Uống thuốc sau bảo lâu thì được nằm

Cũng giống như cuộc đời của một con người, thuốc cũng có quá trình sinh, lão, bệnh, tử khi chu du khắp cơ thể người và cuối cùng được đào thải sau khi hoàn thành sứ mạng của nó. Hãy xem hành trình của thuốc như thế nào trong cơ thể chúng ta.


Khi ta phải bắt buộc dùng thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc để bổ sung sự thiếu hụt (như thiếu insulin gây bệnh đái tháo đường) hoặc làm giảm sự thừa thãi một chất nào đó (như mỡ máu bị tăng cao) nhằm điều chỉnh lại sư cân bằng của cơ thể, ta phải đưa thuốc vào trong cơ thể nhờ con đường cho thuốc. Có nhiều con đường cho thuốc dựa vào các dạng bào chế để con người sử dụng như: thuốc dạng uống hoặc ngậm (dưới lưỡi); thuốc dạng tiêm chích (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch…); thuốc bôi ngoài da; thuốc bơm hít (khí dung) vào hầu họng; thuốc đạn đặt trực tràng; thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi...

Sau khi đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường đã nêu, thuốc sẽ di chuyển vào trong máu để đến các cơ quan và các mô trong cơ thể, đặc biệt tiến thẳng tới phần cơ thể bị bệnh. Từ đó, thuốc sẽ gây ra tác dụng gọi là hiệu ứng dược lý như phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ thuốc và các chất chuyển hóa của nó ra ngoài cơ thể.


Uống thuốc sau bảo lâu thì được nằm


Cũng giống đời người có sinh, bệnh, lão, tử, số phận thuốc trong cơ thể có các giai đoạn: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.
Thuốc được hấp thu như thế nào?

Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm chích. Tiêm tĩnh mạch (viết tắt IV) vì đưa thuốc thẳng vào trong mạch máu nên cho tác dụng nhanh nhất, nhanh hơn tiêm bắp (IM) và tiêm dưới da (SC). Thuốc tiêm, đặc biệt tiêm tĩnh mạch, có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính. Trong trường hợp cấp cứu hay bệnh nhân hôn mê không thể dùng đường uống thì mới dùng đường tiêm.

Thuốc dùng phổ biến là thuốc uống. Tùy dạng thuốc uống (viên nén trần, viên nén bao, viên nang, thuốc uống lỏng như sirô, nhũ dịch, hỗn dịch…) mà sự hấp thu thuốc vào cơ thể nhanh chậm khác nhau. Khi thuốc uống vào miệng, đi qua thực quản và đi vào dạ dày, một số sẽ bắt đầu hòa tan trong khi dạng thuốc lỏng thì đã hòa tan sẵn. Một vài loại thuốc sẽ được hấp thụ tại dạ dày, số khác sẽ di chuyển vào ruột non. Điều này tùy thuộc vào lớp áo bao của viên thuốc. Nhiều loại thuốc có lớp áo bọc đặc biệt nhằm bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi axít dạ dày hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh không cho thuốc tác động trực tiếp gây hại dạ dày (viên nén bao tan ở ruột chứ không tan ở dạ dày). Thuốc viên nang dạng con nhộng có khi cũng có cách thức bảo vệ dạng này, do vậy người bệnh không nên mở viên nang để lấy thuốc bên trong uống. Thuốc được xử lý bởi dạ dày có thể tan hoàn toàn hoặc không tan sẽ được chuyển vào ruột non. Từ đây, thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non ở ba nơi: tá tràng, hỗng tràng hoặc hồi tràng. Thuốc được hấp thu từ ruột non sẽ di chuyển vào trong máu.

Nếu uống thuốc cùng với bữa ăn, có sự tương tác thuốc uống với thức ăn có thể làm thuốc không hoặc chậm hấp thu. Vì vậy, cần lưu ý có 4 loại thuốc uống: loại nên uống vào lúc bụng no, loại uống vào lúc bụng đói, loại nên uống cùng với bữa ăn, và loại uống tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc.

Thuốc được phân bố trong hệ tuần hoàn như thế nào?

Thuốc vào được trong máu sẽ theo dòng máu nhờ nhịp đập của tim để luân chuyển khắp cơ thể, giai đoạn này gọi là sự phân bố của thuốc. Khi phân bố trong máu đi khắp nơi, thuốc muốn gây ra tác dụng dược lý phải được đưa đến cơ quan đích, nơi đáp ứng với tác dụng dược lý đó. Sự phân bố của thuốc bị ảnh hưởng bởi chính đặc tính của thuốc (như kích thước phân tử, tính thân mỡ hay tính thân nước của thuốc…) và phụ thuộc vào tính chất của cơ quan đích mà thuốc sẽ di chuyển tới, như có thuốc qua được hàng rào máu não, có thuốc thấm vào trong mô xương…

Một số cơ quan đích rất khó cho thuốc thâm nhập, bao gồm dịch não tuỷ, xương, mắt. Một số thuốc có khả năng phân bố vào các cơ quan đích này tốt hơn các thuốc khác. Người ta phải chọn lựa các thuốc có khả năng phân bố tốt, ví dụ, bác sĩ cho dùng kháng sinh là các cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim hay ceftriaxon) phân bố tốt vào dịch não tủy khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở vùng não tủy (như viêm màng não).
Rất cần biết thuốc có được phân bố vào nhau thai hoặc sữa mẹ hay không và với lượng bao nhiêu, vì cần quan tâm đến tác dụng có thể có của thuốc trên bào thai và đứa trẻ đang bú mẹ có thể gây hại.

Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Khi thuốc theo máu đi khắp nơi và đến gan thì được chuyển hóa. Gan là cơ quan chính cho việc chuyển hóa thuốc. Rất nhiều thuốc được chuyển hóa tại gan nhờ các enzym (men) chuyển hóa thuốc làm nhiệm vụ chuyển hóa.

Gan luôn xem thuốc là chất độc và chuyển hóa thuốc thành các chất chuyển hóa không còn độc, dễ tan trong nước để thận loại chất đó qua nước tiểu ra khỏi cơ thể.


Uống thuốc sau bảo lâu thì được nằm

Đôi khi gan chuyển hóa thuốc thành chất chuyển hóa có độc tính, ví dụ paracetamol. Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt, được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Chuyển hóa paracetamol được xúc tác bởi enzym chuyển hóa thuốc gọi là cytochrom P450, hình thành chất chuyển hóa trung gian là N-acetyl benzoquinoneimin. Khi sử dụng với liều thông thường, chất này sẽ nhanh chóng được khử độc tính bởi glutathion (do gan tiết ra) và thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng liều quá cao, không đủ glutathion khử độc tính, lượng N-acetyl benzoquinoneimin tạo thành tăng lên, thâm nhập vào tế bào gan, gây hoại tử gan. Chính vì vậy, tuyệt đối không được dùng quá liều paracetamol để trị cảm sốt.
Gan thải trừ thuốc bên trong cơ thể bằng cách chuyển hóa, thận thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu

Sau khi chuyển hóa ở gan, ngoài thải trừ qua đường tiểu, các chất chuyển hóa của thuốc còn được thải trừ qua mật để theo phân ra ngoài. Có nhiều thuốc còn được chuyển hóa thêm ở ruột và sẽ được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận.

Enzym chuyển hóa một thuốc ở gan có thể bị ức chế (làm cho mất tác dụng) hoặc cảm ứng (làm cho tăng tác dụng) bởi thuốc dùng chung. Vì vậy, người ta rất lưu ý vấn đề tương tác thuốc ở giai đoạn chuyển hóa thuốc. Như kháng sinh erythromycin ức chế enzym chuyển hóa thuốc trị hen suyễn theophylin dẫn đến nồng độ theophylin cao hơn trong máu. Điều này có nghĩa người bệnh sẽ bị tăng độc tính của theophylin nếu dùng chung với erythromycin. Ngược lại, kháng sinh rifampicin gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc “tránh thai đường uống” và dẫn tới giảm nồng độ thuốc tránh thai, đôi khi làm mất tác dụng tránh thai nếu hai thuốc này dùng chung. Các thuốc vừa kể phải uống cách xa trong khoảng thời gian cần thiết.

Khi suy giảm chức năng gan, chuyển hóa các thuốc bị suy giảm. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ thuốc trong máu gây độc. Vì vậy, trong trường hợp suy giảm chức năng gan thầy thuốc tránh dùng các thuốc chuyển hóa qua gan hay phải hiệu chỉnh liều thuốc dùng thấp hơn bình thường.

Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể như thế nào?

Các cơ quan chính liên quan đến việc loại bỏ thuốc là gan và thận. Về cơ bản, những cơ quan này sẽ sàng lọc ra các thuốc được xem là độc hại. Gan sẽ chuyển hóa tức phá vỡ thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng hóa học và sinh học phức tạp tạo thành các chất chuyển hóa. Những chất chuyển hóa có thể độc hại cần phế thải này được trữ trong gan cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển đến thận. Trong thận, các chất chuyển hóa lại được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.

Có thể nói, một chức năng của gan và thận là thải trừ thuốc. Gan thải trừ thuốc bên trong cơ thể bằng cách chuyển hóa, còn thận thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cách bài tiết qua nước tiểu. Gan thận là cơ quan thải trừ thuốc chính của cơ thể. Nhiều thuốc còn được thải trừ qua đường ruột (qua phân), da (qua mồ hôi), phổi (hơi thở), sữa, tóc. Người ta đã phát hiện độc chất asen (thạch tín) trong tóc của Napoléon sau 150 năm chôn ông để kết luận là ông bị đầu độc!

Khi chức năng cơ quan thải trừ (gan thận) bị suy giảm thì thuốc bị tích lũy lâu trong cơ thể và nguy cơ bị độc tính lớn hơn. Cũng giống như suy gan, trong trường hợp suy thận rất cần giảm liều thuốc dùng.

Tóm lại, khi thuốc vào trong cơ thể, nó có cuộc hành trình bắt đầu từ “sinh” là bắt đầu hấp thu vào cơ thể, “lão, bệnh” là phân bố, chuyển hóa, và cuối cùng “tử” là sự thải trừ nó ra khỏi cơ thể. Điều quan trọng là ta dùng thuốc như thế nào giúp hành trình của thuốc suôn sẻ an toàn, không gây ra cái gọi là tai biến do thuốc xảy ra cho ta.

Theo SKĐS online.

Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị. Dưới đây là thời điểm dùng thuốc cho một vài loại thuốc người bệnh hay sử dụng:

Uống thuốc sau bảo lâu thì được nằm

Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị. Dưới đây là thời điểm dùng thuốc cho một vài loại thuốc người bệnh hay sử dụng:

1/ Các thuốc thường dùng trước bữa ăn sáng:

Thuốc bổ sung sắt: Uống thuốc bổ sung chất sắt với một ly nước cam hoặc khi bụng đói sẽ tạo điều kiện hấp thu tốt sắt. Môi trường acid giúp hấp thu sắt tốt hơn, khi bụng đói mà bổ sung sắt có thể gây cảm giác buồn nôn, nên dùng kèm với một ít thức ăn. Sắt cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, cản trở sự hấp thu các canxi, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, vitamin tổng hợp và kháng sinh. Nếu bạn dùng nhiều thuốc ngoài việc bổ sung sắt, cần  trao đổi với dược sĩ về tất cả thuốc đang dùng.

Thuốc điều trị tăng huyết áp: Huyết áp thường cao hơn vào buổi sáng. Thuốc huyết áp thường được kê uống vào buổi sáng để ổn định huyết áp cho người bệnh.

Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp: Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoạt động tốt nhất khi uống lúc bụng đói. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác - ngay cả các sản phẩm không kê đơn như vitamin tổng hợp - nên tham khảo ý kiến ​​dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

Chứng trào ngược acid và ợ nóng: Để đạt hiệu quả điều trị trào ngược acid và ợ nóng, nên dùng thuốc trước khi ăn. 

Thuốc điều trị loãng xương: Phần lớn các loại thuốc trị loãng xương được sử dụng liều đầu tiên vào buổi sáng khi bụng đói, có thể là liều hàng tuần hoặc hàng tháng. Có một số loại thuốc điều trị loãng xương được sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ, nhưng không được kê đơn thường xuyên như thuốc uống buổi sáng, hàng tuần hoặc hàng tháng.

2/ Các thuốc thường dùng sau khi ăn sáng

Vitamin tổng hợp: Ăn sáng xong, đã đến lúc uống vitamin tổng hợp hàng ngày của bạn . Hàm lượng chất béo trong bữa ăn sẽ giúp các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) của thuốc được hấp thụ.Vitamin tổng hợp cũng có thể cung cấp năng lượng, vì vậy hãy dùng nó để khởi đầu ngày mới. Nếu bạn đang sử dụng cùng lúc các chất bổ sung sắt, canxi, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoặc kháng sinh, có thể có một cuộc chiến hấp thu trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Dược sĩ có thể đề nghị chuyển vitamin tổng hợp sang sau bữa ăn trưa và tách biệt thuốc buổi sáng để giúp cơ thể bạn chuyển hóa từng loại thuốc. 
Thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng: Nghẹt và các triệu chứng dị ứng phổ biến như ngứa mắt thường tồi tệ hơn vào buổi sáng. Uống những viên thuốc này sau khi ăn sáng sẽ giúp làm sạch xoang, vì vậy bạn sẽ cảm thấy bớt tắc nghẽn trong ngày. Nên tránh dùng các loại thuốc này vào buổi chiều hoặc tối, nó làm bạn tỉnh táo, khiến bạn trằn trọc và khó ngủ.

Probiotic: Luôn uống men vi sinh sau khi ăn. Thức ăn trong dạ dày của bạn sẽ giúp men tiêu hóa phát huy tác dụng. Nếu bạn uống men vi sinh khi bụng đói, môi trường acid có thể đe dọa sự sống của men vi sinh.

Thuốc điều trị viêm khớp: Dùng thuốc điều trị viêm khớp trước hoặc sau khi ăn sáng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng trong ngày. Nhiều đơn thuốc điều trị viêm khớp có liều thứ hai có thể uống sau bữa ăn tối để đảm bảo rằng người bệnh thức dậy giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động.

Thuốc lợi tiểu:  Uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng cho phép cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa vào ban ngày, nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh giấc ngủ bị gián đoạn ban đêm do tác dụng phụ của thuốc. 

3. Thuốc nên dùng sau bữa ăn tối

Thuốc điều trị tăng cholesterol máu: Gan chuyển hóa phần lớn cholesterol trong khi ngủ vào ban đêm; uống thuốc sau bữa tối sẽ giúp duy trì mức cholesterol ổn định trong máu.

4. Thuốc nên dùng trước khi đi ngủ

Thuốc ngủ: Để ngăn ngừa ngủ trưa quá giấc và đạt hiệu quả tốt nhất nên uống thuốc ngủ ngay trước khi đi ngủ.

Lời khuyên hữu ích

Trước khi bắt đầu dùng kháng sinh theo toa, hãy trao đổi kỹ với dược sĩ của bạn để tránh tác dụng phụ khó chịu hoặc nguy cơ giảm hiệu quả nếu dùng sai cách. Mỗi loại kháng sinh có hướng dẫn riêng về liều lượng, tương tác với thực phẩm và các loại thuốc khác.

Khi dùng thuốc, không nên tự ý dùng bưởi hoặc nước ép bưởi mà không nói chuyện với dược sĩ trước. Trái cây có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc bao gồm cả thuốc tim mạch. 

Liều bổ sung:  nhiều loại thuốc cần được uống nhiều lần một ngày. Khi dùng bất kỳ thuốc kê đơn, hoặc thuốc không kê đơn, luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc luôn hỏi ý kiến của dược sĩ, bác sĩ của bạn.

Nguồn: https://www.besthealthmag.ca/best-you/ask-your-pharmacist/the-best-time-of-day-to-take-your-medication/

Người dịch: DS. Huỳnh Phương Thảo - Khoa Dược Bệnh viện Nhân dân 115


Page 2

Uống thuốc sau bảo lâu thì được nằm

19/04/2022 16:32

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ, là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống, là kỹ thuật cao của châm cứu Việt Nam.