Tại sao cứ buồn hoài vì một chuyện

Thứ sáu, 05/06/2020 22:29

Bỏ lại quá khứ, hãy sống một cuộc sống có giá trị

Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những khoảnh khắc không thể quên, những kỷ niệm khó phai, đó cũng có thể là quá khứ của những niềm vui hoặc của nỗi buồn. Tổn thương khó làm cho chúng ta quên đi một cách nhanh chóng, chỉ cần một “vết thương nhỏ” cũng có thể khơi dậy nỗi đau. Nhưng nếu ta cứ mãi tiếc nuối về quá khứ, để bản thân bị chi phối, ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai thì điều đó không đáng. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, vì vậy nếu cứ mãi đau buồn vì những chuyện đã qua thì chính ta sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội mới đang chờ đón chúng ta.

Quá khứ nếu ta có gặp phải bao nhiêu thất bại, mắc phải bao nhiêu đau buồn, thì cũng đừng để thất bại ấy làm ta nghĩ rằng mình không thể thành công, cũng đừng để khổ đau dập tắt mong muốn được hạnh phúc. Chúng ta hãy học cách quên đi quá khứ, đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất và hướng chúng ta đến với những điều tốt đẹp trong tương lai. Chúng ta là người làm chủ cuộc sống của mình, vì vậy những gì xảy ra trong quá khứ hay tương lai đều phụ thuộc vào chính chúng ta. Nếu cứ mãi đắm chìm trong quá khứ, chúng ta sẽ đánh mất niềm tin vào cuộc sống, hủy hoại tương lai của chính mình. Đừng vì một chút sai lầm trong quá khứ mà sống buông xuôi, phó mặc, biến mình thành gánh nặng cho xã hội. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, những gì đã xảy ra chúng ta không thể nào thay đổi được, nhưng những gì ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai, ta có thể thay đổi được. Trân trọng quá khứ, lấy đó làm bài học kinh nghiệm giúp bản thân trưởng thành hơn, chín chắn hơn, chắc chắn cuộc sống của chúng ta trong hiện tại cũng như tương lai sẽ tươi sáng hơn. Dũng cảm đối diện với hiện thực, kiên định với sự thay đổi vì tương lai, bạn sẽ dễ dàng quên đi những chuyện không vui của hôm qua. Với ý chí, quyết tâm thay đổi quá khứ, bạn sẽ thấy tâm hồn thoải mái hơn vì không bị ràng buộc bởi những rắc rối đã qua. Sống lạc quan, bạn sẽ nhìn thấy được những cơ hội trong từng khó khăn, mọi điều mà bạn mong ước đều có thể trở thành hiện thực. Rồi bạn sẽ được mọi người quý trọng và yêu mến nhiều hơn vì nghị lực, ý chí vươn lên, biết làm chủ tương lai của mình.

Tương lai được tạo dựng bởi cố gắng của hôm nay, cánh cửa thành công sẽ rộng mở cho những ai biết sống có ích, có giá trị. Đừng bỏ lỡ cơ hội, đừng lãng phí thời gian để làm những điều không thuộc về hiện tại. Sống hết mình cho hôm nay, chính là biết cách nắm bắt cuộc sống tuyệt vời của mình, bạn nhé!

Minh Uyên

“Nếu một câu chuyện vui không làm cho chúng ta cười nhiều lần thì tại sao ta lại buồn hoài một chuyện không vui”{Sưu Tầm}

des by

Cuốn sách là tuyển tập những câu chuyện và lời lý giải cho những nỗi buồn man mác không tên của những ai từng trải qua biết bao thăng trầm.

Người ta dễ buồn vì những điều đã cũ là tuyển tập những truyện ngắn xuất sắc trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng viết trẻ lần 3.

"Một ngày hanh hao giữa cái nắng mùa Đông, ta bất chợt nhận ra mình cũ kĩ. Có khi, ta buồn vì những điều đã ở lại ngày hôm qua. Hay có khi, ta chợt nhận ra những yêu thương ấy - những gì ta vốn cho là mãi mãi, nay đã được xếp gọn trong ngăn kéo mang tên "Quá khứ của thời gian". Cũng có khi, ta buồn vì chính bản thân ta, vì chính cuộc sống xô bồ này đã khiến ta không còn nhiều cảm xúc..." là những suy nghĩ được gói gọn trong cuốn sách.

Bìa cuốn "Người ta dễ buồn vì những điều đã cũ", sách có giá 72.000 đồng.

Nỗi buồn là kẻ đồng hành thân thuộc của những tâm hồn ưa hoài niệm. Vì sao ta lại buồn đến thế? Người ta dễ buồn vì những điều đã cũ sẽ cho ta một câu trả lời thoả đáng. Tựa như những lời tâm sự, trải lòng, cuốn sách là tuyển tập truyện ngắn về những tình cảm ấm áp có, lạnh lẽo có, nóng bỏng nồng nàn cũng có. Có vui, có buồn, có thương, có nhớ. Những câu chuyện nhẹ nhàng lật mở từng trang kí ức để tìm về những nguyên vẹn xưa kia. Giống như một tách trà thơm ngày mưa bay, cũng giống nắng mật ong ngày gió lạnh, từng con chữ viết nên tâm trạng của người ra đi, người ở lại, người nặng lòng, người nội tâm.

Tên sách buồn là vậy, nhưng nội dung cuốn sách lại chẳng hề u ám. Tựa như bầu trời mùa đông lạnh lẽo nhưng chẳng hề nhiều những cơn giông. Cuộc sống luôn chảy trôi, không phải lúc nào cũng tẻ nhạt, cũng khiến ta bứt rứt vì những điều cũ kỹ.

Những truyện ngắn trong cuốn sách Người ta dễ buồn vì những điều đã cũ cũng sẽ phần nào khiến bạn hiểu rằng: Tuy người ta dễ chìm sâu vào cô đơn và những cảm xúc lặng trong cuộc sống, nhưng người ta sẽ không mãi buồn như thế. Chỉ cần ta sẵn sàng yêu thương, những nỗi buồn thường ngự trị trong trái tim ta luôn có thể tan biến. Bất cứ khi nào!

1. Nói chuyện một mình là gì

2. Nguyên nhân gây ra nói chuyện một mình

3. Làm thế nào để ngưng nói chuyện một mình

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia [khoa Y] - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Nói chuyện một mình là gì

Nói chuyện một mình là một thói quen lạ khiến bạn trông kì quái và làm bạn cảm thấy mình có một chút bất thường. Nói chuyện một mình trong đầu hay phát ra tiếng không gây hại cho bất kì ai, nhưng một số người sẽ muốn kìm hãm thói quen này bởi vì điều này thường được cho là không hề bình thường. Thế nên, trước khi muốn ngưng nói chuyện một mình, bạn hãy tự hỏi: đây có thật sự là một vấn đề không?

2. Nguyên nhân gây ra nói chuyện một mình

Nói chuyện một mình không hẳn là bất thường và đa số mọi người sẽ làm điều này với các mức độ khác nhau. Các phương tiện truyền thông khiến cho mọi người nghĩ rằng nói chuyện một mình trông như hành vi điên khùng nhưng thật sự đôi lúc điều này chỉ giúp chúng ta suy nghĩ và làm việc với một ý tưởng. Dù do bất cứ lý do gì, sau khi một người im lặng quá lâu họ thường phải bộc bộ ra ngoài suy nghĩ của mình.

Đa phần chúng ta nói chuyện một mình là khi chúng ta cô đơn. Điều này sẽ giúp phá vỡ sự im lặng bằng các âm thanh, hay chỉ để cho vui nhưng thật ra các suy nghĩ phát ra âm thanh có thể hữu ích khi muốn tìm ra các ý tưởng mới và những ý nghĩ này như tiếng nói thật sự. 

Nói thành tiếng là một phần mở rộng của những suy nghĩ bên trong gây ra khi một lệnh vận động bị kích hoạt không chủ đích.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu hay bệnh trầm cảm kích hoạt các suy nghĩ phát thanh này mặc dù họ đang làm những công việc không liên quan gì. Sức khỏe tâm thần của chúng ta dựa vào cả 2 khả năng là kích hoạt suy nghĩ thích hợp để làm một công việc nào đó và ức chế những ý nghĩ không thích hợp – âm thanh tinh thần.

Trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn nói chuyện một mình

Khi việc nói chuyện một mình trở nên không thể kiểm soát, người đó như đang chìm vào một tình trạng mơ màng, thể hiện các lời nói lộn xộn và trong những bối cảnh không phù hợp đó có thể là biểu hiện của một bệnh tâm thần ví dụ như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.... 

3. Làm thế nào để ngưng nói chuyện một mình

Nếu bạn muốn ngưng nói chuyện một mình sau đây là một số phương pháp đơn giản bạn có thể thử.

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính khiến chúng ta nói chuyện một mình thường là không ai bên cạnh trong một thời gian. Thế nên cách tốt nhất để tránh nói chuyện chuyện một mình là nói chuyện với một người khác để có được tương tác xã hội thích hợp. Tất nhiên cô đơn vì bất kì lý do gì không dễ dàng chút nào, thế nên hãy gọi điện cho ai đó đến với bạn, nói chuyện để giảm việc tự nói.

Một cách khác là nghe nhạc. Cách này sẽ xóa trộn việc tự độc thoại bên trong do lời nhạc và ngăn bạn tự nói. Cùng lúc đó hãy cố hát theo nhạc, việc này sẽ giúp bạn được nói thành tiếng, bài tập này giảm ham muốn được nói và bạn sẽ có thể sẽ không nói chuyện một mình nữa. Nếu nói chuyện một mình là cách bạn phá vỡ sự im lặng xung quanh, thì đây là cách thay thế khá hay.

Nghe nhạc là cách tốt để bạn ngưng nói chuyện một mình

Bạn cũng có thể mở ti vi, coi ti vi hoặc chỉ để có tiếng động xung quanh để bạn không cảm thấy cô đơn và khiến căn phòng trở nên rộn ràng. Xem ti vi hay đọc sách một mình khiến bạn tập trung tinh thần thế nên bạn sẽ không nói chuyện một mình do não bạn đã có việc khác để làm.

Các phương pháp trên có thể ngưng việc nói chuyện một mình của bạn. Đơn giản bạn cứ cố gắng làm việc gì đó để bản thân nhớ rằng không tự nói chuyện nữa [bạn có thể nhai kẹo cao su để giữ cho miệng bạn bận rộn và không thể nói]. Nhưng hãy luôn nhớ rằng phải tự hỏi bản thân: bạn có cần ngưng việc tự nói này không?

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nói chuyện một mình thật sự là một vấn đề khi những gì bạn nói những nội dung mang tính phá hoại và nguy hiểm. Việc tự nói tích cực thì ổn, nhưng nếu bạn nói những điều buồn hay những thứ tiêu cực đó có thể là một bất ổn và có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm. 

Hoặc bạn như đang chìm vào một tình trạng mơ màng, thể hiện các lời nói lộn xộn và trong những bối cảnh không phù hợp. 

Nếu bạn hoặc người thân bị như thế đừng ngại tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được trò chuyện cũng như kiểm tra để tìm ra liệu rằng bạn có đang có một vấn đề nào đó không đặc biệt là khi việc này kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự giúp đỡ. Các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và giả quyết vấn đề của bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề