Xá lợi thiền sư thích nhất hạnh là gì

Sau khi thực hiện lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Công viên vĩnh hằng - Vườn Địa Đàng [phường Thủy Bằng, TP.Huế] vào ngày 29/1, nhiều tăng ni phật tử đã cùng ở lại đây thực hiện nhiều nghi thức trong ngày tâm tang cuối cùng.

Xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi hỏa thiêu. Ảnh: CTV.

Đến sáng nay, ngày 30/1, Đạo tràng Làng Mai và Tổ đình Từ Hiếu đã tổ chức lễ cung thỉnh xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh về chùa tổ. Xá lợi của Thiền sư được đựng trong 6 hũ sành, do các đệ tử của ông cung nghinh về Tổ đình Từ Hiếu. 

Tại đây, các sư tăng, môn đệ của Tổ đình Từ Hiếu đã thực hiện lễ giác linh an vị Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Kết thúc khóa tu tâm tang là lễ tạ Phật hoàn kinh.

Thực hiện nghi lễ cung thỉnh xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Công viên vĩnh hằng- Vườn Địa Đàng về Tổ đình Từ Hiếu. Ảnh: CTV.

Ngoài an vị tại Tổ đình Từ Hiếu, theo di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, xá lợi của Thiền sư  cũng sẽ được an vị tại các cơ sở khác của Làng Mai ở khắp thế giới mà không cần xây tháp.

Các sư tăng, môn đệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cung thỉnh xá lợi của ông về chùa tổ. Ảnh: CTV.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu vào lúc 1h30 ngày 22/1, trụ thế 97 tuổi. Tang lễ của ông được tổ chức theo nghi thức của một khóa tu im lặng. Nhiều cơ sở khác của Đạo tràng Làng Mai ở khắp nơi trên thế giới cũng tổ chức các nghi thức lễ tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Đoàn xe cung thỉnh xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Tổ đình Từ Hiếu. Ảnh: CTV.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình.

Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…

Xá lợi Thiền sư Thích Nhất Hạnh về đến Tổ đình Từ Hiếu. Ảnh: CTV.

Trong gần 40 năm sống ở nước ngoài, thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng cộng đồng "Phật giáo dấn thân" cho thế kỷ XXI với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu.

Rất đông Phật tử dự lễ cung thỉnh xá lợi và giác linh an vị Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu. Ảnh: CTV.

  • Xã hội
  • Chính trị
  • Tin tức
  • Chuyện hôm nay
  • Phóng sự

TPO - Theo thông báo từ Tổ đình Từ Hiếu [Huế] và Đạo tràng Mai thôn [Làng Mai] về di huấn của Thiền sư Nhất Hạnh, sau lễ Trà Tỳ [hỏa táng] diễn ra vào ngày 29/1 tới, xá lợi của Thiền sư sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên thế giới mà không cần phải xây tháp.

Theo thông báo, sau những năm tháng an dưỡng tại chốn Tổ Từ Hiếu từ ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Niên trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu, Khai sơn Đạo tràng Mai thôn Quốc tế, đã thâu thần thị tịch vào lúc 1h30 sáng 22/1/2022 [nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu].

Quý thầy tại Tổ đình Từ Hiếu và tăng thân Làng Mai sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang.

Lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tang lễ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, những người đến thăm viếng cùng thực tập chung về tâm niệm cúng dường, để cho toàn bộ lễ tâm tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.

Trong chương trình tang lễ có các lễ nhập Kim quan [khâm liệm] vào sáng 23/1 và lễ Trà tỳ vào ngày 29/1.

Sau lễ Trà tỳ, xá lợi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên thế giới mà không cần phải xây tháp. Tang lễ cũng phát đi thông báo xin được hoan hỷ miễn các phúng điếu vòng hoa, trướng liễn.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926, tại huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu [nay thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế], thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý.

Tổ đình Từ Hiếu ở Huế là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Đây cũng là nơi ông từ nước ngoài trở về tĩnh dưỡng từ tháng 10/2018 cho đến ngày viên tịch.

Tổ đình Từ Hiếu ở Huế là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết tâm thư gửi đến các chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

Chủ Đề