Vì sao bọt trong bia nhiều

Khi rót bia, bạn hay bắt gặp những lớp bọt trắng phau mềm mịn lăn tăn trên miệng cốc. Với đa số các loại bia nhập khẩu, bạn đều tự mình kiểm chứng được rằg khi rót ra ly, bia đều có những lớp bọt trắng phau.

Ban đầu, mọi người cứ nghĩ vu vơ rằng lớp bọt này cũng tương tự như lớp gas có sẵn trong nước ngọt. Nhiều người uống bia, nhưng lại khá ít người biết được rằng lớp bọt trắng phau này có tác dụng gì ?

Bọt bia có tác dụng gì ?

Bọt bia không chỉ đơn thuần là lớp bọt được sinh ra khi rót bia vào ly. Mà đằng sau nó là cả một câu chuyện dài.

Bọt bia được tạo thành từ hoạt động hấp thụ các chất có hoạt tính trên bề mặt CO2. Bọt bia là bọt carbon dioxide ở trong ly bia. Chúng xuất hiện ở dạng nổi trên bề mặt bia, hoặc chạy dọc theo cốc bia, hoặc tồn tại dạng đốm li ti bám trên thành cốc.

Bạn có để ý rằng, khi rót bia ra ly. Bạn sẽ thấy những lớp bọt bia chực trào nơi miệng ly. Sau đó chúng từ từ lắng xuống và tan dần nhưng không bao giờ hết.

Bọt bia là một phần vô cùng quan trọng, để đoán định chất lượng của bia. Một cốc bia không có bọt chứng tỏ đó là loại bia nhạt nhẽo và thậm chí có vị khá đắng.

Bọt bia ở mặt trên cùng tan ra, sẽ giải phóng một lượng nhỏ bia vào trong không khí, tạo nên mùi hương của bia.

Những điều thú vị khác về bia 

Nếu đã từng uống bia ở quán, bạn sẽ gặp phải việc bia sẽ liên tục sóng sánh trong ly mặc dù đã bị ngừng chuyển động. Tại sao lại có hiện tượng như vậy ?

Sóng bia là do sự tác động của bọt bia. Sóng nhỏ trong cốc bia hạ xuống chậm do lực mao dẫn căng bề mặt. Thậm chí sóng nhỏ còn tồn tại mãi mãi. Thế mới có hiện tượng cốc bia đã uống hết vẫn còn bọt bia. Vì có bọt bia nên bia không ngừng sóng sánh.

Chính vì điều này, bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh bia cứ sóng sánh trong ly mãi cho đến khi đã uống hết.

Bọt bia không chỉ có tác dụng giúp kích thích thị giác và vị giác của người uống. Với bọt bia còn thể hiện được đẳng cấp và độ thơm ngon của loại bia mà bạn đang sử dụng.

Bia ngon, thông thường lớp bọt bia sẽ tồn tại lâu và khó tan bên trong những ly bia. Thậm chí đến khi bạn đã thưởng thức xong ly bia mát lạnh, thì những lớp bọt này vẫn còn lăn tăn đọng lên trên thành và miệng ly.

Bạn thấy đấy, bọt bia cũng có tác dụng và bí mật của riêng nó mà bạn chưa khám phá.

Xem thêm về các loại bia nhập khẩu khác, tại đây:

Bia Đức

Bia Bỉ

Bia Hà Lan

Bia Tiệp

Là dân nhậu, bạn có thể thích uống bia đặc biệt là bọt bia, nhưng bạn có biết bọt này chính thức là gì? Tại sao lại giữ được lâu, bia nhiều bọt hay bia ít bọt mới là bia ngon?

Bọt bia từ đâu mà có?

Bia khác rượu ở rất nhiều điểm. Cùng là đồ uống có cồn, nhưng bia có màu vàng đặc trưng. Có bọt bia trắng xóa – trông như một lớp kem phủ kín mặt cốc.

Bọt bia hình thành nhiều nhất khi rót bia. Từng cốc bia được bơm ra ngoài là lúc bọt hình thành nhiều nhất. Tùy từng cách rót mà bọt hình thành nhiều hay ít. Tuy nhiên nếu rót cùng kiểu, thì bia có nồng độ cồn 5 độ, thì lớp bọt dày, mịn, lưu giữ được lâu hơn.

Thực chất bọt bia là gì?

Bọt bia chính là bọt khí CO2 – điều tương tự được thấy trong nước có ga. CO2  cacbon đioxit hòa tan trong bia lỏng, dưới áp lực nhất định. Ngay khi mở bia, đưa bia ra ngoài, chênh lệch áp suất là lý do lượng khí CO2 dồi dào này muốn thoát ra ngoài. Lý do lớp kem trắng được hình thành.

Bia càng nhiều bia càng ngon?

Tác dụng của bọt bia

Bọt bia tạo nên hương vị của bia

Trong bọt bia có chứa các este bay hơi, rất thơm, thôi thúc người uống.

Bao bọc lớp bọt là axit isohumme – một loại axit đặc biệt, làm giảm vị đắng của hoa bia, khiến người uống cảm giác khoan khoái dễ chịu.

Bọt trên mặt bia giống như một lớp ngăn cản không khí tiếp xúc với bia, ngăn cản việc bia bị oxi hóa, thay đổi mùi vị.

Việc CO2 từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí, là quá trình hút nhiệt. Tạo cảm giác mát lạnh gia tăng sự thích thú. Tiếng bọt vỡ xèo xèo cũng là một cảm giác thú vị chỉ có ở bia.

Nhưng không phải bia càng nhiều bọt càng ngon

Bọt bia tạo nên điều đặc biệt cho bia, tuy nhiên nếu bọt xuất hiện mạnh, cuộn trào ra ngoài, khả năng cao là bia có vấn đề về chất lượng. Hiện tượng này xảy ra là do áp lực bên trong chai và bên ngoài chênh lệch quá cao. Nguyên nhân có thể là bia đã bị nhiễm một số vi sinh vật, phá hoại sự hình thành chất “protein sủi bọt”. Khiến lượng CO2 hình thành nhanh, và cũng bị mất đi khá nhanh.

Theo quan niệm, bia có bọt với là bia chuẩn, nhưng có một số dòng bia không đạt chuẩn đã lợi dụng tiêu chí này mà cho thêm CO2 vào trong bia. Điều này gây tác dụng ngược lên hương vị của bia.

Trong bọt bia có chứa este – hương thơm của bia. Nếu bọt quá nhiều, đồng nghĩa với việc lượng hương thơm este bị thoát ra khỏi bia quá nhiều. Làm giảm đi hương vị của bia.

Do vậy, bia nhiều bọt chưa chắc đã là bia ngon.

Cách rót bia đúng chuẩn

Như phân tích ở trên, bọt bia khiến bia ngon hơn, nhưng cũng có thể làm giảm hương vị của bia. Chính vì thế, nếu bạn là một tín đồ yêu bia, bạn cần rót bia đúng chuẩn.

Không nên rót bia vào chính giữa cốc bia

  • Đầu tiên, bạn cần rót bia vào thành cốc không phải đáy cốc. Theo kinh nghiệm và nghiên cứu toán học, ly nghiêng một góc 45 độ là điều cần thiết. Nâng và giữ đầu chai cách cổ ly một khoảng cách nhất định.
  • Tốc độ rót, tất nhiên là từ từ, không được nhanh quá, còn chậm quá thì chắc bạn sẽ không có kiên nhẫn để đợi.
  • Tùy từng lượng uống, bạn có thể rót nhiều rót ít, nhưng nhớ là dừng lại khi bọt chạm đến miệng cốc nha.
  • Còn nữa...

>>> ĐỌC CHI TIẾT:  bọt bia

nguồn: suckhoedothi.com

Bia nhiều bọt là một trong những biểu hiện cụ thể cho thấy chất lượng bia giảm sút. Vậy bia không bọt hay ít bọt thì sao? Liệu đó có phải là một tín hiệu tích cực hay không? Lớp bọt trên cùng có ý nghĩa gì với cốc bia của bạn? Chúng ta cần làm gì để tạo ra tỷ lệ bọt hoàn hảo? Bài viết sau đây của Đức Minh sẽ giúp bạn tháo gỡ tất cả những băn khoăn trên.

Bọt bia được hình thành như thế nào?

Bọt bia hình thành trong quá trình chiết rót, là kết quả phản ứng giữa CO2 với các phân tử protein và nước trong bia. Lớp bọt này có vai trò ngăn CO2 không tiếp tục thoát ra ngoài, giữ lại hương vị thơm ngon cho ly bia. Một cốc bia được cho là hoàn hảo khi có lớp bọt phía trên dày từ 1- 2 cm.

Độ bền của bọt bia do chất lượng nguyên liệu quyết định

Các loại bia chất lượng cao chứa hàm lượng protein lớn nên tạo ra lớp bọt nhỏ hạt, dày tầng và tan chậm hơn. Trong khi đó, bia bình thường sẽ có bọt to, dễ vỡ. Hương vị bia, vì thế, cùng nhanh chóng mất đi độ tươi ngon ban đầu.

Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến độ bền của bọt bia

Bên cạnh chất lượng nguyên liệu, có 2 yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến độ bền bọt bia. Đó là kỹ thuật rót, kiểu dáng và tình trạng vệ sinh cốc.

Kỹ thuật rót

Người rót bia cần nghiêng cốc khi bắt  đầu mở vòi để bọt tạo ra đều đặn, ổn định

Khi rót bia ra cốc, người ta thường không dốc ngược, hay rót thẳng đứng xuống đáy cốc. Bởi lực va chạm mạnh vào mặt đáy sẽ khiến bia sủi bọt lớn, lớp bọt có độ bền thấp, dễ tan.

Muốn rót một ly bia có tỷ lệ bọt lý tưởng, chúng ta cần thao tác như sau:

  • Tay giữ cốc tạo góc nghiêng 45 độ so với vòi rót.
  • Mở vòi từ từ để bia chảy xuống nhẹ nhàng, tạo bọt đều đặn.
  • Khi bia gần đầy, hãy dựng thẳng cốc để tạo lớp bọt từ 1 - 2cm trên miệng.

Kiểu dáng và tình trạng vệ sinh cốc bia

Ngoài kỹ thuật rót, kiểu dáng cốc uống bia cũng sẽ quyết định lượng bọt nhiều hay ít, tốc độ tan nhanh hay chậm. Cụ thể, với loại cốc to, miệng rộng, bề mặt thoáng của cốc có diện tích lớn, bọt bia thường rất dễ tan. Ngược lại, đối với dáng cốc thuôn nhẹ, thu nhỏ về phía miệng, mức độ bền vững của lớp bọt sẽ cao hơn đáng kể. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên rót bia ra ca nhựa kích thước lớn, sau đó, đổ vào các cốc. CO2 thất thoát mạnh sẽ khiến bia mất bọt ngay trong quá trình phân chia.

Cốc bia dính dầu mỡ là vấn đề tối kỵ tại các bar bia chuyên nghiệp

Bên cạnh kiểu dáng, tình trạng vệ sinh cốc cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến độ bền của bọt bia. Một trong những vấn đề tối kỵ đối với cốc uống bia là có dính dầu mỡ, do làm sạch không kỹ hoặc do tiếp xúc với miệng của thực khách trong quá trình ăn uống. Các phân tử chất béo sẽ làm tăng độ to của bọt, khến bọt dễ nổ và tan nhanh. Tại các bar/ club bia tươi chuyên nghiệp, cốc bia thường được rửa với dung dịch vệ sinh và thiết bị rửa cốc chuyên dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bọt bia và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền bọt bia. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của lớp bọt cũng như cách thức tạo ra một cốc bia hoàn hảo. Ngoài kỹ thuật rót và vệ sinh cốc, đừng quên sử dụng tủ bảo quản bia Đức Minh vận hành bền bỉ - chiết rót ưu việt để đảm bảo chất lượng bia tốt nhất.

Quý khách vui lòng tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề