Vacxin viêm gan b bao nhiêu tiền

Trình tự tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:

  • Phác đồ 1: 0-1-2-12
    • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
    • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
    • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.
    • Liều thứ 4 tiêm cách liều thứ 3: 12 tháng.
  • Phác đồ 2: 0-1-6-18
    • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
    • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
    • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
    • Liều thứ 4 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ sau đó viêm gan B được nhắc lại cho trẻ trong vắc-xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B [5 trong 1 hay 6 trong 1] vào lúc 2,3,4 và 18 tháng tuổi.

Sau tiêm liều thứ 4 ít nhất 1 tháng có thể xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm virus viêm gan B không và hiện đã có đủ kháng thể kháng virus viêm gan B giúp bảo vệ trẻ chưa?

Lưu ý do vắc-xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B [HBsAb]. Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

3.2 Lộ trình tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho người lớn, trẻ lớn

  • Xét nghiệm trước khi tiêm: cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs [HBsAb] để biết đã bị nhiễm bệnh hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
  • Phác đồ tiêm: có thể chọn 1 trong 2 phác đồ
    • Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng [cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch].
    • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
    • Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml.

3.3. Lịch tiêm chủng nhanh

Dành cho các trường hợp cần hiệu quả bảo vệ nhanh như bị kim tiêm nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B đâm phải, chuẩn bị đi vào vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao....

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi 1 bảy [7] ngày
  • Mũi 3: Sau mũi 2 hai mươi mốt [21] ngày.
  • Mũi 4: nhắc lại sau mũi đầu tiên 12 tháng.

Các đối tượng bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên dừng tiêm vắc-xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ không có chống chỉ định tiêm vắc-xin này.

Thời kỳ ủ bệnh của viêm gan B dài, do đó có thể bệnh nhân đã bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng mà không biết. Do đó, vắc-xin không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan B trong trường hợp này.

Sự đáp ứng miễn dịch của vắc-xin phòng viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Độ tuổi: Nam giới trên 40 tuổi đáp ứng miễn dịch kém hơn
  • Bị béo phì
  • Bị đái tháo đường
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Đường tiêm không thích hợp: Như tiêm ở mông hay tiêm trong da
  • Người nhiễm HIV/AIDS.

Với các trường hợp trên thường có đáp ứng miễn dịch kém hơn, do đó nên cân nhắc liều tiêm bổ sung.

Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú: Các loại vắc-xin phòng viêm gan B được khuyến cáo không nên tiêm cho phụ nữ có thai. Nhưng với những phụ nữ có thai mà có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể tiêm được. Vắc-xin này không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.

Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B 3 mũi hay 4 mũi, vào thời gian nào được phân ra làm 3 trường hợp cụ thể như sau:

1.1. Trường hợp 1: Trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B

Theo nhiều nghiên cứu y học 90% những đứa trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B bị viêm gan B mãn tính. 25% trong số đó bị xơ gan, ung thư gan. Vì đây là bệnh lý nguy hiểm nên cần gấp rút tiêm phòng viêm gan B cho trẻ.

Đối với những người mẹ bị nhiễm viêm gan B, khi ra đời trong vòng 24h sau sinh trẻ bắt buộc phải tiêm đầy đủ 2 mũi.

  • Mũi thứ nhất là tiêm phòng viêm gan B bằng huyết thanh: Thời điểm tiêm tốt để tiêm ngừa huyết thanh là trong vòng 2 giờ sau sinh. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên mũi tiêm này giúp kháng thể đặc hiệu có nguồn gốc từ người hay động vật vào cơ thể để trẻ có thể chống lại virus viêm gan B. Trong y học, được gọi là miễn dịch thụ động. Vì là miễn dịch thủ động nên huyết thanh sẽ mất đi tác dụng nhanh chóng trong vài ngày. Vì thế, muốn bảo vệ cơ thể trẻ phòng bệnh lâu hơn cần phải có một loại miễn dịch khác chính là miễn dịch chủ động đặc hiệu. Miễn dịch này được tạo ra bằng cách tiêm vắc xin ngừa viêm gan B vào cơ thể trẻ.
  • Mũi thứ hai là tiêm phòng viêm gan B bằng vắc xin: Mũi này có tác dụng đưa kháng nguyên vào cơ thể để trẻ tự sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B. Kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, hoặc có thể là kháng nguyên của một vi sinh vật khác, có cấu trúc gần giống với kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh. Không giống với kháng thể có trong huyết thanh cơ thể trẻ có thể sử dụng được ngay, kháng thể trong vắc xin phải mất từ 7-14 ngày mới tạo ra được. Vì vậy sau 7- 10 ngày cơ thể trẻ mới được bảo vệ bởi vắc xin viêm gan B. Tiêm phòng viêm gan B bằng vắc xin mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh ở trẻ là 90- 95%.

Sau khi hai mũi sau sinh này, các bà mẹ nhớ lưu ý cho trẻ tiếp tục tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B còn lại để hoàn chỉnh tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ.

Tóm lại trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm các mũi sau sau khi ra đời để phòng ngừa viêm gan B:

1 Mũi huyết thanh phòng viêm gan B [trong vòng 24 giờ nhưng tốt là trong vòng 2 giờ sau sinh]

4 Mũi vaccine phòng viêm gan B:

  • Mũi đầu tiên: trong vòng 24h sau sinh
  • Mũi thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên [trẻ đúng 1 tháng tuổi]
  • Mũi thứ ba: 2 tháng sau mũi tiêm vắc xin đầu tiên [trẻ đúng 2 tháng tuổi]
  • Mũi thứ tư: 12 tháng sau mũi tiêm vắc xin đầu tiên [trẻ đúng 12 tháng tuổi]

1.2. Trường hợp 2: Trẻ có mẹ không bị nhiễm viêm gan B

Nếu trường hợp người mẹ không bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì phác đồ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ được tính như sau:

  • Mũi đầu tiên: Trong vòng 24h sau sinh.
  • Mũi thứ hai: 1 tháng sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên [trẻ đúng 1 tháng tuổi].
  • Mũi thứ ba: 6 tháng sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên [trẻ đúng 6 tháng tuổi].

Sau 12 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin thứ tư để nhắc lại vào trẻ đủ 16 - 18 tháng tuổi.

Lưu ý: Trong cả hai Trường hợp 1 và 2, trẻ có thể được chỉ định tiêm vắc xin phối hợp [vaccine xin 6 trong 1] có chứa kháng nguyên viêm gan B với lịch tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại một mũi khi trẻ được 16-18 tháng tuổi [Tổng cộng 4 mũi cho một phác đồ vắc xin 6 trong 1 cho trẻ].

1.3. Trường hợp 3: Trẻ thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm

Trẻ khi sinh ra nếu có mẹ không bị nhiễm viêm gan B nhưng lại thuộc các nhóm đối tượng sau thì việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan B cần phải xem xét để hoãn lại:

  • Trẻ sinh non, sinh khó, không đủ 2000gr tại thời điểm tiêm vắc xin, trẻ bị dị tật hoặc đang được theo dõi ở hồi sức sơ sinh.
  • Mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, sốt cao hoặc mắc bệnh dị ứng miễn dịch.
  • Mẹ đang bị sốt, nước ối bẩn, có nguy cơ nhiễm trùng chu sinh.

Thời gian hoãn tiêm không quá 7 ngày sau khi sinh. Số mũi tiêm là 3 mũi bình thường như những trẻ thuộc nhóm đối tượng có mẹ không bị nhiễm viêm gan B.

Không phải cứ tiêm 3 hoặc 4 mũi cơ bản là nghiễm nhiên trong cơ thể của trẻ sản sinh đủ kháng thể vì hiệu quả của kháng thể còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thực tế, kháng thể có thể suy giảm theo thời gian, thông thường tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sẽ có hiệu quả tốt trong khoảng thời gian từ 5-10 năm. Chính vì vậy, sau khoảng thời gian này gia đình nên cho trẻ đi kiểm tra lại lượng kháng thể HBsAb. Trong trường hợp kháng thể HBsAb

Chủ Đề