Uống thuốc bắc sau sinh kiêng gì

Kiêng kỵ khi uống thuốc bắc là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi sử dụng, sao cho vừa phát huy hiệu quả thuốc một cách tốt nhất lại có thể tránh được những ảnh hưởng ngoài mong muốn, đặc biệt là tác dụng phụ. Không chỉ vậy còn phải dựa trên đặc tính và vị của thuốc để lựa chọn thực phẩm phù hợp, nhằm đạt được công năng chữa bệnh của từng loại thuốc.

Do vậy khi sử dụng thuốc bắc người bệnh cũng cần phải thận trọng sắc đúng thuốc, đúng bệnh, sử dụng và chế biến đúng theo quy trình, cách thức được lương y hướng dẫn và nhanh chóng điều trị bệnh sớm mau khỏi, sớm phục hồi. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như biết các lưu ý cần tránh, các kiêng kỵ khi uống thuốc bắc hãy cùng Mom.vn tham khảo một số thông tin được chia sẻ dưới đây.

Uống thuốc bắc có tác dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Ảnh: Internet

1. Kiêng kỵ khi uống thuốc bắc với thực phẩm nào?

Cũng giống việc dùng bất kì loại thuốc nào khác, việc tránh những loại thực phẩm không phù hợp sẽ giúp cho quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, hạn chế phản ứng phụ và có lợi cho sức khỏe. Bạn nên lưu ý những loại thực phẩm như:

Những loại thuốc giải cảm có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược nên kiêng ăn các loại thực phẩm có tính chua, mặn. Bên cạnh đó thuốc có mật ong thì không nên ăn hành.

Đồng thời những loại thuốc có tính giải nhiệt, giải độc thì nên tránh ăn hải sản như tôm, cua, nhộng, ngao, lòng trắng trứng bởi tính protein điển hình sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, dễ gây phong ngứa.

Mỗi bệnh sẽ có những cách chuẩn đoán và các vị thuốc khác nhau. Ảnh: Internet

2. Tránh dùng thuốc tăng cường tiêu hóa

Ngoài việc hạn chế thực phẩm khi dùng một số thuốc cũng nên lưu ý khi sử dụng những loại có tác dụng tăng cường tiêu hóa trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc bắc.

Các loại thuốc trợ tiêu hóa như pepsin, oancreatin, viên đa men không thể dùng chung với đại hoàng và cũng như một số loại thuốc bắc đã bào chế có đại hoàng trong đó như viên giải độc ngưu hoàng, viên giải nhiệt… Bởi đại hoàng sẽ gây ức chế đối với các loại thuốc trị tiêu hóa dạng enzyme.

Không những thế các loại thuốc này cũng không thể dùng chung với thuốc bắc, có acit ellagic [thuốc thuộc da] như ngũ bội tử, hỗ trượng, tủ kim đinh sẽ tạo kết tủa và làm mất tác dụng thuốc.

Cũng nên lưu ý đến quá trình chế biến và sử dụng thuốc để điều trị tốt hơn. Ảnh: Internet

3. Một số lưu ý khác

Đối với việc kiêng kỵ khi uống thuốc bắc trong quá trình dùng thực phẩm bạn cũng nên chú ý những thức ăn có nhiều dầu mỡ, có kích thích, gây nóng cho cơ thể như ớt, tiêu, rượu…Mặt khác cũng không ăn những loại đồ lạnh, đồ tanh như ốc, rau sống, thịt trâu…

Ngoài ra trong thời gian điều trị người dùng thuốc bắc cũng không nên uống sữa, nước trà sẽ gây cản trở khi hấp thụ thuốc, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thăm khám chữa bệnh.

Song song vấn đề kiêng kỵ khi uống thuốc bắc người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ ăn đưa ra, liều lượng sử dụng thuốc, cách nấu và dùng mỗi ngày để phát huy công dụng tốt nhất giúp cơ thể nhanh phục hồi. Cân nhắc các loại thuốc không được dùng rau quả trữ nước như đậu xanh, giá đỗ, cải bẹ…Đặc biệt tính đắng của thuốc bắc khó uống nhưng không nên bỏ đường để dễ uống hơn vì các nguyên tố sắt, tạp chất, canxi khi kết hợp với những thành phần hóa học trong thuốc sẽ gây nên những phản ứng biến chất, kết tủa…và những hiện tượng khác làm phân giải thành phần hữu ích của một số loại thuốc.

Lý Ngân – Tổng hợp

Có thế bạn quan tâm :

Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc. Sắc thuốc là một quá trình thủy phân, chiết xuất các hoạt chất có trong thuốc dưới tác động của nhiệt độ, nước. Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc Đông y, cần sắc thuốc đúng cách trên cơ sở khoa học, vừa phải nắm vững nguyên tắc cũng như vận dụng linh hoạt cụ thể vào từng bệnh, người bệnh.

Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại, kể cả ấm nhôm, để sắc thuốc vì trong các vị thuốc có nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy, đặc biệt là tanin sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc. Khi sắc, nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay cho lần đầu. Những lần sắc sau thì nên giảm lượng nước hơn lần trước một chút.

Cách sắc thuốc: Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước sạch 15 - 30 phút để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra dễ dàng và rút ngắn thời gian sắc thuốc. Nếu là thuốc bổ, nên sắc 3 lần, để lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60 - 90 phút.

Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà, nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10 - 20 phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho vào khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, mật ong sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng. Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy, cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.

Uống lúc nào là hiệu quả?

Bệnh ở thượng tiêu [các bệnh tim, phổi...] nên uống thuốc sau khi ăn. Bệnh ở trung hạ tiêu [gan, mật, dạ dày, bàng quang...], thuốc bổ nên uống trước khi ăn. Bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm, chưa ăn. Bệnh ở xương tủy cần uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối. Thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói.

Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần. Thuốc thang nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm. Nếu là thuốc giải cảm, khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu là thuốc hàn [lạnh] để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng. Người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.

Những kiêng kỵ khi uống thuốc

Kiêng kỵ nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc, vì vậy, khi uống thuốc Đông y nên kiêng. Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, chạch, cá trê. Thịt chó không nên ăn khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai; kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh; kiêng thịt heo khi thuốc có ké đầu ngựa.

Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống, lạnh. Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng. Khi uống thuốc, không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Thuốc bắc là phương pháp y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh, do các bài thuốc này rất dễ sử dụng và giá thành không quá cao. Có rất nhiều người thắc mắc uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng? Uống thuốc bắc có tốt không, cần kiêng gì?... Tất cả sẽ được giải đáp sẽ được chia sẻ dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Thuốc bắc hay còn gọi là các loại thuốc Đông Y, muốn sử dụng thì bạn cần phải thực hiện sắc thuốc và uống khi còn ấm. Thuốc bắc được làm từ các thảo dược thiên nhiên, các bộ phận của cây thuốc hoặc cũng có thể lấy từ động vật cho nên sẽ khá an toàn và có công dụng chữa trị bệnh tật cho cơ thể.

1. Uống thuốc bắc có tốt không?

Thuốc bắc có năm vị chính đó là ngọt, cay, mặn, đắng, chua với các hoạt tính khác nhau như mát, lạnh, nhiệt, ấm, bình nên tác dụng rất tốt cho người sử dụng đặc biệt trong việc bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị chữa một số bệnh khác nhau.

Uống thuốc bắc để bồi bổ sức khỏe: Có rất nhiều người chọn các vị thuốc như uống nhân sâm, linh chi, tam thất… để giúp tăng cường sức đề kháng.

Ngay cả các trường hợp phụ nữ mang thai mong muốn mẹ và bé đều được khỏe mạnh cũng dùng thuốc bắc theo chỉ dẫn của thầy thuốc Đông Y.

Tuy nhiên ở tất cả các trường hợp sử dụng thuốc bắc với nhiều mục đích khác nhau cũng đều cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc, những người có trình độ chuyên môn để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy đến với người dùng.

Xem thêm các bài viết liên quan

Thuốc bắc được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành, hiệu quả và sự tiện dụng

2. Uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng?

Có nhiều người dùng thuốc bắc băn khoăn uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng? thì Cao Đẳng Điều Dưỡng Hà Nội xin chia sẻ như sau:

  • Thời gian mang  lại hiệu quả của thuốc bắc sẽ không được tức thì như thuốc tân dược. Cho nên khi đã lựa chọn thuốc bắc thì bạn nên kiên trì sử dụng để ngấm thuốc và điều trị từ từ. Tuy nhiên nếu trong thời gian dài mà không thấy tình hình sức khỏe, bệnh tật được cải thiện thì bạn nên tham khảo ý  kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Ngoài ra tác dụng của thuốc bắc còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng sức khỏe của từng người. Do đó thời gian thuốc phát huy tác dụng cũng không giống nhau.

3. Uống thuốc bắc có béo lên không?

Thắc mắc của nhiều người ngay cả những trường hợp đang muốn giảm cân hoặc tăng cân đều lo lắng. Thuốc bắc được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu nên sẽ cung cấp cho cơ thể một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng nên sẽ giúp người bệnh ăn ngon hơn, cải thiện giấc ngủ… nên khi uống thuốc bắc trọng lượng cơ thể của người dùng có thể sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp để tăng cân mà nó chỉ cung cấp các dưỡng chất dồi dào cho cơ thể để giúp ăn ngon miệng hơn, an thần… Do đó nếu bạn muốn tăng cân cũng không nên dùng quá nhiều thuốc bắc vì có thể sẽ gây tác dụng phụ. Vì còn tùy thuộc vào cơ địa từng người, có người dùng tăng cân nhưng cũng có những người dùng thì tuyệt đối không tăng cân.

Nó sẽ phát huy tối đa công dụng của nó nếu bạn làm theo đúng những lời khuyên từ y bác sĩ cũng như sắc thuốc bắc và uống thuốc bắc đúng. 

4. Uống thuốc bắc kiêng gì?

Hiệu quả sau quá trình dùng thuốc sẽ được tăng cao hơn nếu bạn kiêng kỵ tốt một số điều như:

Không thêm đường vào thuốc bắc

Biết rằng thuốc bắc không dễ uống đối với nhiều người do có vị đắng, chát, tuy nhiên bạn cũng không được tùy tiện thêm đường vào thuốc.

Có rất nhiều các thành phần trong thuốc bắc nên rất dễ xảy ra các phản ứng hóa học khiến cho chúng bị kết tủa, biến chất, gây ra vẩn đục, lắng đọng… Chính các điều này sẽ khiến cho thuốc không phát huy tốt tác dụng và có thể còn gây hại đến sức khỏe.

Theo ghi nhận thì đã có nhiều trường hợp bị ngộ đôc vì cho thêm đường vào thuốc bắc.

Không dùng chung thuốc bắc với thuốc tây

Sử dụng 2 loại thuốc cùng lúc sẽ gây ra tương tác làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị, nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó không được tự ý kết hợp thuốc bắc với thuốc tây vào điều trị bệnh khi chưa có chỉ định từ những người có năng lực chuyên môn.

Các vị thuốc giải cảm

Trong quá trình điều trị các triệu chứng cảm mà người bệnh do nguyên nhân nào đó không thể dụng thuốc tân dược và cần phải đổi sang dùng thuốc bắc thì cần kiêng các thực phẩm như:

Kiêng ăn chua, mặn. Vì chua, mặn có thể gây phản tác dụng của thuốc.

Trong thuốc bắc có chứa mật ong thì nên kiêng ăn hành vì hành sẽ làm giảm bị ngọt và mùi thơm của thuốc, làm suy giảm tác dụng nhuận bổ của mật ong.

Khi dùng các thuốc thanh nhiệt, giải độc

Uống thuốc bắc nên kiêng ăn gì? Trong quá trình điều trị các loại thuốc chống dị ứng thì nên hạn chế các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng… những thức ăn đó có thể trở thành nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt cầm máu, giải độc

Tiếp tục giải đáp cho băn khoăn uống thuốc bắc kiêng ăn gì?.  Thì đối với các trường hợp bạn đang dùng thuốc bắc để thanh nhiệt, giải độc, cầm máu thì cần kiêng các chất mang tính kích thích, có vị cay, nóng như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó.

Các bệnh nhân bị xuất huyết như chảy máu bất thường… thì không nên uống thuốc khi nóng và hạn chế việc dùng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích để có thể cầm máu tốt hơn.

Khi dùng thuốc bắc bạn cần phải kiêng một số thực phẩm để đạt hiệu quả tốt hơn

Khi dùng thuốc chống nôn

Người hay có các triệu chứng nôn khan, buồn nôn thì nên kiêng ăn các thực phẩm tươi sống, lạnh hoặc tanh.

Nếu đã uống thuốc xong mà vẫn bị nôn thì hãy thử mẹo lấy nhánh gừng sống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho vào đun sôi, uống ấm để cải thiện tình hình.

Uống thuốc điều khí huyết

Cũng tương tự như với trường hợp người đang dùng thuốc chống nôn thì cần kiêng ăn những thực phẩm sống, lạnh vì có thể gây ra đầy hơi.

Khi sắc thuốc cũng cần đun nhỏ lửa để không làm ảnh hưởng đến các vị khí và nên uống khi thuốc đang còn hơi ấm.

Tóm lại, khi sử dụng thuốc Bắc sẽ khác với các loại thuốc tân dược là bạn cần phải kiêng khem một số thực phẩm để cơ thể bạn nhanh chóng được hồi phục, khỏe mạnh và đặc biệt không xảy ra các phản ứng của thuốc hay những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc bắc

Nhằm đạt kết quả cao sau quá trình dùng thuốc bắc thì người dùng cần lưu ý một số điều như:

  • Thường xuyên thăm khám, tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước và trong quá trình điều trị bằng thuốc bắc.
  • Tuân thủ theo đúng liều lượng, tần suất được chỉ định của những người có năng lực chuyên môn.
  • Sắc thuốc đúng cách và sử dụng siêu được nung bằng đất. siêu bằng đất sẽ hạn chế được biến đổi về thành phần trong thang thuốc và không gây độc hại cho sức khỏe.
  • Đa phần các liều thuốc bắc sẽ được thầy thuốc chỉ định dùng lúc bụng không quá đói cũng không quá no. Nhưng sẽ có loại thuốc điều trị các bệnh lý về đường ruột thì sẽ uống vào lúc đói.
  • Nên chia đều thời gian uống thuốc trong cùng một ngày để thuốc có thể phát huy tác dụng điều trị bệnh trong suốt cả ngày.
  • Có chế độ kiêng cữ trong ăn uống đúng cách theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi uống thuốc bắc. Khi bạn có ý định sử dụng thuốc bắc thì nên đến các cơ sở Đông Y uy tín để được thầy thuốc thăm khám và kê toa phù hợp hơn.

Video liên quan

Chủ Đề