Việt về nhà khoa học mà em biết

Nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

Giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu, công nhận những người có đóng góp xuyên quốc gia, có sức ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào.

PGS-TS Trần Thị Lý đang công tác tại khoa Nghệ thuật và Giáo dục, Đại học Deakin, Úc đã vinh dự được trao Giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020.

PGS-TS Trần Thị Lý sinh năm 1975, quê ở Quảng Trị là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy.

Việt về nhà khoa học mà em biết
PGS-TS Trần Thị Lý có nhiều công bố khoa học quốc tế. Ảnh: NVCC

Năm 2019, bà từng được tạp chí Forbes Việt Nam công bố là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.

PGS Lý tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế vào năm 1997. Đến năm 2001, bà được Chính phủ Australia cấp học bổng đào tạo thạc sĩ tại đại học nổi tiếng Monash University.

Một năm rưỡi sau, bà bảo vệ luận văn thạc sĩ và nhận tấm bằng hạng ưu cùng giải thưởng sinh viên quốc tế xuất sắc nhất ngành Giáo dục của trường.

Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, PGS-TS Trần Thị Lý giành hơn 30 giải thưởng và học bổng nghiên cứu từ các hiệp hội quốc tế, quốc gia cho thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập.

PGS-TS Trần Thị Lý có nhiều nghiên cứu liên quan đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp; quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam...

Ngoài nghiên cứu và viết sách về giáo dục đại học Việt Nam, PGS-TS Trần Thị Lý còn viết thêm rất nhiều quyển sách hay khác về giáo dục quốc tế.

Nhà khoa học lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á

Là một trong 3 nhà khoa học xuất sắc đại diện của Việt Nam có mặt trong top 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á năm 2020, TS Trần Thị Hồng Hạnh - Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học, hóa sinh hữu cơ.

Các công trình nghiên cứu của TS Trần Thị Hồng Hạnh góp phần giúp chuẩn hóa phương pháp xác định, đánh giá và tìm kiếm những nguồn dược liệu mới cho Việt Nam và thế giới một cách bền vững.

Việt về nhà khoa học mà em biết
TS Trần Thị Hồng Hạnh bên trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Nguyễn Xuân

Được biết, TS Trần Thị Hồng Hạnh là tác giả, đồng tác giả của 39 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI, 8 công trình trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, chủ sở hữu của 1 bằng đọc quyền sáng chế. Không chỉ vậy, bà đã chủ nhiệm 2 đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, 2 đề tài cấp cơ sở được nghiệm thu xuất sắc.

Chị còn là một trong 3 nhà khoa học nữ được nhận giải thưởng L’Oreal năm 2019. Ở tuổi 40 nhưng TS Trần Thị Hồng Hạnh đã có được những thành công mà bất cứ nhà khoa học hằng ước mơ, đặc biệt là các nhà khoa học nữ.

Chân dung nhà khoa học nữ nổi bật thế giới

Cũng trong thời gian qua, GS-TS Nguyễn Thị Kim Thanh hiện công tác tại Đại học University College London (UCL) đã vinh dự nhận huy chương Rosalind Franklin của Royal Society ở London, Anh với những thành tựu có tầm ảnh hưởng lớn về nghiên cứu khoa học ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực y sinh, chăm sóc sức khỏe.

Rosalind Franklin là giải thưởng được trao cho các cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) và nhằm khuyến khích vai trò của phụ nữ trong STEM.

Dự án của GS Nguyễn Thị Kim Thanh là đề xuất tổ chức trại hè khoa học để truyền cảm hứng và thúc đẩy các em học sinh lớp 8, chủ yếu là nữ, từ các gia đình nghèo ở London, chọn các môn khoa học tự nhiên cho chương trình GCSE (cấp hai).

Việt về nhà khoa học mà em biết
GS. Nguyễn Thị Kim Thanh tại Hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Ảnh: BQT

Được biết, chị là giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm UCL Nanomaterials Laboratory, đặt tại Viện Royal Institution và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học University College London, Anh.

GS Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992. Sau đó, bà đi du học và bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu quốc tế có uy tín tại Hà Lan, Mỹ và Anh.

Từ năm 2013, GS Thanh đảm nhận vị trí giáo sư tại ĐH College London và dẫn đầu một nhóm thực hiện nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh.

Hiện, GS Thanh vẫn đang hợp tác nghiên cứu với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bác sĩ trẻ lọt top 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Tạp chí PLoS Biology (Mỹ) đã công bố danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới được xếp vào nhóm được trích dẫn nhiều nhất.

Trong danh sách này có nhiều nhà khoa học Việt Nam, dẫn đầu là PGS. TS Trần Xuân Bách.

Sinh năm 1984, ông hiện là Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội. Trần Xuân Bách được biết đến là Phó giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam khi được bổ nhiệm vào năm 2016.

Việt về nhà khoa học mà em biết
Chân dung nhà khoa học trẻ PGS-TS Trần Xuân Bách. Ảnh: NVCC

Được biết, PGS Bách từng tốt nghiệp tiến sĩ xuất sắc tại Đại học Alberta, Canada vào năm 2011. Đồng thời là chuyên gia Kinh tế Y tế tại Viện Kinh tế Y tế, Canada vào năm 2013.

Năm 2014, PGS Bách trở thành thành viên nghiên cứu của Hiệp hội AIDS Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins.

Đầu năm 2015, ông tiếp tục được bổ nhiệm chức danh Assistant Professor (Phó giáo sư dự khuyết) kiêm nhiệm tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ.

Đến nay, ông đã được bổ nhiệm làm Giáo sư trợ giảng tại đây. Trần Xuân Bách cũng đang là một trong những giáo sư trẻ tuổi nhất của Trường Đại học Johns Hopkins.

Với thành tích đạt được, ông cũng đã được Đại học Alberta trao Giải thưởng Khởi đầu Sự nghiệp năm 2017.

Năm 2018, PGS Bách đã được bầu vào Hội đồng điều hành Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Đức (Leopoldina).

Đặc biệt gần đây nhất, ông vinh dự là một trong hai học giả tại Việt Nam được trao Giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020.

Hiện với vai trò là Ủy viên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, PGS-TS Trần Xuân Bách luôn tích cực trong việc thúc đẩy nghiên cứu y học và thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam.

Cùng với nghiên cứu, giảng dạy, nhà khoa học trẻ tuổi này còn tham gia rất tích cực trong các hoạt động của mạng lưới khoa học quốc tế, để có cơ hội trao đổi những kết quả nghiên cứu và tiến bộ y học khắp thế giới.

Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ.[1] Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội.[2] Trong bài này nói về nghĩa hẹp hơn của nhà khoa học. Các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý của tự nhiên để ứng dụng cho cuộc sống của con người.[3]

Việt về nhà khoa học mà em biết

Một nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm.

Triết gia có thể coi là một nghề nghiệp độc lập, bởi phạm vi nghiên cứu của họ hướng đến hiểu những khía cạnh vô hình của thực tại và kinh nghiệm mà không thể đo lường được thuộc về bộ môn triết học.

Nhà khoa học có mục tiêu hoạt động khác so với các kỹ sư, những người thiết kế, xây dựng và duy trì những đối tượng cụ thể. Ngành khoa học áp dụng những nguyên lý của khoa học thuần túy gọi là khoa học ứng dụng. Nhà khoa học ứng dụng có thể không thiết kế một đối tượng cụ thể nào đó, nhưng họ thực hiện nghiên cứu với mục đích nhằm phát triển công nghệ và phương pháp thực hành mới dựa trên những tri thức của khoa học.

Nhà khoa học, chuyên phục vụ công tác nghiên cứu, khác với Giảng viên đại học chuyên giảng dạy.

  • Kỹ sư
  • Nhà văn
  • Họa sĩ
  • Chính trị gia
  • Nhà triết học
  • Nhà hoạt động xã hội

  1. ^ Isaac Newton (1687, 1713, 1726). "[4] Rules for the study of natural philosophy", Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, Third edition. The General Scholium containing the 4 rules follows Book 3, The System of the World. Reprinted on pages 794-796 of I. Bernard Cohen and Anne Whitman's 1999 translation, University of California Press ISBN 0-520-08817-4, 974 pages.
  2. ^ Oxford English Dictionary, 2nd ed. 1989
  3. ^ “What là một scientist and what are the characteristics a scientist should have?”. advancedliterarysciences.com. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013.

Đọc thêm
  • Alison Gopnik, "Finding Our Inner Scientist" Lưu trữ 2016-04-12 tại Wayback Machine, Daedalus (journal), Winter 2004.
  • Charles George Herbermann, The Catholic Encyclopedia. Science and the Church. The Encyclopedia press, 1913. v.13. Page 598.
  • Thomas Kuhn, The Structure of Scientific Revolutions, 1962.
  • Arthur Jack Meadows. The Victorian Scientist: The Growth of a Profession, 2004. ISBN 0-7123-0894-6.
  • Science, The Relation of Pure Science to Industrial Research. American Association for the Advancement of Science. Page 511 onwards.
Websites
  • For best results, add a little inspiration Lưu trữ 2008-06-21 tại Wayback Machine - The Telegraph about What Inspired You?, a survey of key thinkers in science, technology and medicine
  • Peer Review Journal Science on amateur scientists
  • The philosophy of the inductive sciences, founded upon their history (1847) - Complete Text

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_khoa_học&oldid=68195413”