Tại sao thức dậy lại đau đầu

Đau đầu chắc chắn không phải là điều mà mọi người thích thú, cho dù bạn bị đau vào buổi sáng hay buổi tối. Nhưng nếu bạn bị đau đầu khá thường xuyên thì có một số lý do cơ bản mà bạn có thể bỏ qua.

Dưới đây là 5 điều có thể gây ra cơn đau đầu vào buổi sáng, theo Times of India.

1. Bạn bị mất ngủ

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau đầu buổi sáng là mất ngủ hoặc ngủ không sâu. Ngay cả sau khi ngủ từ 7 đến 8 giờ vào ban đêm, nếu bạn không cảm thấy sảng khoái và nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi sáng, điều đó đơn giản có nghĩa là bạn không có được giấc ngủ chất lượng.

Để ngăn ngừa cơn đau đầu, trước tiên, bạn sẽ phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đau đầu thường xuyên cũng có thể là do chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều bị đau nửa đầu vào sáng sớm hoặc ban đêm. Nói chung, nó xảy ra vào cùng một khung thời gian.

Vì vậy, có nhiều khả năng cơn đau đầu vào sáng sớm của bạn thực sự là chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu có thể được kích hoạt do nhiều nguyên nhân và bạn phải kiểm soát chúng, theo Times of India.

3. Cơ bắp của bạn có thể bị căng

Đau đầu buổi sáng có thể do căng cơ ở cổ, có thể do gối bạn đang sử dụng hoặc tư thế ngủ của bạn. Gối nâng đỡ cổ và cột sống. Muốn vậy, bạn cần sử dụng loại gối phù hợp. Một chiếc gối mềm có thể gây rắc rối. Vì vậy, hãy kiểm tra gối và tư thế ngủ của bạn.

4. Bạn có thể nghiến răng vào ban đêm

Đau đầu vào buổi sáng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiến răng vào ban đêm.

Nghiến răng có thể tạo ra áp lực trong khớp thái dương hàm [TMJ], khớp nối hàm dưới với hộp sọ phía trước tai của bạn. Điều này dẫn đến căng thẳng, có thể gây đau đầu. Điều này cũng có thể gây đau hàm vào buổi sáng.

5. Có thể là điều nghiêm trọng

Trong một số trường hợp rất hiếm, đau đầu vào buổi sáng có thể do một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Nó có thể là do áp lực tăng lên do khối u não. Nếu khối u sưng lên, nó có thể làm tăng áp lực trong não và có thể gây đau đầu nhiều lần trong ngày. Nhưng đừng đánh giá quá mức tình hình của riêng bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn thường xuyên thấy đau đầu vào buổi sáng, theo Times of India.

Tin liên quan

 

 Cập nhập:28/04/2022

Thay vì có cảm giác sảng khoái, tràn đầy năng lượng, bạn lại thường đau đầu, choáng váng mỗi khi ngủ dậy? Các chuyên gia cho biết, nếu không tìm ra những yếu tố đang ảnh hưởng đến giấc ngủ và xử lý kịp thời, cơn đau đầu của bạn sẽ ngày càng gia tăng và có thể tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau đầu khi ngủ dậy

Một giấc ngủ ngon giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng đã mất sau một ngày làm việc, học tập. Tuy nhiên, không ít người đau đầu sau khi ngủ dậy khiến cơ thể mệt mỏi, uể ỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, cụ thể:

Nguyên nhân bệnh lý

Đau nửa đầu [Migraine]

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu khi ngủ dậy và thường xuất hiện ở nhóm người có độ tuổi từ 30-50. Cơn đau có thể gây ra ở nhiều khu vực khác nhau như đau nửa đầu trên, đau nửa đầu đỉnh, đau nửa đầu phải, đau nửa đầu. Theo thống kê, có khoảng 50% các cơn đau đầu xảy ra vào khoảng 4h – 9h sáng, đồng thời 30-50% những người đau nửa đầu đều bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đau đầu khi ngủ dậy khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc, học tập trong ngày

Các cơn đau nửa đầu, đau buốt hoặc nhói trong thời gian ngắn [thường dưới 1 giờ], đôi khi kéo dài một vài ngày cũng có thể gây đau vào buổi sáng như đau đầu, đau nhức đầu trong khi ngủ, đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu kịch phát, đau đầu do lạm dụng thuốc…

Mất ngủ

Mất ngủ thường khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc và ảnh hưởng đến chu trình của giấc ngủ. Tình trạng này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu khi ngủ dậy và tình trạng lừ đừ, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Thiếu máu não

Là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Từ đó, tế bào thần kinh thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của thiếu máu não là đau đầu khi ngủ dậy, chóng mặt, khó ngủ, trằn trọc ban đêm, ban ngày lại ngủ gà ngủ gật, ù tai, nghe kém, mờ mắt.

Các bệnh lý như đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu máu não… có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” là do các gốc tự do [chất oxy hóa] tấn công lên tế bào não. Gốc tự do được xem là nguồn gốc của sự lão hóa và bệnh tật. Gốc tự do không chỉ được sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể mà các yếu tố như thiếu ngủ, stress, dinh dưỡng kém, hút thuốc, uống bia rượu… cũng sẽ làm chúng tăng sinh quá mức.

Tại não, các gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, “bùng nổ” quá trình viêm và sản sinh ra các chất gây giãn mạch như nitric oxide và histamine. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, khiến mạch máu co giãn, biến đổi bất thường, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, đồng thời, cản trở máu lên não gây nên rối loạn vận mạch. Từ đó gây ra những cơn đau nhức đầu, đặc biệt là khi ngủ dậy, đồng thời gây mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, nếu tình trạng kéo dài không được khắc phục có thể gây đột quỵ.

ThS. Lâm Văn Chế

Trầm cảm, lo âu khiến đau đầu khi ngủ dậy

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, trầm cảm lo âu cũng là yếu tố gây ra triệu chứng đau đầu buổi sáng mạn tính. Ngoài ra, tình trạng trầm cảm, lo âu còn dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ dễ khiến cơ thể kiệt quệ, suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc.

Ngừng thở khi ngủ

Đây là tình trạng rối loạn bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ và triệu chứng đặc trưng là ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 3 giây trong khi ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, thức giấc nhiều lần, dễ gặp ác mộng và đau đầu vào buổi sáng do cơ thể thiếu oxy.

Để cải thiện bệnh này, người bệnh cần sử dụng một thiết bị đặc biệt như máy thở tạo áp lực dương liên tục.

Ngừng thở khi ngủ cũng là yếu tố gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Nghiến răng khi ngủ

Khớp thái dương hàm giúp kết nối hàm với hộp sọ. Do đó, nếu bạn tạo áp lực liên tục lên khớp đó bằng cách nghiến răng khi ngủ, bạn có thể bị đau đầu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ và xuất hiện gần hai bên thái dương. Cách điều trị phổ biến là sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng, ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc thở sâu để khắc phục tình trạng ngủ nghiến răng.

2. Nguyên nhân khác

Môi trường

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường quá ồn ào, chật hẹp, không thoáng đãng là một trong những yếu tố dẫn đến ngủ dậy bị đau đầu. Ngoài ra, bạn cần tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, tối và yên tĩnh. Bạn có thể sử dụng đèn ngủ có cường độ ánh sáng phù hợp [ánh sáng dịu nhẹ, ưu tiên ánh sáng vàng] vì ánh sáng có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra melatonin – loại hormone có tác dụng điều khiển giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn, ngăn ngừa được tình trạng đau đầu sau khi thức dậy.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đau đầu sau giấc ngủ trưa là nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy vì ngủ ngay tại phòng làm việc hoặc tại xưởng. Tiếng ồn từ bàn phím máy vi tính, tiếng click chuột, tiếng máy hoạt động hoặc ngay cả tiếng sột soạt, hay tiếng thì thầm của những người trong phòng cũng làm giấc ngủ của bạn không được ngon. Đôi khi chính bạn cũng có cảm giác không biết mình có ngủ được hay không.

Tư thế ngủ cũng có thể làm ngủ dậy bị nhức đầu

Cần chú ý không nằm gối quá cao vì làm cho cơ cổ bị cứng, gập gây khó thở và đau đầu. Không nên nằm sấp vì khi này, ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi và không cung cấp đủ oxy khi ngủ.

Sử dụng các thiết bị điện tử

Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn vừa khó ngủ, vừa khiến eo hẹp thời gian ngủ. Trong khi đó, thức khuya, ngủ trễ, thiếu ngủ chính là thủ phạm gây ra những cơn đau đầu khi ngủ dậy.

Sử dụng các chất kích thích

Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas…là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vì cafein chứa trong đó vừa là chất gây kích thích vừa có tính lợi tiểu nên làm phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó gây đau đầu sau khi thức dậy.

Nhiều người nghĩ uống rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn như điều này lại không đúng. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 6 ly rượu  [1 ly rượu khoảng 100ml] trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc và ngủ lại rất khó khăn.

Thời gian ngủ quá mức

Một giấc ngủ được cho là đảm bảo tiêu chuẩn nên kéo dài từ 7-8 tiếng vào ban đêm và 30-60 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời gian ngủ vượt quá mức cho phép. Lúc này cơ thể sẽ đi từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu và giai đoạn này sẽ gây ức chế khu thần kinh trung ương, khiến lượng máu lên não giảm và sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại. Do đó, khi thức dậy bạn sẽ thấy đau đầu, chóng mặt và toàn thân mệt mỏi.

Cách điều trị đau đầu khi ngủ dậy

Nếu không tìm cách khắc phục, tình trạng đau đầu khi ngủ dậy sẽ tăng dần theo thời gian và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để cải thiện tình trạng đau đầu khi ngủ dậy, trước hết bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị đau đầu cụ thể.

Các chuyên gia Nội thần kinh cho biết, đau đầu sau khi thức dậy xảy ra không thường xuyên có thể do giấc ngủ kém chất lượng. Một số mẹo giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

  • Ngủ đủ giấc, người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ trưa từ 30-60 phút.
  • Cần thiết lập đồng hồ sinh học cố định bằng cách cố gắng đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ nhất định mỗi ngày.
  • Tạo môi trường thoải mái cho giấc ngủ, đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh, xây dựng không gian ngủ với nệm và gối thoải mái. Phòng ngủ mát mẻ, dễ chịu trong khoảng 25 độ C để có giấc ngủ chất lượng.
  • Trước khi đi ngủ hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, tivi.
  • Cần loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, cà phê, socola, thuốc lá và các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng đau đầu khi ngủ dậy.

Người trưởng thành nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm để cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, một số dưỡng chất đặc biệt đã được nghiên cứu và chứng minh khả năng khi vào cơ thể sẽ tiến sâu vào bên trong não, chống lại tình trạng gốc tự do tăng sinh quá mức và nuôi dưỡng tế bào não khỏe mạnh.

Do đó, bổ sung các sản phẩm chăm sóc trí não có cơ chế chống gốc tự do gây hại cho mạch máu, đặc biệt giúp tăng cường máu lên não sẽ giúp giảm tình trạng đau đầu khi ngủ dậy. 

Các nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra: Blueberry và Ginkgo Biloba [có trong sản phẩm OTiV] chứa nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng rất cao. Đặt biệt, hai hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não giúp trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống tốc tự do của cơ thể. Nhờ đó, giúp ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, cho giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, sáng dậy tỉnh táo, yêu đời, giảm đau và phòng ngừa đau đầu khi ngủ dậy một cách an toàn và hiệu quả từ gốc. 


Video liên quan

Chủ Đề