Video hướng dẫn giải - trả lời câu hỏi 1 trang 101 sgk giải tích 12

Kí hiệu \(A\) là điểm có tọa độ \((1,0)\), \(D\) là điểm có tọa độ \((t,0)\). B, C\) lần lượt là giao điểm của đường thẳng \(x = 1\) và \(x = t\) với đường thẳng \(y = 2x + 1\).

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b
  • LG c

Kí hiệu T là hình thang vuông giới hạn bởi đường thẳng \(y = 2x + 1\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = 1, x = t\) \((1 \le t \le 5)\) (H.45).

Video hướng dẫn giải - trả lời câu hỏi 1 trang 101 sgk giải tích 12

LG a

Tính diện tích \(S\) của hình \(T\) khi \(t = 5 \) (H.46).

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính diện tích hình thang \(ABCD (AB//CD)\) là:\(S = \dfrac{{\left( {AB + CD} \right).h}}{2}\)

Lời giải chi tiết:

(Hình 46)

Kí hiệu \(A\) là điểm có tọa độ \((1,0), D\) là điểm có tọa độ \((5,0)\). \(B, C\) lần lượt là giao điểm của đường thẳng \(x = 1\) và \(x = 5\) với đường thẳng \(y = 2x + 1\).

- Khi đó \(B\) và \(C\) sẽ có tọa độ lần lượt là \((1,3)\) và \((5,11)\).

- Ta có: \(AB = 3, CD = 11, AD = 4\). Diện tích hình thang:

\(\displaystyle ABCD = {{(AB + CD).AD} \over 2} = 28\)

LG b

Tính diện tích \(S(t)\) của hình \(T\) khi \(x [1; 5]\).

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính diện tích hình thang \(ABCD (AB//CD)\) là:\(S = \dfrac{{\left( {AB + CD} \right).h}}{2}\)

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu \(A\) là điểm có tọa độ \((1,0)\), \(D\) là điểm có tọa độ \((t,0)\). B, C\) lần lượt là giao điểm của đường thẳng \(x = 1\) và \(x = t\) với đường thẳng \(y = 2x + 1\).

- Khi đó ta có \(B (1,3)\) và \(C(t, 2t + 1)\).

- Ta có \(AB = 3, AD = t 1, CD = 2t + 1\).

- Khi đó diện tích hình thang:

\(\displaystyle S(t)= {{(AB + CD).AD} \over 2} \) \(\displaystyle= {{(3 + 2t + 1).(t - 1)} \over 2} \) \(= {t^2} + t - 2\)

Do đó\(S(t)= {t^2} + t - 2\)

LG c

Chứng minh rằng \(S(t)\) là một nguyên hàm của \(f(t)=2t+1, t\in [1;5]\) và diện tích \(S=S(5)-S(1)\).

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính diện tích hình thang \(ABCD (AB//CD)\) là:\(S = \dfrac{{\left( {AB + CD} \right).h}}{2}\)

Lời giải chi tiết:

Vì\(S'(t)= ({t^2} + t - 2)'\) \(=2t+1\) nên hàm số \(S(t)\) là một nguyên hàm của hàm số\(f(t)=2t+1, t\in [1;5]\).

Dễ thấy \(S(5)-S(1)\) \(=\left( {{5^2} + 5 - 2} \right) - \left( {{1^2} + 1 - 2} \right) \) \(= 28 = S\) hay \(S=S(5)-S(1)\).