Xe gắn máy là những loại xe gì năm 2024

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Nhiều người vẫn nhầm lẫn xe gắn máy và xe mô tô là một, do có thiết kế và phương thức hoạt động khá tương đồng, dẫn đến bất tiện khi tham gia giao thông. Hãy cùng BNEWS.VN tìm hiểu về hai loại xe này.

Phân biệt được xe mô tô và xe gắn máy sẽ giúp người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các điều luật, quy định liên quan khi tham gia giao thông.

Theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 8/4/2016, hai loại phương tiện này được định nghĩa như sau:

- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

- Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệmôi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh.

Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy một cách đơn giản nhất là tất cả các loại xe có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50 km/h, động cơ đốt trong có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 là xe máy (xe mô tô). Và ngược lại là xe gắn máy.

Phân biệt những điểm khác nhau giữa xe gắn máy và xe mô tô:

Tiêu chí so sánh Xe gắn máy Xe mô tô (xe máy) Căn cứ pháp lý Độ tuổi được phép lái xe Từ đủ 16 tuổi trở lên. (Điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ). Từ đủ 18 tuổi trở lên. (Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ). Điểm a, b Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008. Yêu cầu về bằng lái Không cần giấy phép lái xe. Phải có giấy phép lái xe hạng A1 trở lên. Điều 59 Luật Giao thông đường bộ. Quy định về giấy tờ cần có khi điều khiển phương tiện – Giấy đăng ký xe. – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. – Giấy đăng ký xe. – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. – Giấy phép lái xe. Điều 58 và Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tốc độ tham gia giao thông tối đa Tốc độ tối đa cho phép khi đi trên đường bộ: 40 km/h. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư: – Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. – Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. Điều 6, 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT. Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép - Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX - Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX - Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng. Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/xe-may-chuyen-dung-la-xe-gi-nguoi-dieu-khien-xe-may-chuyen-dung-khi-tham-gia-giao-thong-phai-dap-ung-dieu-kien-nao-1387.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện sau: - Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp. - Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây: Đăng ký xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này. Điều 22 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau: - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định; + Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; + Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe; + Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định). - Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Xe gắn máy thuộc loại xe gì?

Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy, đặc trưng là Mobyllete, Velo solex.

Tại sao lại gọi là xe gắn máy?

Xe máy (còn gọi là mô tô hay xe hai bánh, xe gắn máy, phiên âm từ tiếng Pháp: Motocyclette) là loại xe có hai bánh theo chiều trước-sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên nó. Xe ổn định khi chuyển động nhờ lực hồi chuyển con quay khi chạy.

Xe tay ga tên gọi khác là gì?

Xe tay ga (tiếng Anh: Scooter, còn được gọi là xe máy tay ga (motor scooter) để tránh nhầm lẫn với kick scooter, nhưng không nên nhầm lẫn với kick scooter có động cơ) là một loại của xe máy với khung bước qua và chỗ để chân của người lái.

Xe mô tô có dung tích bao nhiêu?

Như vậy, xe mô tô hay còn gọi là xe máy là xe có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên (50CC trở lên). Xe trên 50CC thì có thể gọi là xe mô tô rồi chứ không phải xe mô tô là xe trên 175CC.