1 người uống được bao nhiêu lít rượu?

Ông Nguyễn Phương Nam, cán bộ Văn phòng WHO tại Việt Nam cho biết, năm 2005 trung bình một người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 3,8 lít cồn nguyên chất mỗi năm. Năm năm sau, con số này tăng lên 6,6 lít. Năm 2017, mỗi người Việt trên 15 tuổi bình quân uống 8,3 lít cồn nguyên chất.

Một lít cồn nguyên chất tương đương 2,5 lít rượu hoặc 20 lít bia. Như vậy một người Việt uống 8,5 lít cồn, tức khoảng 21 lít rượu hoặc 170 lít bia. Tuy vậy không phải người trên 15 tuổi nào cũng uống bia rượu. Do đó theo các chuyên gia, mức cồn trung bình trên người uống bia rượu thực tế cao hơn con số 8,5 lít.  Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng ở Việt Nam chủ yếu đàn ông uống rượu bia, nữ giới sử dụng rất ít. Đặc biệt, có đến hơn một nửa nam giới uống nhiều bia rượu ở mức nguy hại [trung bình 6 cốc bia hơi cho một lần ngồi uống]. 

Việt Nam hiện xếp thứ 3 châu Á cùng với Thái Lan về mức tiêu thụ rượu bia, sau Hàn Quốc, Lào và cao hơn nhiều nước khác như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ... 

Mức tiêu thụ đồ uống có cồn đang tăng nhanh tại Việt Nam. Ảnh: Au.k

Việt Nam đang soạn thảo dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia. Dự luật gồm 6 chương, 22 điều, trong đó có đề xuất các biện pháp giảm tác hại, giảm mức tiêu thụ, kiểm soát việc cung cấp rượu bia... Dự thảo dự kiến trình Quốc hội vào tháng 8.

WHO nhấn mạnh, phòng ngừa tác hại của rượu bia bằng cách kiểm soát giá, thuế; quảng cáo, khuyến mại, tài trợ; cấp phép các điểm bán và thời gian bán. Kiểm soát giá được coi là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát, giảm tiêu thụ rượu bia. Nghiên cứu cho thấy nếu tăng giá bán 25% thì giảm 11% nhu cầu sử dụng rượu bia. 

Nhiều nước hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có cồn. 50% quốc gia quy định điểm bán, giờ bán. Tại Thuỵ Điển, nhà nước độc quyền cung cấp rượu bia thông qua 431 điểm bán; chỉ mở cửa 10h sáng đến 6h chiều. Tại Phần Lan, nhà nước cũng độc quyền tại hơn 300 điểm bán.

Rượu bia là đồ uống có khả năng gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia mà tùy thuộc vào giới, tuổi, đặc điểm sinh học, mức độ, cách uống... Dù chỉ uống dưới một lon bia 330 ml mỗi ngày vẫn có thể liên quan đến 7 loại ung thư phổ biến hiện nay là vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng... Rượu bia cũng có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác.

Chi phí kinh tế trực tiếp cho điều trị 6 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam, trong đó có 5 bệnh liên quan đến sử dụng rượu bia [ung thư gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú] lên tới hơn 25.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% tổng GDP năm 2012. Khoảng 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần dành điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ước tính gần một tỷ USD năm 2010.

Bác sĩ Néang Reththa, khoa Tiêu hóa - Huyết học, Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang, cho biết uống rượu nhiều và lâu ngày là nguyên nhân chính gây nên các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

Rượu gây độc cho gan phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là lượng cồn trong rượu. Lượng cồn càng nhiều, độc tính càng cao. Nồng độ cồn trong một số loại rượu lưu hành phổ biến như dòng whisky, voska, rượu gạo là 40%. Tức, mỗi 30 ml rượu có khoảng 10 g cồn. Cứ 100 ml rượu vang có khoảng 10 g cồn, nồng độ 4,8%, thì mỗi 250 ml bia chứa khoảng 10 g cồn.

Phụ nữ dễ bị tổn thương gan do rượu bia hơn nam giới. Nam giới uống trên 80 g cồn [tương đương 240 ml rượu gạo; hai lít bia] và nữ uống trên 60 g cồn [180 ml rượu gạo] mỗi ngày, uống liên tục 10 năm thì nguy cơ mắc xơ gan đến 12-15%.

"Ngày nào cũng uống rượu bia, nhất là khi đói khiến gan không có thời gian phục hồi. Gan nhiễm độc nhanh, thải độc chậm", bác sĩ Néang Reththa nói.

Đặc biệt, cơ địa người bẩm sinh thiếu enzym acetaldehyde dehydrogenase 2 [yếu tố bảo vệ gan] cũng góp phần làm cho gan bị tổn thương khi uống rượu quá liều, kéo dài. Thiếu hụt enzym này làm chất độc acetaldehyde sinh ra sau khi uống rượu bia bị ứ đọng, chậm được chuyển thành acetate. Dấu hiệu ở những người này là họ thường đỏ mặt khi uống đồ có cồn.

Rượu bia là thức uống không có lợi cho sức khỏe. Chúng là nguyên nhân trực tiếp gây nên hơn 30 bệnh lây nhiễm và 200 bệnh tật khác. Ảnh: Henryford.

Cơ chế sinh bệnh gan được bác sĩ lý giải: 70 đến 85% lượng rượu đưa vào cơ thể sẽ được hấp thu ở tá tràng và phần trên của ruột non. Chỉ có khoảng 20% được hấp thu bởi niêm mạc dạ dày. Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất, hơn 90%. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận.

Người nghiện rượu thường bị nhiều bệnh gan cùng lúc, gồm nhiễm mỡ lẫn viêm gan và xơ gan, họ ít khi bị đơn lẻ một bệnh. Trong đó, gan nhiễm mỡ hay gặp nhất, chiếm trên 90%, là dấu hiệu báo trước viêm gan, xơ gan. Tuy nhiên, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể hồi phục, hệ quả xấu sẽ không xảy ra khi bệnh nhân ngừng uống rượu.

Viêm gan do rượu có tỷ lệ thấp hơn và gặp ở người uống nhiều rượu, kéo dài. Bệnh nhân viêm gan do rượu sẽ tiến triển dần, từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến suy giảm chức năng gan. Biểu hiện điển hình gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, sụt cân, đau bụng và vàng da. 50% người bệnh sẽ sốt cao tới 39 độ C. Viêm gan dẫn đến gan to và đau, có thể kèm to lách. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị trướng cổ, phù, chảy máu và bệnh não gan.

Những triệu chứng này có thể giảm dần khi kiêng rượu. Tuy nhiên, việc uống rượu tái diễn cùng chế độ ăn kém dinh dưỡng dễ dẫn đến các đợt viêm gan cấp lặp đi lặp lại với các biểu hiện của gan mất bù, có thể dẫn tới tử vong.

"Cách duy nhất để phòng ngừa bệnh gan do rượu là không uống tất cả các loại rượu. Đối với trường hợp nghiện rượu, cần đến các trung tâm hỗ trợ cai nghiện", bác sĩ Néang Reththa nhấn mạnh.

Bác sĩ cũng lưu ý người bệnh bị nhiễm virus viêm gan C càng nên tránh uống rượu để giảm nguy cơ viêm gan nặng hơn và xơ gan.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] từng cảnh báo "người Việt uống quá nhiều bia rượu". Thống kê năm 2017 cho thấy, trung bình một người Việt từ 15 tuổi trở lên uống 8,3 lít cồn nguyên chất mỗi năm, tương đương 21 lít rượu hoặc 170 lít bia. Tỷ lệ này nhiều hơn người Trung Quốc và gấp bốn lần người Singapore. Cũng trong năm 2017, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu, tương đương 72 triệu lít cồn và gần 4,1 tỷ lít bia, tương đương với 161 triệu lít cồn.

WHO ước tính Việt Nam phải bỏ ra gần 26.000 tỷ đồng để điều trị 6 loại ung thư phổ biến liên quan đến rượu bia [gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú, cổ tử cung]. Ngoài ra, cần 50.000 tỷ đồng để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông do rượu.

1 người uống được bao nhiêu rượu?

Mức độ uống rượu càng nhiều, nguy cơ tử vong càng tăng. Đối với nam giới, không nên uống quá 14 đơn vị trong 1 tuần. Nếu uống rượu bia, chỉ nên uống ở mức vừa phải: nam giới không quá 3 đơn vị rượu / ngày, nữ giới không quá 2 đơn vị rượu/ ngày.

Trung bình 1 người uống bao nhiêu lít rượu?

Như vậy nếu tính bình quân năm 2020, mỗi người Việt Nam tiêu thụ tới 15,72 lít rượu, bia. Trước đó, trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, lượng tiêu thụ rượu bia bình quân hầu như không thay đổi nhiều. Mức tiêu thụ bình quân giao động từ 0,9 đến 1 lít/người/tháng].

Uống bao nhiêu rượu thì say?

Từ 0,16 – 0,20g cồn trong 100mL máu: Đây là con số nồng độ cồn của người say rượu, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng. Từ 0.21 – 0,30g cồn trong 100mL máu: Bắt đầu ngộ độc rượu, nôn, không tự chủ được bản thân.

1 đơn vị rượu là bao nhiêu?

Theo công thức chung, 1 đơn vị rượu sẽ chứa từ 8 - 14g là rượu nguyên chất. 1 đơn vị = 1 chén rượu vang 125ml hoặc 270ml bia, hay tương đương 1 chén rượu mạnh thể tích 30ml [cồn 40%].

Chủ Đề