Hà bằng cách tách các xã ven biển Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, Hậu Lộc, Ích Hậu, Phù Lưu, An Lộc, Thịnh Lộc của huyện Can Lộc và các xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Châu của huyện Thạch Hà. Năm 2015, thành lập thị xã Kỳ Anh trên cơ sở tách phần đất phía nam của huyện Kỳ Anh cũ bao gồm thị trấn Kỳ Anh và các xã Kỳ Liên, Kỳ Phong, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, Kỳ lợi, Kỳ Nam, Kỳ Ninh. Năm 2019, tỉnh Hà Tĩnh có dân số 1.288.866 người[4] với 13 huyện thị, thành phố trực thuộc trải dài từ Bến Thủy đến Đèo Ngang đang từng ngày phát triển, cùng với các tỉnh thành trong cả nước vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

          Nghiên cứu việc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh cách ngày nay gần 190 năm sẽ cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệm quý giúp chúng ta làm tốt hơn, hoàn thiện hơn công tác cải cách, sắp xếp lại  bộ máy, sáp nhập, phân chia địa giới hành chính theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước hiện nay./.

Chú thích: [1] Theo Wikipedia

Sách Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.697 cho biết ở 6 tỉnh phía nam, vua Minh Mạng cấp quan phòng, ấn, triện mới cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh… vì “phần nhiều không biết thất lạc vào đâu” và “để tỏ ra đổi mới”. “Duy ấn quan phòng Tổng đốc An - Hà, ấn triện tỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường hãy còn, thì không thay đổi”.

Vua Minh Mạng [bên trái] qua nét vẽ của người châu Âu

Bấy giờ, chức vụ trọng yếu ở các tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ đa phần do võ quan nắm giữ, điều này chỉ thay đổi vào giai đoạn cuối triều Minh Mạng. Đầu thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa Nam kỳ cũng trải qua giai đoạn dài do các Thống soái quân sự đứng đầu, mãi đến năm 1879 mới xuất hiện Thống đốc dân sự đầu tiên.

Sau khi vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ [Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa [nay là tỉnh Thanh Hóa] là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ]”.

Theo Đại Nam thực lục [tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202] thì danh xưng Nam kỳ chính thức được vua Minh Mạng ra đời dù rằng đã xuất hiện trước đó trong các thư tịch, về sau dân gian quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh [南圻六省].

Một vị quan Đại Nam ở Nam kỳ thời Minh Mạng

Và những năm đầu thập niên 1830, sau khi xóa bỏ lần lượt Bắc thành và Gia Định thành, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính quan trọng ngay sau đó. Thời vua Gia Long, bộ máy hành chính vận hành theo cơ chế phân quyền. Đàng Ngoài và Đàng Trong cũ được phân chia lại thành 27 trấn, doanh [hoặc dinh], triều đình Huế trực tiếp quản lý 4 doanh [Kinh kỳ] Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức [sau đổi thành phủ Thừa Thiên], Quảng Nam và 7 trấn từ Nghệ An đến Bình Thuận.

Năm 1802, vua Gia Long thành lập Bắc thành, đặt chức quan Tổng trấn, ủy quyền cho quản lý trực tiếp 11 trấn [nội, ngoại] ở vùng đất phía bắc. Sáu năm sau, 5 trấn phía nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành. Đến năm 1826, vua cho đổi các doanh thành trấn.

Đứng đầu hai bộ máy hành chính Bắc thành và Gia Định thành là quan Tổng trấn. Năm 1831, Bắc thành chính thức giải thể, cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng bắt đầu từ tháng 10 ÂL năm 1831 ở phía bắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận: "Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng [do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang]".

Vua Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ông cũng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài [...]. Và rồi đúng một năm sau đó, ba tháng sau cái chết của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gia Định thành cũng chịu chung số phận. Quyền lực của người Gia Định không còn, cũng kết thúc luôn quyền lực quân sự, và cả dân sự, của các viên võ quan nắm quyền Tổng trấn. [còn tiếp]

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề