Ưu và nhược điểm của việc học trải nghiệm ở Tiểu học

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 lần đầu được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với tư cách không phải môn học mà là một hoạt động giáo dục đặc thù, bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều trường học ở khu vực miền núi lại gặp một số khó khăn khi triển khai thực hiện.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh Trường THCS thị trấn Quan Hóa với chủ đề 1: Trường học của em. [Ảnh nhà trường cung cấp]

Cơ sở vật chất thiếu, điều kiện tổ chức hạn chế…

Hiện nay, tất cả các trường cấp THCS trên địa bàn tỉnh đang sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6, bộ sách Cánh Diều. Cuốn sách này quán triệt sâu sắc tư tưởng mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống. Từ đó, góp phần hình thành năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Theo phân phối chương trình, một tuần có 3 tiết học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Ở Trường THCS thị trấn Quan Hóa [Quan Hóa], do chưa có giáo viên chuyên trách nên chủ yếu dạy kiêm nhiệm. Theo đó, 3 tiết học này được phân cho 3 người đảm nhiệm: Tiết 1 [sinh hoạt dưới cờ] do ban giám hiệu điều hành; tiết 2 [sinh hoạt chủ đề] do cô giáo dạy nhạc phụ trách; tiết 3 [sinh hoạt lớp] là giáo viên chủ nhiệm.

Tiếp cận với hoạt động giáo dục mới này, bên cạnh những thuận lợi như học sinh hứng thú học tập, giáo viên được tìm tòi, mở mang kiến thức thì vẫn còn gặp một số khó khăn. Giáo viên âm nhạc Trường THCS thị trấn Quan Hóa Nguyễn Thị Thùy Linh, cho rằng: “Rất nhiều khó khăn đặt ra. Thứ nhất, giáo viên thiếu, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này chưa đáp ứng được. Thứ hai, trên địa bàn huyện không có nhiều địa điểm để tổ chức trải nghiệm, học tập; nếu có thì khoảng cách xa, điều kiện đưa các em đi rất khó. Trong khi đó, kinh phí tổ chức không có, vì vậy, chúng tôi chỉ có thể... cho các em đi chăm sóc, thắp hương nghĩa trang liệt sĩ của xã”.

Theo thầy giáo Nguyễn Mạnh Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Thành Minh [Thạch Thành], học sinh nhà trường rất háo hức với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Ở đó, các em được thể nghiệm các cảm xúc tích cực, vận dụng kinh nghiệm đã có của bản thân qua các chủ đề. Sự ủng hộ của giáo viên, phụ huynh, là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khó khăn cũng không ít. “Có những chủ đề, đòi hỏi sự tương tác giữa học sinh với môi trường bên ngoài, nhưng các em chỉ có thể tiếp cận với sách giáo khoa và trong lớp học. Lớp học cũng không có ti vi, máy chiếu… Bên cạnh đó, địa bàn huyện ít cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, nên việc tổ chức tham quan còn hạn chế, hơn nữa kinh phí tổ chức cũng không có để thực hiện. Vì vậy, đến lúc này, nhiều học sinh nhà trường vẫn chưa được đặt chân đến Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, hay Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh”, Hiệu trưởng Trường THCS Thành Minh, Nguyễn Mạnh Thắng cho biết.

Giải pháp

Ở cấp THCS, chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động phát triển cá nhân, lao động vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.

Đứng trước những khó khăn đối với hoạt động giáo dục này, phòng giáo dục và đào tạo các huyện ở miền núi đã đưa ra nhiều giải pháp, như chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng chương trình học, chú ý đến việc vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để học sinh vẫn được trải nghiệm và đạt được yêu cầu bài học. Chú trọng các hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp và lồng ghép tích hợp với các môn học khác sao cho vừa hợp lý vừa hiệu quả.

Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành: “Để khắc phục những khó khăn, chúng tôi tăng cường sinh hoạt chuyên môn cụm trường để giáo viên có cơ hội bồi dưỡng, học tập và trao đổi nghiệp vụ. Ngoài ra, chỉ đạo các nhà trường phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh thực hiện với yêu cầu 100% phụ huynh biết về ý nghĩa của môn học để cùng tham gia với con khi học sinh thực hiện trải nghiệm ở nhà”. Còn theo ông Lò Đức Liêm, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa: “Trong những năm học tới, phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện để hỗ trợ kinh phí hoặc xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học để học sinh có điều kiện học tập tốt hơn”.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 được xem như phương tiện “dạy người” trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đây cũng là cơ hội để học sinh tự tin hơn trước các tình huống thông qua 9 chủ đề, như: Thầy cô - người bạn đồng hành; Tiếp nối truyền thống quê hương… Tuy nhiên, trong điều kiện còn khó khăn, thiết nghĩ, sự quan tâm để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động giáo dục này phải được đặt lên hàng đầu, nhất là khi việc xã hội hóa để có nguồn kinh phí trải nghiệm tham quan, học tập là điều không dễ thực hiện đối với các trường học khu vực miền núi…

Vi An

          Theo P.GS-TS. Đinh Thị Kim Thoa: HĐTN là những hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [HĐGDNGLL] song HĐTN phong phú hơn cả nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

          Thực tế, các trường Tiểu học tổ chức HĐGDNGLL dưới các hình thức động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, … qua đó cũng giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản, phù hợp với sự phát triển chung. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc tổ chức HĐGDNGLL trong trường Tiểu học hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, còn nhiều khó khăn về kinh phí, hiệu quả giáo dục chưa rõ ràng về năng lực cũng như phẩm chất. Vậy đối với môn học HĐTN khi thực hiện sẽ như thế nào? Với góc nhìn cá nhân của một CBQL trường TH, tôi nhận thấy:

          *Những khó khăn và lo ngại:

          HĐTN là môn học hoàn toàn mới, bắt buộc có phân hóa ở trường Tiểu học. Mặc dù các trường được giao chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng trong công tác chỉ đạo thực hiện.

          HĐTN chỉ đạt mục tiêu khi GV thiết kế tốt kế hoạch khoa học, có tính khả thi cao và sử dụng các phương pháp hợp lí, hiệu quả. Ngoài ra, GV cần có các kĩ năng quản lí học sinh hoạt động ngoài nhà trường an toàn, vui tươi, lành mạnh kèm theo năng khiếu điều hành. Tuy nhiên, hiện nay rõ ràng đội ngũ GV chưa thể đáp ứng được về lượng cũng như chất. Một số trường Tiểu học GV còn thiếu, có GV còn ngại đổi mới, chưa thiết tha với HĐTN vì dạy học môn này đòi hỏi đầu tư công sức,thời gian.

          Thêm nữa, HĐTN có thể tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau tùy vào quy mô, nội dung. Với những địa điểm xa, đòi hỏi kinh phí di chuyển, phương tiện xe cộ, ăn uống cho  học sinh khá cao, công tác huy động xã hội hóa không dễ đôi lúc dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là lạm thu.

          Việc lựa chọn các công trình, di tích tổ chức HĐTN cũng cần bàn. Các địa điểm trên địa bàn tỉnh còn ít, một số nơi chưa đảm bảo được tính nhân văn, tính lịch sử, có nơi có người thuyết minh nhưng có nơi không có, việc trải nghiệm dễ bị hình thức. Cơ hội tiếp cận kiến thức của học sinh chưa được đảm bảo.

          Sắp tới bộ sách HĐTN cũng được xuất bản, đầu sách tăng kèm theo kinh phí mua sắm sách giáo khoa cũng tăng, đây cũng là gánh nặng của phụ huynh nhất là HSDTTS.

          Cuối cùng việc tổ chức đánh giá cho học sinh như các môn học khác, liên quan đến việc đổi mới đánh giá, nhà trường và GV không tránh khỏi khó khăn.

          *Đề xuất hướng đi:

          Một là, nhận định được tính tích cực của môn học, từng bước khắc phục khó khăn, CBQL trường Tiều học làm tốt công tác đổi mới quản lí, giáo dục. Chủ động trong chỉ đạo để đáp ứng mục tiêu đặt ra. Tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về nội dung, chương trình, xác định hướng đi mới... Dự kiến trước những khó khăn, nguyên nhân cơ bản để có định hướng giải pháp thực hiện khả thi. Biết lắng nghe, trưng cầu ý kiến, huy động trí tuệ tập thể, xây dựng kế hoạch dài hạn, phân chia từng giai đoạn. lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp với tình hình trường lớp và đội ngũ.

          Hai là, thành lập tổ tư vấn, tập huấn kĩ năng xây dựng kế hoạch dựa trên nền tảng tổ chức HĐGDNGLL theo tài liệu hướng dẫn Bộ giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Lựa chọn những tập huấn viên, giáo viên có năng lực và kinh nghiệm để tham gia tập huấn các cấp. Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch có sự tham gia của học sinh và ý kiến đóng góp của CMHS, có sự thống nhất chỉ đạo chung của nhà trường. Khuyến khích GV có các hình thức tổ chức sáng tạo, khám phá, tương tác, phân hóa đối tượng… và sử dụng các phương pháp dạy học huy động 100% học sinh tham gia, khơi gợi các em suy nghĩ về những trải nghiệm, phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, … Cách thức tổ chức theo hướng trải nghiệm. Tăng cường công tác truyền thông tác động GV thay đổi nhận thức tích cực, gắn với những nội dung, phương pháp thực hiện cụ thể, sát thực. CBQL đồng hành cũng GV trong quá trình đổi mới.

          Ba là, CBQL hoặc GV có kế hoạch tuyên truyền, phân tích rõ những ích lợi khi học sinh tham gia trải nghiệm. Phối hợp với các bộ phận chặt chẽ, lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đầy đủ về thời gian, địa điểm, đặc biệt là kinh phí. Có sự thảo luận thống nhất rõ ràng với các bộ phận, đặc biệt là CMHS. Kêu gọi sự đồng thuận từ phía CMHS hỗ trợ đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn. Huy động nhà hảo tâm, mở cơ chế cho CMHS góp sức người, sức của trên tinh thần tự nguyện. Chú ý tính vừa sức, phù hợp với tình hình địa phương. Quản lí thu chi chặt chẽ. Tránh trường hợp lạm thu trong nhà trường.

          Bốn là, cần tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể có liên quan để thực hiện. Cần có sự thống nhất về danh sách các công trình, di tích, các nơi các em đến. Đảm bảo tính thuận lợi,an toàn có ý nghĩa lịch sử và tính nhân văn sâu sắc. Chú trọng công tác thuyết minh tuyên truyền, nếu không sẽ hình thức, vô bổ.

          Năm là, đổi mới công tác phối hợp, phát huy 100% CMHS tham gia, hiến kế. Phân tích rõ được tính ưu việt khi được học tập môn học HĐTN, thông qua HĐTN học sinh có kinh nghiệm, kĩ năng sống, năng lực cơ bản, đồng thời cũng được trải nghiệm về cảm xúc từ đó điểu chỉnh cảm xúc cá nhân hướng cá nhân phát triển toàn diện. Tuyên truyền với CMHS hiểu đây cũng là môn học được đánh giá như các môn học khác. Có ý kiến đề xuất hỗ trợ từ các phía đối với HDDBDTTS.

          Sáu là, mạnh dạn đề xuất với các cấp lãnh đạo về việc việc tập huấn đánh giá môn học HĐTN, nội dung tinh gọn, tránh rườm rà, cồng kềnh hồ sơ; nhất quấn trong đánh giá; cách ghi chép học bạ cụ thể, mô tả được năng lực của từng cá nhân học sinh.

         Với sự nhận diện về những khó khăn và đề xuất hướng đi trước thềm đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đối với môn học HĐTN nói riêng, hy vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diền theo Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm

Video liên quan

Chủ Đề