Việt nam có bao nhiêu công chức

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong 6 tháng đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo bộ có tham mưu, giải pháp cụ thể thực hiện chủ trương của Đảng về kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Đồng thời hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh, thành phố có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật.

Để giải quyết tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp với tình hình thôi việc và tuyển dụng mới công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Bộ cũng dẫn báo cáo của bộ, ngành, địa phương tình hình thôi việc và tuyển dụng mới đối với công chức, viên chức từ ngày 1-7-2022 đến ngày 30-6-2023.

Cụ thể, tổng số công chức, viên chức thôi việc là 18.991 người [bình quân 1.582 người/tháng, cao hơn bình quân 1.318 người/tháng giai đoạn tháng 1-2020 đến tháng 6-2022].

Trong đó 1.967 công chức, chiếm 10,36% [bộ, ngành là 772 người, địa phương là 1.195 người] và 17.024 viên chức, chiếm 89,64% [bộ, ngành là 2.793 người, địa phương là 14.231 người.

Số viên chức này chủ yếu là viên chức sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm 54,2% và sự nghiệp y tế chiếm 26,5%. Ở độ tuổi dưới 50 chiếm 86,25%, trình độ đào tạo đại học chiếm 48,65% và thạc sĩ chiếm 15,7%.

Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất là Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang [tổng số là 7.336 người, chiếm 38,63%].

Để thay thế số công chức, viên chức thôi việc, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tuyển dụng mới 64.980 người, trong đó 7.344 công chức [bộ, ngành là 2.795 người, địa phương 4.549 người].

Cùng với đó là 57.636 viên chức [bộ, ngành 4.365 người, địa phương 53.271 người], chủ yếu là viên chức ở lĩnh vực sự nghiệp giáo dục [35.297 người] và y tế [12.380 người] để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

6 tháng đầu năm, các địa phương tinh giản biên chế 127 người

Cũng theo Bộ Nội vụ, Chính phủ đã ban hành nghị định 29/2023 quy định về tinh giản biên chế, theo đó đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đẩy mạnh tinh giản biên chế một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Kết quả tinh giản biên chế 6 tháng đầu năm 2023 của các địa phương theo quy định tại các nghị định của Chính phủ là 127 người, trong đó công chức 12 người.

Về vị trí việc làm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Đến nay, đã có 4/20 bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và 5/15 bộ ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành.

Đại biểu Phùng Đức Tiến cho rằng: “Với hơn 2 triệu cán bộ công chức, viên chức trong số 8 triệu người ăn lương, hàng năm ngân sách phải chi lượng tiền lớn để trả lương nhưng hiệu quả làm việc chưa cao”.

Trung ương Đảng cũng đã ra Nghị quyết 18, qua đó đặt mục tiêu giảm 400 nghìn biên chế trong 4 năm tới.

Biên chế khu vực công là chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam. Người dân nhìn chung có thái độ nghi ngờ về hiệu quả của khu vực này, vốn không dễ để tính toán rạch ròi bằng chi phí - doanh thu như với trường hợp doanh nghiệp.

Vì thế, trước khi xem xét hiệu quả của 2 triệu cán bộ nước ta, hãy thử so sánh bộ máy công - viên chức ở Việt Nam với các quốc gia khác, từ số liệu của Ngân hàng Thế giới thu thập trong năm ngoái.

Theo đó, Việt Nam ở trong top đầu của nhóm nước Asean, với 4,8% công chức trên dân số [tương đương mức 20 người dân sẽ có 1 công chức – viên chức hưởng lương], nhỉnh hơn Thái Lan, Nhật Bản và bỏ xa các nước còn lại. Nhưng nếu so sánh với khối nước phương Tây như Anh [9,9%], Mỹ [7,4%], và Đức [7,3%], con số này không phải là quá cao.

Tỷ lệ công viên chức trên dân số. Nguồn: World Bank.

Tuy nhiên, ngoài số lượng lao động khu vực công ở Việt Nam còn có hai câu hỏi lớn.

Thứ nhất là vấn đề đánh giá hiệu quả công việc của công chức, viên chức. Trong nhiệm kì trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cho rằng “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Thứ hai, việc tách bạch giữa số lao động công chức [thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước] và viên chức [trong các đơn vị sự nghiệp công lập như giáo dục, y tế]. Hiện tại, tổng số lao động khu vực công là 5,2 triệu người, trong đó, số viên chức chiếm tới một nửa [2,5 triệu người], chưa tính đến số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Số lượng công chức là khoảng 1 triệu người [con số thống kê gần nhất của Tổng cục Thống kê, thực hiện vào năm 2012 là 942 nghìn người].

Số lượng biên chế viên chức nhiều có thể là minh chứng cho chính sách xã hội hoá dịch vụ công chưa hiệu quả.

Việt Nam có bao nhiêu công nhân viên chức nhà nước?

Lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Cả nước có bao nhiêu công nhân viên chức lao động?

[PLO]- Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến hết năm 2021, tổng số công chức của các cơ quan Trung ương tại 16/18 bộ, ngành [không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an] và địa phương là 233.219 người. Trong số này có 59.918 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Nước Mỹ có bao nhiêu công chức?

Hiện có 640.720 công chức, trong đó có 3.720 công chức cao cấp [việc thực hiện chế độ hợp đồng đối với công chức cao cấp khá chặt chẽ với các yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn cao do vậy khả năng thăng tiến của các công chức ở bậc thấp lên công chức cao cấp là rất hạn chế], 220.000 công chức trung cấp, 417.000 ...

Xã loại 2 được bao nhiêu biên chế?

Theo Quyết định, số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Loại 1 tối đa 23 người; loại 2 tối đa 21 người và loại 3 tối đa là 19 người.

Chủ Đề