Mức đường trong máu bao nhiêu coi là tiểu đường

Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường và xét nghiệm chỉ số đường huyết trong thời điểm nào là an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

1. Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết bình thường [đường huyết lúc đói] rơi vào khoảng 3,9 – 5,6 mmol/l.

Bệnh nhân được khẳng định mắc đái tháo đường khi có một trong những kết quả sau:

-Mức glucose huyết tương lúc đói >= 7,0mmol/L

-Đường huyết ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày ≥ 11.1 mmol/L.

-Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5%

-Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h [uống một lượng đường trước khi tiến hành] ≥11.1 mmol/L.

Bạn sẽ được chẩn đoán là tiền đái tháo đường nếu có một trong những kết quả sau:

-Xét nghiệm đường huyết lúc đói [sau ăn 8 giờ] từ 5,6mmol/L đến 6,9mmol/L; và glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/L.

-HbA1c: từ 5,6% đến 6,4%.

-Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống: từ 7,8mmol/L đến 11mmol/L

2. Những tác nhân khiến chỉ số đường huyết thay đổi

– Ăn uống

Việc thay đổi thức ăn, giờ ăn và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể cũng làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết bình thường. Chính vì vậy bạn cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong phẩm khi lựa chọn thực phẩm.

– Do lao động chân tay hoặc tập thể dục thể thao

Việc luyện tập thể thao và hoạt động mạnh quá sức không tốt cho sức khỏe. Nó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ của toàn cơ thể, làm tiêu hao nhiều năng lượng dẫn đến việc hạ đường huyết hoặc phải ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao.

– Uống thuốc trị đái tháo đường không đúng cách

Tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

– Do tâm lí bất ổn, stress kéo dài

Những căng thẳng về tâm lý kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân đẩy mức đường trong máu của bạn lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn. Vì thế học cách kiểm soát tốt tâm trạng cũng chính là việc cấp thiết để bạn tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Người bệnh đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên

– Uống nhiều rượu bia

Theo khuyến cáo những người bệnh đái đường nên tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Những vấn đề về đường huyết có thể thay đổi mà không có dấu hiệu cụ thể vì vậy việc thăm khám định kỳ cần được thực hiện thường xuyên 1-2 lần 1 năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL [6.6 mmol/L], được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose [OGTT]

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 200mg/dL [11.1 mmol/L] là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c [HbA1c]

HbA1c dưới 48mmol/mol [6,5%] là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thấp

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL [3.9 mmol/L] thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời. Nếu chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường thì không nguy hiểm mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết tiếp tục giảm và bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin thì rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Chỉ số đường huyết có nguy cơ bị đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ cao [tiền đái tháo đường] được tóm tắt trong bảng sau:

Chỉ số đường huyết bình thường trong thai kỳ

Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai. Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng: – Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 [3,94 mmol/L ± 0,43] – Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 [6.05mmol/L ± 0.72] – Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 [5.52mmol/L ± .57] Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức: – Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL [4.4 mmol /L] – Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL [6.8 mmol/L] – Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL [6,1 mmol/L]

Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?

Khi ở mức bình thường, glucose tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Đường huyết cao cũng có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch, do đó hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu có vấn đề sẽ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Chủ Đề