Ví dụ điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp như thế nào?

Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán hiện hành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.

1.Ghi nhận doanh thu bán hàng

– Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

– Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;

+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó;

+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không.

– Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.

2.Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

– Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.

– Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.

– Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

3.Ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

– Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

– Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở:

+ Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;

+ Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;

+ Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.

>>>Xem thêm Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay là gì?

Ghi nhận doanh thu trong kế toán là gì? Đặc điểm của ghi nhận doanh thu trong kế toán? Ví dụ thực tế của ghi nhận doanh thu trong kế toán?

Ghi nhận doanh thu là khái niệm thể hiện một bước vô cùng quan trọng giúp cho người làm kinh doanh nắm được được kết quả kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết. Với những nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau tương ứng sẽ đem đến kết quả hoạt động kinh doanh là khác nhau. Liên quan đến vấn đề vừa nêu, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích về đặc điểm và ví dụ thực tế liên quan.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Ghi nhận doanh thu trong kế toán là gì?

Tất cả các giá trị các lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế khác mà doanh nghiệp thu về được thông qua các hoạt động của doanh nghiệp đó, trong trường hợp này ta gọi là doanh thu, ví dụ điển hình như: sản xuất, kinh doanh… Việc ghi nhận này có thể sẽ phải tuân theo chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán ở đây được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, yêu cầu mang tính cơ bản nhằm định hướng và hướng dẫn nhân viên làm kế toán có thể  nhận thức, ghi chép đồng thời phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong suốt quá trình đi vào hoạt động của doanh nghiệp mình. Từ cách phân tích này có thể hiểu: Ghi nhận doanh thu trong kế toán là việc ghi nhận, ghi chép tất cả các giá trị các lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế khác mà doanh nghiệp thu về được thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo chuẩn mực kế toán hiện hành, ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Từ những lập luận trên có thể thấy việc ghi nhận doanh thu là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong công tác kinh doanh đối với một doanh nghiệp. Việc ghi nhận đó phải dựa trên những nguyên tắc phù hợp trong ngành kế toán nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Trong một vài trường hợp thì nguyên tắc phù hợp có thể mâu thuẫn với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi đó ta phải căn cứ vào chất bản chất và các chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực và hợp lý nhất.

2. Đặc điểm của ghi nhận doanh thu trong kế toán 

Về thời điểm ghi nhận doanh thu trong kế toán, thời điểm có sự khác nhau tương ứng với các trường hợp, cụ thể như sau:

Đối với ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ thì thời điểm có thể xác định và ghi nhận doanh thu chịu thuế đó là thời điểm hoàn tất công việc cung ứng dịch vụ đến với các đối tường cần được cung ứng, hoặc cũng có thể là thời điểm thực hiện công việc viết hóa đơn dịch vụ. Giả sử rằng, nếu thời điểm viết hóa đơn diễn ra trước thì ta có thể lấy thì điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm viết hóa đơn, trừ trường hợp đối với các dịch vụ vận tải hàng không. Khác với doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động thương mại: có thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế chính là thời điểm thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho bên người mua. Tương tự, trong doanh thu bán bất động sản thì khi thực hiện việc bàn giao bất động sản, việc ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay việc quyết toán lại thuế và ghi nhận chi phí liên quan tời hoạt động bán bất động sản được trừ phụ thuộc vào mức khống chế sao cho phù hợp với quy định khi thuộc năm thứ nhất bàn giao bất động sản. Doanh thu trong hoạt động xây lắp: Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT của hoạt động xây lắp là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền chính.

Việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán mà nhà nước đã quy định, tùy thuộc từng lĩnh vực mà có những nguyên tắc khác nhau, cụ thể: Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;  Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các yêu cầu sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm lập báo cáo; Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch cũng như chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Xem thêm: Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn

Doanh thu từ hợp đồng kinh tế: Đây là trường hợp ghi nhận doanh thu phức tạp hơn vì hợp đồng kinh tế có thể sẽ bao gồm nhiều giao dịch, do đó việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu.

Doanh thu từ việc bán bất động sản: Với lĩnh vực Bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo các điều kiện sau: Bất động sản đã được hoàn thành toàn bộ cũng như bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hay quyền kiểm soát bất động sản; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản; Khi đủ các điều kiện nay, thì các doanh nghiệp lĩnh vực Bất động sản mới ghi nhận doanh thu của mình.

Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu của doanh nghiệp chính là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp là phí ủy thác đơn vị được hưởng. Đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hóa, doanh thu của doanh nghiệp là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.

3. Ví dụ thực tế về ghi nhận doanh thu trong kế toán

Một số ví dụ phổ biến như sau: Trường hợp 1: Nếu hợp đồng kinh tế quy định việc bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ sau bán hàng [ngoài điều khoản bảo hành thông thường], doanh nghiệp phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ; Trường hợp 2: Nếu hợp đồng quy định bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho người mua thì khi đó, doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong; Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hay chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với người mua. Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà kế toán sẽ phải linh động để ghi nhận doanh thu cho đúng với các quy định của nhà nước.

Trên đây là thông tin hữu ích về “Bảo hộ phá sản là gì?”, “Mục đích của bảo hộ phá sản” mà Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề