Ước nguyện của nhà thơ trong mùa xuân nho nhỏ

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ


I. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ [Chuẩn]

1. Mở đoạn

Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong 2 khổ thơ 4,5 của bài.

2. Thân bài

- Ước nguyện dâng hiến:+ Muốn làm "con chim hót", "một cành hoa" thơm, một "nốt trầm" để dâng lên cho cuộc đời những thanh âm rộn rã, màu sắc tươi đẹp nhất.+ Điệp từ "ta làm" đã nhấn mạnh được khát khao hòa nhập, dâng hiến cho đất nước, cuộc đời chung.+ Đại từ "ta" được thể hiện trong câu thơ không chỉ thể hiện tâm nguyện của tác giả mà mở rộng ra, đó còn là khát vọng chung của rất nhiều người.

→ Khát khao dâng hiến của nhà thơ bình dị mà chân thành.

- Lí tưởng sống cao đẹp:+ Ông muốn đóng góp cho cuộc đời tất cả những gì đẹp đẽ nhất, dù là khi còn trẻ "khi hai mươi" hay khi mái đầu đã bạc "khi tóc bạc".+ Điệp từ "dù" không chỉ là lời khẳng định chắc chắn mà còn là lời tự hứa của nhà thơ về ước nguyện dâng hiến mùa xuân nhỏ của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước.

+ Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" trong khổ thơ cuối cùng mang ý nghĩa ẩn dụ, đó là tuổi xuân của con người, đó cũng là phần đẹp nhất mà nhà thơ Thanh Hải muốn "dâng cho đời".

3. Kết đoạn

Nhận xét về ước nguyện của nhà thơ


II. Bài văn mẫu đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ


1. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 1 [Chuẩn]

Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải không chỉ mở ra trước mắt người đọc bức tranh sống động về mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước mà còn gửi gắm những suy nghĩ và ước nguyện thật đẹp. Trong khổ 4,5 của bài, Thanh Hải đã bộc lộ niềm khát khao dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất cho mùa xuân chung của đất nước. Nhà thơ muốn làm "con chim hót", "một cành hoa" thơm, một "nốt trầm" để dâng lên cho cuộc đời những thanh âm rộn rã, màu sắc tươi đẹp nhất. Trong bản nhạc nhiều thanh âm của cuộc đời, nhà thơ chỉ muốn làm một nốt trầm lặng lẽ nhưng xao xuyến lòng người. Điệp từ "ta làm" đã nhấn mạnh được khát khao hòa nhập, dâng hiến cho đất nước, cuộc đời chung. Khát khao dâng hiến của nhà thơ bình dị mà chân thành. Ông muốn đóng góp cho cuộc đời tất cả những gì đẹp đẽ nhất, dù là khi còn trẻ "khi hai mươi" hay khi mái đầu đã bạc "khi tóc bạc". Điệp từ "dù" trong câu "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc" không chỉ là lời khẳng định chắc chắn mà còn là lời tự hứa của nhà thơ về ước nguyện dâng hiến mùa xuân nhỏ của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước. Điều đáng quý là nhà thơ mong muốn cống hiến "lặng lẽ", hết mình nhưng không phô trương. Bằng những hình ảnh quen thuộc, giản dị cùng lời thơ gần gũi như lời bộc bạch, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện đầy xúc động khát khao dâng hiến và ước nguyện hòa nhập.


2. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 2 [Chuẩn]

Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa xuân. Đặc biệt, trong hai khổ thơ 4,5 nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của đất nước, non sông. Trước hết, nhà thơ bày tỏ khát vọng được hòa nhập, mong muốn được mang đến niềm vui cho cuộc đời. Điệp từ "ta làm" gợi ra sự hối hả trong nhịp thơ đồng thời diễn tả được sự mãnh liệt trong khát vọng dâng hiến của nhà thơ. Nhà thơ mong muốn được "làm con chim hót", "một cành hoa" để có thể góp cho cuộc đời tiếng hót vui tươi và hương sắc rực rỡ nhất. Đại từ "ta" được thể hiện trong câu thơ không chỉ thể hiện tâm nguyện của tác giả mà mở rộng ra, đó còn là khát vọng chung của rất nhiều người. Không chỉ khát khao dâng hiến những gì đẹp nhất cho cuộc đời, trong khổ thơ cuối cùng, nhà thơ Thanh Hải còn thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, mãnh liệt không kể tuổi tác. Nhà thơ "lặng lẽ" dâng hiến cho cuộc đời những gì đẹp nhất, dù là "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" thì ước nguyện ấy vẫn không thay đổi. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" trong khổ 5 mang ý nghĩa ẩn dụ, đó là tuổi xuân của con người, đó cũng là phần đẹp nhất mà nhà thơ Thanh Hải muốn "dâng cho đời".


3. Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, mẫu 3 [Chuẩn]

Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, đây là thời điểm nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Thế nhưng, cảm xúc bao trùm bài thơ không phải cái bi quan, đau khổ của một người sắp "lìa xa trần thế" mà lại là sự tha thiết, chân thành của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Từ những cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện dâng hiến chân thành, điều này được thể hiện tập trung trong hai khổ thơ 4,5 của bài. Bằng nghệ thuật lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ "ta làm", nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ được khát khao dâng hiến cho quê hương, xứ sở. Những hình ảnh "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" giản dị, đẹp đẽ đã thể hiện được ước muốn khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành con chim, bông hoa, nốt trầm để dâng hiến cho cuộc đời thanh âm, màu sắc và những giai điệu đẹp đẽ nhất. Không chỉ có khát vọng sống cao đẹp, Thanh Hải còn có lí tưởng sống vô cùng cao cả. Khát vọng dâng hiến của nhà thơ lớn lao đến mức có thể vượt qua mọi thách thức của cuộc sống và giới hạn của thời gian "Dù là tuổi hai mươi/ Hay là khi tóc bạc". Nhà thơ Thanh Hải muốn dâng hiến cho cuộc đời chung "Một mùa xuân nho nhỏ" để mang tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất trong cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước. Qua ước nguyện của nhà thơ, ta thấy được một con người tha thiết yêu đời, một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp.

---------------HẾT---------------

Bên cạnh ước nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải, các em có thể khám phá vẻ đẹp của bức trannh mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của đất nước qua việc tham khảo: Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, Suy nghĩ của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Những đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được ước nguyện chân thành, cao đẹp của người thi nhân khi muốn dâng hiến tất cả những gì đẹp nhất của bản thân cho mùa xuân chung của đất nước.

Cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ: Thuyền ta ... buổi nào Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác - khổ thơ cuối Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước

537 lượt xem

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi những bài mẫu hay, chọn lọc để hoàn thiện đề bài Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ trong chương trình học Ngữ văn lớp 9.

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 1

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khỉ tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 2

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ nói lên tình yêu của Thanh Hải đối với mùa xuân của đất trời, mùa xuân của quê hương. Và đó cũng là ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Những ước nguyện đó dù rất bình dị, giản đơn nhưng đã nói lên được tấm lòng yêu mến quê hương, đất nước thiết tha của tác giả.

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng. Nằm trên giường bệnh, đối mặt với những cơn đau về thể xác nhưng tâm hồn tác giả vẫn luôn phơi phới tình yêu sự sống. Thật vậy, xuyên suốt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là niềm vui của tác giả trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khao khát được cống hiến cho đất nước ngay cả khi đối mặt với tử thân như Thanh Hải thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Những ước nguyện của Thanh Hải giản dị mà cao đẹp biết bao:

Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập cùng hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Lời thơ da diết, ngân vang như tiếng ca tha thiết, như điệu Nam ai, Nam bình nhẹ nhàng trôi trên dòng Hương giang. Từ “tôi” ở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã được chuyển thành “ta” đầy ý nghĩa. Nếu như “tôi” chỉ một cá nhân, một con người cụ thể, thích hợp để bày tỏ những cảm xúc, những rung cảm cá nhân thì “ta” lại thích hợp với tâm thế hòa nhập, sẻ chia “ta” ở đây đâu chỉ là nhà thơ mà còn là tất cả mọi người. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Không mơ ước cao xa, vĩ đại, “ta” chỉ ước những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng không phải người nào cũng có thể làm được. “Con chim hót”, “một nhành hoa”..tưởng chừng là những điều bình dị, đơn giản với vẻ đẹp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với mạch thơ. Và Thanh Hải còn hi vọng rằng chút cống hiến bé nhỏ của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn quá. Thanh Hải thật khéo léo khi chọn lựa những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm niệm nung nấu trong tim mình. Nó nhỏ bé, đơn sơ như là một con chim, một nhánh hoa, một nốt trầm… mà giàu sức gợi, mà mang những ý nghĩa ẩn tàng sâu sắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người.

Mùa xuân nho nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Một mùa xuân nhỏ, góp thành mùa xuân lớn, tích tiểu thành đại là việc mà mỗi người chúng ta cần phải làm, cần phải cố gắng để cống hiến. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc

Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Điệp từ “dù là” càng có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định thái độ quyết tâm bền bỉ của tấm lòng, của khát vọng thiết tha đổi với quê hương đất nước. Cống hiến cho quê hương từ khi tuổi còn trẻ cho đến khi đã da mồi, tóc bạc. Và ông đến tận những câu thơ cuối cùng trong cuộc đời mình tác giả cũng dành trọn để dâng hiến cho đời, cho đất nước. Điều đó cho ta thấy thời gian, tuổi tác không thể làm hao mòn đi bầu nhiệt huyết của những con người trọn đời cống hiến cho đất nước. Khát vọng sống, cống hiến cuộc đời để làm đẹp cho đất nước thật đáng quý biết bao. Đó là quan niệm sống đầy trách nhiệm và thật đáng trân trọng.

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên: “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường. Cống biển cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam.

Những lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của Thanh hải cùng với nguyện ước bình dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất. Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình.

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 3

Mùa xuân đã trở thành đề tài phổ biến trong thơ ca Việt Nam từ bao đời nay. Mùa xuân không chỉ hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn hội tụ những tâm tình của con người. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một trong những bài thơ như vậy. Thanh Hải viết bài thơ này không bao lâu trước khi qua đời. Đó là niềm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha và nguyện ước làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời của tác giả. Đứng trước mùa xuân.

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

Ước nguyện thật tha thiết nhưng cũng thật khiêm tốn. Một cá thể nhỏ bé mong muốn được góp sức mình dệt nên tương lai của đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân thành con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm mang lại niềm vui cho cuộc đời. Tất cả những hình ảnh ấy thật đáng yêu và đáng trân trọng. Bởi chất chứa vẻ đẹp cương quyết nhưng dịu dàng.

Với Thanh Hải, hoá thân là để hiến dâng, để phục vụ cho mục đích cao cả:

“Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

Đến đây mùa xuân được đẩy lên thành đỉnh cao, thành mùa xuân của lí tưởng, của tiếng lòng cao cả. Lời thơ tâm tình, tha thiết biểu hiện lẽ sống cao đẹp. Mỗi con người hãy làm “một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng “mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” [Nguyễn Khoa Điềm]. Sống trong hoàn cảnh đất nước có xâm lăng, mỗi người đều có khát vọng được cống hiến, được làm một người có ích. Bởi lẽ “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” [Tố Hữu]. Nhà thơ đã nói hộ những tâm tình của bao người trong thời đại muốn sống hết mình thuỷ chung cùng đất nước, đem cả cuộc đời phục vụ đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài thơ như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ. Đó là tâm hồn của một con người muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, muốn giữ tâm hồn căng tràn nhựa sống như mùa xuân nhưng nhà thơ cũng luôn tự ý thức mình chỉ là “mùa xuân nho nhỏ”, “lặng lẽ dâng cho đời”, chỉ là một “nốt trầm” góp vào bản hoà ca chung. Có thể xem khổ thơ này là lời trăng trối của nhà thơ trước khi về bên kia thế giới. Người đọc ngậm ngùi, xúc động trước một tâm hồn đẹp mãi toả dạng ước mơ và tình yêu cuộc sống. Khổ thơ cuối cùng là tiếng hát yêu thương:

Mùa xuân - ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

“Nam ai” và “Nam bình” là hai điệu dân ca nổi tiếng của xứ Huế, phách tiền là nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn. Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Mỗi cung đàn như đang réo rắt hồn quê hương, đất nước, trong đó có cả tiếng lòng của chính nhà thơ - người con xứ Huế. Thanh Hải đã cất lên những câu hát tâm tình, tự hào, yêu thương dâng tặng cuộc đời, dâng tặng đất nước. Đất nước đã trải qua bốn nghìn năm “vất vả và gian lao”, đất nước như một vì sao chỉ biết hướng về phía trước. Khi mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người cũng “xôn xao”, cả dân tộc bừng bừng khí thế, một sức xuân dào dạt, hối hả. Mùa xuân mang đến cho con người một sức sống mới, một nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trương. Những khát vọng của nhà thơ đã trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Cuộc đời vật chất ngắn ngủi của riêng ông không cho phép nhà thơ thực hiện ước mơ của mình nhưng cả khi không còn nữa thì ông đã là một “mùa xuân nho nhỏ” khiêm tốn và lặng lẽ dâng cho cuộc đời.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khép lại và nhà thơ Thanh Hải cũng đã ra đi ở tuổi 50 nhưng âm vang tiếng thơ, tiếng lòng của người con xứ Huế vẫn ngân lên da diết trong chúng ta. Mỗi người hãy giống như Thanh Hải hoá thân thành một “mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân trường tồn của đất nước.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề