Vì sao bão cuối năm hay di chuyển khó lường

Để thông tin chi tiết hơn về kịch bản, diễn biến của bão số 2  Sinlaku. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.

TS Hoàng Phúc Lâm. Ảnh: TA.

Thưa ông, hiện nay tình hình cơn bão số 2 Sinlaku như thế nào? Khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất thưa ông?

- Lúc 13h chiều nay, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam đảo Hải Nam [Trung Quốc], cách bờ biển các tỉnh Thái Bình-Nghệ An khoảng 450km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 [60-75km/giờ], giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão. Hoàn lưu của nó đang bao phủ hầu khắp khu vực Bắc biển Đông, vùng mây phía Tây của bão đang gây mưa cho khu vực bắc Trung Bộ với trọng tâm mưa ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo diễn tiến tiếp theo của bão số 2 như thế nào, thưa ông? 

- Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13h ngày 2.8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Đến 13h ngày 3.8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 103,9 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. 

Liệu có những tác động nào của điều kiện khí quyển có khả năng ảnh hưởng đến quỹ đạo, kịch bản của bão số 2 hay không, thưa ông?

- Theo số liệu chúng tôi thu thập được thì hiện nay ngoài cơn bão số 2 đang hướng về nước ta thì ở khu vực phía Đông của Philippines còn tồn tại thêm một áp thấp nhiệt đới nữa. Chính sự tồn tại của áp thấp nhiệt đới này sẽ có tác động đến cường độ và hướng di chuyển của cơn bão số 2 gần Việt Nam.

Áp thấp nhiệt đới phía ngoài Philippines sẽ ngăn cản không cho áp cao cận nhiệt đới tiếp cận với bão ở gần Việt Nam. Khi không có yếu tố dẫn đường của áp cao cận nhiệt đới, cơn bão gần Việt Nam sẽ di chuyển chủ yếu theo nội lực. Do đó bão sẽ di chuyển lúc nhanh, lúc chậm, và có khả năng thay đổi cường độ do đang tồn tại trên vùng biển nóng, khiến cho diễn biến về cường độ và đường đi của nó sẽ còn rất khó lường.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia có khuyến cáo gì đến người dân và cộng đồng thưa ông?

- Ngay từ đầu năm trong các bản tin dự báo hạn dài chúng tôi đã cảnh báo năm nay sẽ là một năm có thời tiết phức tạp. Mưa lũ dồn dập vào cuối năm, có khả năng xảy ra tình trạng bão, mưa, lũ dồn dập, có những điểm mưa lớn cực trị như chúng ta thấy lượng mưa ngày 347mm ở Hà Giang vào ngày 21.7 vừa qua là một minh chứng.

Với thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp như vậy thì điều đầu tiên chúng tôi khuyến cáo đó là người dân cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo của chúng tôi, khi có hiện tượng bão, lũ, mưa lớn thì cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của các cơ quan phòng chống thiên tai.

Trân trọng cảm ơn ông!

[PLO]- Nếu không có không khí lạnh, cơn siêu bão hiếm gặp này sẽ đâm thẳng vào Quy Nhơn, Quảng Ngãi hoặc Đà Nẵng.

Do ảnh hưởng của bão số 9 [bão RAI], ở đảo Song Tử Tây đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 11.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lúc 10 giờ hôm nay, ngày 18-12, vị trí tâm bão ở khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa.

Với tọa độ này, tâm bão cách Bình Định - Khánh Hòa khoảng 680 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 [150-165 km/giờ], giật cấp 17.


Dự báo vị trí và đường đi của bão số 9. Ảnh: VNDMS

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng bắc tây bắc. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Như vậy có thể thấy, cơn bão này được dự báo có khả năng đi dọc bờ biển miền Trung, dọc từ Bình Định - Khánh Hòa đi lên Quảng Nam - Đà Nẵng, rồi hướng lên phía đảo Hải Nam [Trung Quốc].

Vì sao cơn bão lại có hướng đi kỳ dị như vậy?

Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu [Trung tâm KTTVQG], cho biết thông thường vào cuối mùa bão, hướng di chuyển của bão thường lệch về khu vực Nam Trung bộ hoặc phía Nam. Tuy nhiên, cơn bão số 9 được dự báo khi vào gần bờ sẽ có xu thế dịch lên phía Bắc.

Nguyên nhân là do di chuyển của bão phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố động lực như cấu trúc, kích thước của bão còn phụ thuộc lớn vào dòng dẫn đường của hệ thống áp cao cận nhiệt đới.

Hiện nay, vị trí cao cận này đang suy yếu và rút ra về phía đông nên dự báo  bão số 9 sẽ đi men theo phần phía tây của khối áp cao cận nhiệt đới, hướng lên phía Bắc sau đó có khả năng đổi hướng đi ra ngoài.

Còn chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, cho biết những ngày vừa qua, bão RAI có cường độ rất mạnh. Từ khi cơn bão bắt đầu hình thành, đến giờ đã mười ngày trôi qua. Việc một cơn bão tồn tại đến mười ngày mà cường độ ngày càng mạnh lên là rất hiếm gặp.


Ảnh mây vệ tinh cơn bão số 9. Ảnh: nchmf.gov.vn

Giải thích về việc cơn bão liên tục duy trì cường độ mạnh trong những ngày qua, bà Lan cho biết khi bão vượt qua Philippines thì cường độ giảm một chút do ma sát bởi địa hình của đảo. Tuy nhiên khi vào Biển Đông, vùng biển nam Biển Đông có nhiệt độ cao nên bão được cung cấp thêm năng lượng, bão RAI tiếp tục duy trì cường độ mạnh.

Sáng nay, 18-12, bão vẫn duy trì cấp độ 14, giật cấp 17. Dự báo trong một hai ngày tới, cường độ bão sẽ suy giảm nhẹ, còn khoảng cấp 13-14, giật cấp 16.

Theo bà Lan, hiện nay miền Bắc nước ta đang có không khí lạnh tràn về. Đợt không khí lạnh này đã kịp thời ứng cứu cho Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung.

Khi có không khí lạnh xuống giống như một "tấm chắn", nhiệt độ thấp sẽ làm suy giảm nguồn năng lượng cung cấp cho bão. Dự báo ngày 19-12 bão vẫn còn mạnh nhưng sang ngày 20-12, khi bão vào gần bờ biển miền Trung thì không khí lạnh, vùng biển lạnh ngăn chặn bão và khiến bão đổi hướng, đi tiếp lên.

"Nếu không có không khí lạnh, bão sẽ đâm thẳng vào miền Trung, tập trung vào các tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng. Không khí lạnh, vùng biển lạnh không chỉ làm bão bị suy giảm cường độ mà hướng đi của bão cũng thay đổi, đi lên phía đông đông bắc, đi trở ra" – bà Lan nói.

Dù vậy, bà Lan cho biết không ai có thể lèo lái được cơn bão nên vẫn phải tính đến các khả năng, kịch bản khác, bởi dù xác suất nhỏ nhưng vẫn rất nguy hiểm.

Bão số 9 gây mưa to ở khu vực miền Trung

[PLO]- Do ảnh hưởng của bão số 9, ở đảo Song Tử Tây đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 11.

AN HIỀN

Chuyên gia khí tượng cho biết bão số 6 khó dự đoán vì chịu tương tác của 3 hình thái trên dải hội tụ nhiệt đới liên hành tinh. Hiện có nhiều kịch bản khác nhau cho cơn bão này.

Đường đi của bão Nakri ngày 8/11 Trong các ngày 8-10/11, bão số 6 [Nakri] chủ yếu di chuyển theo hướng tây với vận tốc 10-15 km/h. Cường độ gió có thể đạt mức cao nhất đến cấp 12, giật cấp 15.

Sau hơn 2 ngày mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, bão số 6 [Nakri] được dự báo chuyển hướng, tiến gần đất liền với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 và có thể đạt cường độ mạnh nhất lên cấp 12, giật cấp 15. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão số 6 có thể đi vào đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận vào ngày 10/11 với cường độ gió suy yếu hơn so với trước đó. 

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo Khí hậu [Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia] cho biết dự báo này có thể thay đổi bởi bão số 6 đang chịu tác động của nhiều hình thái khác nhau khiến xu hướng di chuyển khó lường. 

Tương tác của 4 cơn bão

Theo ông Hưởng, dải hội tụ nhiệt đới liên hành tinh nằm trên vùng xoáy thuận nhiệt đang có sự hoạt động của 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, bao gồm: Siêu bão Halong ở phía tây bắc Thái Bình Dương, bão số 6 - Nakri ở Biển Đông, vùng áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bengal và bão Hanna ở Ấn Độ Dương. 

"Đây là trường hợp đặc biệt khi cùng một lúc xuất hiện 4 vùng xoáy thuận nhiệt đới trên cùng một dải liên đại dương từ Ấn Độ Dương đến phía tây bắc Thái Bình Dương", ông Hưởng nhận định. 

Sự tương tác của siêu bão Halong cùng những hình thái thuận nhiệt đới trên Biển Đông khiến đường đi của bão số 6 khó lường. Ảnh: NCHMF. 

Theo đó, siêu bão Halong được nhận định sẽ chi phối hoạt động của nhiều hình thái khác do cường độ mạnh chưa từng thấy, được dự báo mạnh hơn siêu bão Haiyan năm 2013. 

Tương tác của siêu bão này sẽ khiến bão số 6 có hướng di chuyển khó lường. Nếu Halong đi lên phía bắc thì khí áp cao thuận nhiệt đới đẩy xuống, khiến bão số 6 di chuyển về phía tây. Khi kết hợp với không khí lạnh dịch chuyển và tác động thì bão số 6 hướng về đất liền với cường độ ngày càng mạnh lên. 

Trong khi đó, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết bão số 6 liên tục tăng cấp là do đang di chuyển trên một vùng biển ấm. Các điều kiện động lực ngay tại khu vực bão hoạt động cũng thuận lợi để bão tích tụ năng lượng và mạnh lên.

Ngoài ra, không khí lạnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới các tỉnh vùng núi phía Bắc trong ngày 7/11. Sự kết hợp của áp cao lạnh lục địa dồn xuống phía nam và không khí lạnh phía bắc tạo ra gió đông bắc rất mạnh ở rìa phía bắc của cơn bão, khiến bão số 6 tăng cấp nhanh.

Tuy nhiên, do còn nhiều vùng trung tâm khác tác động nên kịch bản di chuyển và cường độ bão số 6 sẽ liên tục thay đổi, khó lường. 

Có thể suy yếu trước khi vào đất liền

Theo Trưởng phòng dự báo Khí hậu, các mô hình trên thế giới của Mỹ, Nhật, Hong Kong, Trung Quốc và Đài Loan hiện chưa có dự báo ổn định về hướng di chuyển và kịch bản đổ bộ của bão Nakri khi tiến vào đất liền. Đa số là dự báo tạm thời.

Cụ thể, Trung tâm Dự báo Thời tiết nguy hiểm châu Âu [Severe Weather Europe, trung tâm dự báo nổi tiếng trên thế giới] đưa ra nhận định rằng khi tiến gần về đất liền, bão số 6 có khả năng chệch hướng di chuyển xuống phía nam và suy yếu trước khi đổ bộ.

Trong khi đó, theo dự báo của Đài khí tượng Hong Kong, bão số 6 đạt cường độ 120 km/h [cấp 12] vào ngày 9/11. Ngay sau đó, bão giảm xuống cấp 11 khi tiến vào vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi - Ninh Thuận trong ngày 10/11.

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão có thể tiến vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi - Khánh Hòa trong ngày 10/11. Đồ họa: Nhân Lê. 

Khi đi vào đất liền khu vực này, bão lập tức suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó thành một vùng áp thấp di chuyển lên Tây Nguyên. Dự báo này tương đối trùng khớp so với các nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

"Nếu bão số 6 đi theo kịch bản này, vùng ảnh hưởng của nó sẽ trải dài một phổ từ Đà Nẵng vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu", ông Hưởng cho biết.

Vị chuyên gia cũng cho biết trong ngày 8/11, khi bão có xu hướng quay ngược lại và di chuyển về phía đất liền, các dự báo về cường độ, hướng đi của bão sẽ rõ ràng hơn. 

Video liên quan

Chủ Đề