Ví dụ về vai trò của marketing đối với xã hội

Marketing xã hội là việc áp dụng các hoạt động tiếp thị để phân tích, đánh giá, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình nhằm mục tiêu chăm sóc và cải thiện đời sống xã hội của cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Thực chất, hình thức Marketing xã hội đã được áp dụng ở nước ngoài từ lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lạ lẫm với hình thức Marketing này.

Một ví dụ điển hình của Marketing xã hội tại Việt Nam chính là chiến dịch Vươn cao Việt Nam của LifeBouy. Dựa trên insight đó là niềm tự hào dân tộc và mong muốn nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam, Vinamilk đã tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành trên cả nước. Mục tiêu của chiến dịch không chỉ nhắm vào lợi nhuận mà còn góp phần hỗ trợ cho những trẻ em khó khăn, sinh sống tại vùng sâu vùng xa và không có điều kiện để uống sữa thường xuyên. Nhờ ý tưởng đánh đúng vào insight mà Vươn cao Việt Nam đã trở thành chiến dịch Marketing thành công nhất của Vinamilk.

Lý do doanh nghiệp nên áp dụng Marketing xã hội 

Tạo hình ảnh đẹp cho thương hiệu

Một trong những lợi ích đầu tiên của Marketing xã hội đó là khả năng nâng cao hình ảnh thương hiệu. Bằng cách đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề chung của xã hội, doanh nghiệp thể hiện mình không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Và các doanh nghiệp có trách nhiệm luôn tạo được ấn tượng tốt trong lòng công chúng.

Một trong số những doanh nghiệp thường xuyên áp dụng Marketing xã hội chính là  Unilever. Kể từ khi tuyên bố tập trung vào các hoạt động Marketing xã hội, tập đoàn đa quốc gia này đã tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng và khách hàng mục tiêu thông qua hàng loạt chiến dịch tiếp thị xã hội đến từ các nhãn hàng con như Lifebouy [Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn], Omo [Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn], P/S [Bảo vệ nụ cười Việt Nam]… Mỗi một chiến dịch đều được đầu tư và truyền thông rộng rãi.

Xây dựng chuỗi giá trị có lợi cho doanh nghiệp

Nhiều người thường nghĩ, Marketing xã hội chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng mà không có đóng góp gì cụ thể cho lợi nhuận hay doanh số của doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Marketing xã hội không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội mà còn là cách để doanh nghiệp tạo nên lợi thế kinh doanh và chuỗi giá trị có lợi cho mình.

Doanh nghiệp cần có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận đó phải đi kèm với giá trị cho xã hội và cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng cũng phải tạo một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Tức là, doanh nghiệp và cộng đồng phải đồng phát triển với nhau.

Dễ thuyết phục, dễ thành công

Các chiến dịch Marketing xã hội dễ dàng tạo sự đồng cảm nơi khách hàng. Bởi lẽ, những vấn đề mà doanh nghiệp góp phần giải quyết cũng là những vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp nhắm tới tại Việt Nam không phải là những vấn đề quá nhạy cảm. Ví dụ như rửa tay sạch để phòng tránh vi khuẩn, ăn chín uống sôi để chống dịch bệnh, uống sữa để phát triển thể chất…Đó là những vấn đề cơ bản mà mọi quốc gia đều có.

Chúng ta không phải đối mặt với các vấn nạn chính trị hay tôn giáo như phân biệt chủng tộc, chiến tranh giữa các dân tộc hay chiến tranh tôn giáo… Nhờ đó, công đoạn xây dựng  ý tưởng và thực thi chiến dịch cũng dễ dàng hơn, doanh nghiệp không phải cố kị nhiều hay lo sợ phản ứng trái chiều từ dư luận. Chỉ cần tìm đúng insight cùng quá trình lên kế hoạch và thực thi bài bản, kỹ lưỡng là bạn đã có được một chiến dịch Marketing xã hội hiệu quả.

Vừa tạo được hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp, lại mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, Marketing xã hội chính là hình thức Marketing cần được nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.

Theo truyenthongonline

Vai trò của marketing

Vai trò của marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.

 Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.

>>>Xem thêm: Quảng cáo Facebook Ads là gì? Những kiến thức cơ bản cần lưu ý 2020

Vai trò của marketing đối với người tiêu dùng

Vai trò của marketing giúp sáng tạo ra nhiều loại và chủng loại hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từng khách hàng. Marketing nghiên cứu xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm với hình thức và đặc tính cụ thể để định hướng cho những người lập kế hoạch sản xuất thực hiện.

– Có tính hữu ích về địa điểm khi sản phảm có mặt đúng nơi có người cần mua nó.

– Lợi ích về mặt sở hữu xuất hiện khi kết thúc hành vi mua bán, khi đó người mua có toàn quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm.

– Tạo ra tính hữu ích về thông tin bằng việc cung cấp thông tin cho khách hàng qua các thông điệp quảng cáo, thông điệp của người bán hàng.

Vai trò của marketing đối với xã hội

– Là sự cung cấp một mức sống đối với xã hội. Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối ta thấy rằng hiệu quả của hệ thống đưa hàng hóa từ từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề phúc lợi xã hội.

>>>Xem thêm: Rèn luyện những kỹ năng nào trong ngành SEO ?

Mục tiêu của Marketing

Mục tiêu của Marketing

Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu sau: [Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, tr.19].Thỏa mãn khách hàng: Là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với doanh nghiệp, qua đó thu phục thêm khách hàng mới.Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp doanh nghiệp đối phó tốt các thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.

Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp doanh nghiệp tích lũy và phát triển.

Chức năng của Marketing

Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để quản trị Marketing, cụ thể là:Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: Dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; Tập hợp các thông tin để quyết định các vấn đề về Marketing.Mở rộng phạm vi hoạt động: Lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới [Th.S Nguyễn công Dũng, 2005, tr.19]. Phân tích người tiêu thụ: Xem xét và đánh giá những đặc tính,

yêu cầu, tiến trình mua của người tiêu thụ; Lựa chọn nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực Marketing vào.

Marketing là gì?

Marketing hay còn gọi là Tiếp thị, là quá trình khiến người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này xảy ra thông qua nghiên cứu thị trường, phân tích, tìm hiểu kỹ càng về mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp thị liên quan đến tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp, bao gồm phát triển sản phẩm, phương thức phân phối, bán hàng và quảng cáo.

Marketing là gì?

3 mục đích chính của tiếp thị:

  1. Thu hút sự chú ý của một thị trường mục tiêu.
  2. Tạo điều kiện cho quyết định mua của khách hàng tiềm năng.
  3. Cung cấp cho khách hàng một hành động cụ thể, ít rủi ro và dễ thực hiện.

Với các mục đích này, phiếu giảm giá, bán hàng hoặc cách các sản phẩm được hiển thị, là một phần của quá trình tiếp thị. Tiếp thị là nền tảng của mọi doanh nghiệp, mục tiêu chung là bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn.

Các chiến dịch như phát tờ rơi, quảng bá trên phát thanh và truyền hình, email, digital marketing, bản tin, thông cáo báo chí…vv.. là các loại hình tiếp thị được sử dụng nhiều hiện nay. Các công ty bán hàng qua internet tối ưu hóa các trang web để tần suất xuất hiện cao hơn trong các công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo. Một số công

Bài viết trên đã cho các bạn biết về vai trò của marketing. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm:Sponsored là gì? – Quảng cáo Facebook được tài trợ 2020

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo [ websolutions, baocaothuctapmarketing, … ]

Video liên quan

Chủ Đề