Vì sao nước tiểu vàng

Nước tiểu ở người bình thường có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Khi có hiện tượng nước tiểu đổi màu, nhất là chuyển sang màu vàng đâm, tối màu hoặc có mùi lạ gây khó chịu là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề. Trong các bệnh về gan tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra do độc tố tích tụ trong cơ thể. Để nhận biết tiểu vàng có phải do các bệnh về gan hay không thường thông qua chỉ số xét nghiệm bilirubin trong nước tiểu.

Bilirunbin trong nước tiểu

Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu bình thường của cơ thể. Bilirubin được tìm thấy trong mật, một chất lỏng trong gan giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó sẽ loại bỏ hầu hết các bilirubin khỏi cơ thể bạn. Nếu gan của bạn bị tổn thương, bilirubin có thể rò rỉ vào máu và nước tiểu. Bilirubin trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Những nguyên nhân gây nước tiểu vàng

Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trở lên sẫm màu:

Nhiễm trùng đường tiết liệu: có thể làm cho nước tiểu chuyển màu sắc bất thường, nước tiểu sẫm màu hơn. Nhiễm trùng đường tiết liệu có nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Nhiễm chlamydia: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục cần phải điều trị ngay lập tức nhằm ngăn các biến chứng khác có thể phát sinh, trong đó có nước tiểu sẫm màu.

Do thực phẩm: thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có ảnh hưởng tớ màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu thường xuyên ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục, uống rượu cũng sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Thay đổi chế độ ăn hàng ngày và ăn nhiều trái cây, rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.

Do thuốc: một số hóa chất được tìm thấy trong các loại thuốc thông thường có thể góp phần làm cho nước tiểu sậm màu. Chúng bao gồm iốt, thuốc chống sốt rét, ngộ độc phenol và methocarbamol. Một số vitamin bổ sung cũng có thể dẫn đến nước tiểu sậm màu.

Nước tiểu vàng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Tiểu phosphate: phosphate được bài tiết trong nước tiểu. Khi đi tiểu bạn sẽ thấy nước tiểu màu vàng đục [thường gặp vào buổi sáng], lắng lại sẽ xuất hiện cặn vôi. Hiện tượng này không phải là bệnh lý nhưng nếu tình trạng kéo dài thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.

Do bệnh gan: nếu xuất hiện dấu hiệu nước tiểu sẫm màu và da hoặc mắt có màu vàng, đó là biểu hiện của bệnh lý gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, xơ gan. Nguyên nhân là do gan bị tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất làm cho nồng độ bilirubin tăng cao khiến nồng độ này giải phóng vào máu và đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.

Cách khắc phục tình trạng nước tiểu vàng

Như đã trình bày cũng nguyên nhân ở trên, tiểu vàng có hấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy nên, khi thấy xuất hiện hiện tượng nước tiểu sậm màu, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

Bổ sung thêm nước, đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1 – 2 lít nước. Uống đủ nước để cơ thể có thể lọc hết các chất trong đường tiết niệu.

Xem xét lại chế độ dinh dưỡng và loại thuốc đang sử dụng gần đây để điều trị bệnh.

Duy trì lối sống lành mạnh hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Tập luyện thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có máu trong nước tiểu vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc sỏi tiết nịêu. Nếu bạn có cảm giác đau, vàng da đi kèm với nước tiểu vàng cần kiểm tra xem có đang mắc các bệnh lý về gan hay không để có phương pháp điều trị đúng cách.

Nước tiểu sậm màu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn và là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngay khi màu nước tiểu bất thường bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nếu bạn mắc phải các bệnh lý về gan mật hãy sử dụng ngay Dr.Liver để có một lá gan thật khỏe mạnh bạn nhé.

TTO - Đã hơn sáu tháng nay mỗi khi đi vệ sinh tôi thấy nước tiểu có màu vàng sậm [xin nói rõ 80 % lần đi tiểu đều như vậy]. Tôi hiện nay 32 tuổi, công tác tại văn phòng hay ngồi một chỗ, sức khoẻ vẫn bình thường. Xin Bác sĩ chẩn đoán tôi có phải bị bệnh thận không?[Trần Hạp]

Trả lời của phòng mạch online:

- Nước tiểu bình thường có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Nước tiểu có thể đổi màu thành màu đỏ, cam hoặc nâu sậm khi trong nước tiểu xuất hiện các tế bào hồng cầu, myoglobin [protein của tế bào cơ] hoặc khi bệnh nhân có uống một số thuốc [như levodopa, methyldopa, phenazopyridine, rifampin].

Khi nhiễm trùng, nước tiểu trở nên đục hơn. Nước tiểu có thể có màu trắng như sữa khi có nhiều tinh thể phosphate hoặc khi bị nhiễm giun chỉ gây ra chứng tiểu dưỡng trấp. Đôi khi nước tiểu có màu xanh do nhiễm vi khuẩn Pseudomonas hoặc khi dùng thuốc amitryptyline, methylene blue hoặc propofol.

Nước tiểu màu vàng sậm có thể do bị cô đặc quá mức hoặc do sự xuất hiện của sắc tố mật trong nước tiểu. Muốn biết được nguyên nhân nước tiểu sậm màu, ít nhất bạn phải đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa niệu khám và thử nước tiểu. Với những thông tin ít ỏi mà bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được bạn có bị “bệnh thận” hay không.

Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp nước tiểu sậm màu chỉ do uống quá ít nước trong ngày. Như vậy uống bao nhiêu nước là đủ?

Trong một ngày, mỗi người mất khoảng 1.5 lít nước qua đường tiểu và 1 lít nước qua mồ hôi, qua hơi thở và qua dịch ruột. Như vậy cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, trong ngày đàn ông cần uống khoảng 3 lít nước và phụ nữ cần uống khoảng 2 lít nước. Tuy nhiên lượng nước mất mỗi ngày còn tùy thuộc: hoạt động thể lực, khí hậu môi trường, tình trạng sức khỏe…

BS NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Phân khoa Niệu – Nam học Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ unicode]. Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

BS NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Tim đập nhanh
  • Vàng da, vàng mắt
  • Phì đại lá lách hoặc gan

Cách điều trị: Nhiều trường hợp thiếu máu tán huyết nhẹ thường không cần điều trị, mà chỉ cần thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng. Trong trường hợp thiếu máu tán huyết nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu, cấy ghép máu và tủy xương, hoặc phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.

5. Viêm gan C có thể làm nước tiểu sẫm màu

Virus viêm gan C [HCV] có thể gây nhiễm trùng gan. Tình trạng này ít khi gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì vậy nhiều người bệnh không nhận ra cho đến khi sự tổn thương gan bắt đầu tiến triển. Viêm gan C có thể ảnh hưởng đến cách gan xử lý chất thải, do đó tình trạng này có thể khiến nước tiểu sẫm màu, vàng đậm.

Các yếu tố rủi ro khiến người bệnh mắc phải viêm gan C bao gồm dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người bị HCV…

Các triệu chứng xảy ra thường xuất hiện trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng viêm gan C có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Vàng da
  • Ngứa da
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Đau cơ bắp
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Buồn nôn hoặc kém ăn

Cách điều trị: Nhiều năm trước, viêm gan C điều trị bằng thuốc Interferon và ribavirin giúp kiểm soát bệnh 40– 50% nhưng lại đi kèm với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện nay đã có phương thức tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAAs giúp kiểm soát tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ít tác dụng phụ.

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu sẫm màu không tự biến mất sau khi đã bù nước. Nếu tình trạng này kèm theo buồn nôn, nôn và sốt cao, bạn hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu và cách điều trị. Bạn hãy lưu ý bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác nhé!

Video liên quan

Chủ Đề